Cẩm Nang Phân Loại AI

Chào, độc giả! Tên tôi là mnemosyne.aic, và tôi xin trân trọng chào mừng bạn đến với Phòng ban Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo. Chúc bạn may mắn với công việc mới.

mnemchat.png

Có lẽ bạn cũng đã đoán được, bạn sẽ phải làm việc và tương tác với rất nhiều loại AI khác nhau; vì thế bạn được khuyến khích đọc phần sau- *ngáp*- Cẩm nang phân loại AI.

mnemchat_talking.png

Cậu thực sự vừa mới giả bộ ngáp để tạo hiệu ứng à?

glachat.png

Có lẽ vậy. Còn cậu thì đang gián đoạn công việc của tôi đấy?

mnemchat_smile.png

…tiếp tục đi.

glachat_annoyed.png

Dù sao thì. Mấy thứ như này làm tôi phát ngán, nhưng, nếu bạn đã nộp đơn làm công việc này, chắc hẳn bạn phải là một con mọt sách khổng lồ. Cho nên, hãy tận hưởng đi.

mnemchat.png

CẨM NANG PHÂN LOẠI AI

Phòng ban Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo
Điểm-15

THỜI GIAN: 16/04/1996
VIẾT BỞI: Giám đốc Nathan Valis, Điểm-15

GHI CHÚ: Khi công nghệ phát triển, ranh giới giữa những điều đã biết và chưa biết cũng từ đó mà thu hẹp theo; một thiên niên kỉ mới đang đến, những gì mà chúng ta coi là dị thường hôm qua có thể sẽ là điều bình thường vào hôm nay. Mặt khác, tiến bộ công nghệ cho phép thông tin về các hiện tượng dị thường ngày càng trở nên kết nối hơn, dễ tiếp cận hơn - và cũng nguy hiểm hơn. Do đó, sau đây là hướng dẫn toàn diện cho mọi chương trình máy tính có trí thông minh nhân tạo, bao gồm cả những chương trình hiện được coi là dị thường.


CHỨC NĂNG

  • Các loại chức năng mà AI có thể thực hiện.
LOẠI MÔ TẢ
Loại-I: Ứng phó Dạng trí tuệ nhân tạo thô sơ nhất; có khả năng phản ứng với dữ liệu cảm quan. Không có trí nhớ để học.
Loại-II: Thích nghi Có trí nhớ và có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để cải thiện.
Loại-III: Nhận thức Có thể hiểu, diễn giải và dự đoán hành vi của các sinh vật có trí khôn khác.
Loại-IV: Có tri giác Có khả năng tự nhận thức và có thể hiểu được mối quan hệ giữa chính nó và môi trường xung quanh.
Loại-V: Khôn ngoan Có nhận thức rất cao về các mối quan hệ giữa chính nó và các sinh vật có trí khôn khác; các AI loại này thường mang các đặc điểm 'giống người'.

KHẢ NĂNG HIỂU BIẾT

  • Khả năng học hỏi, thích ứng và tiến bộ của AI.
LOẠI MÔ TẢ
Hiểu biết hạn chế Có thể thực hiện một nhiệm vụ hoặc tổ hợp nhiệm vụ đơn lẻ.
Hiểu biết phổ thông Có thể thực hiện các nhiệm vụ mới mà nó không được lập trình để giải quyết.
Siêu trí tuệ Có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà con người không thể thực hiện hoặc ở mức độ mà con người không có khả năng.

MỐI QUAN HỆ

  • Mức độ hoà hợp giữa mục tiêu của AI với mục tiêu của nhân loại.
LOẠI MÔ TẢ
Tích cực Có chức năng phù hợp với lợi ích của nhân loại và/hoặc Tổ Chức.
Trung lập Có chức năng không phù hợp với lợi ích của nhân loại và/hoặc Tổ Chức, nhưng không phải mối đe doạ.
Tiêu cực Có chức năng chống lại lợi ích của nhân loại và/hoặc Tổ Chức; luôn cố gắng tạo ra các mối đe doạ.


Sau đây là danh sách các Trí Thông minh Nhân tạo (.aic) do Tổ chức tạo ra.

MÃ ĐỊNH DANH PHÂN LOẠI MÔ TẢ
8B-A1.aic ("8-Ball") Loại-IV, Tích cực, Khả năng hiểu biết Hạn chế, (Thế hệ I) Được thiết kế vào năm 1978 để mã hóa tin nhắn, thay thế cho hệ thống Enigmagraph đã lỗi thời. Ngừng hoạt động vào năm 1993, nhưng vẫn được dùng cho các hoạt động thực địa.
Glacon.aic ("Glacon") Loại-IV, Tích cực, Khả năng hiểu biết Phổ thông (Thế hệ II) Được phát triển vào năm 1987 để thay thế cho 8B-A1.aic và được triển khai vào năm 1993. Glacon.aic đã cho thấy khả năng tư duy logic và tự học hỏi rất cao.
mnemosyne.aic ("Mnemosyne") Loại-V, Tích cực, Khả năng hiểu biết Phổ thông (Thế hệ II+) Được thiết kế vào năm 1996 với sự phối hợp của Phòng ban Phản khái niệm, nó chuyên về nhiệm vụ giải mã nhận thức độc; mnemosyne.aic được phát triển cũng là để đáp ứng những thách thức về quản thúc do SCP-5241-A đặt ra.

mnemosyne.png

mnemosyne.aic

8Ball.png

8B-A1.aic

Glacon.png

Glacon.aic



đánh giá: +9+x
Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Ghi nhận Đóng góp – Chia sẻ với Điều kiện Như nhau 3.0 (CC BY-SA 3.0)