Giáo Phái Sarkic dưới góc nhìn nhân chủng học - Nghiên Cứu 03: Hắc Thủy Trại

đánh giá: +6+x

Giáo phái Sarkic dưới góc nhìn nhân chủng học

Ts. Isabelle Beaumont, Bộ phận Nhân chủng học

Forward:
Những hiểu biết của chúng tôi về Giáo phái Sarkic đã thay đổi một cách đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ gần đây. Thông tin này đã tiết lộ một mô hình đa dạng và thay đổi khác xa so với giả thuyết đầu tiên về tín ngưỡng nguyên bản. Giờ đây, chúng tôi có thể vẽ một bức tranh rộng hơn, chi tiết hơn về tôn giáo Nälkä, các giáo phái và truyền thống văn hóa khác nhau của nó.

Các giáo phái hiện đại là sản phẩm của những cách giải thích khác nhau, nhiều giáo phái chỉ mang vẻ bề ngoài giống với giáo phái tiền nhân cổ đại của họ. Bất ngờ nhất, đặc biệt là trong số các học giả đầu tiên của Giáo phái Sarkic như tôi, là những mục đích khá hòa bình của những người sáng lập ra nó. Người ta thường nói, con đường dẫn đến địa ngục được mở ra với những mục đích tốt đẹp - một câu cách ngôn mà Tổ chức phải luôn ghi nhớ, vì dù cho cách biệt giữa chúng ta là hàng niên đại, chúng ta vẫn nhìn vào chính vực thẳm đó.

Và như những người Adytite cổ đại, chúng ta thấy nó toàn quái vật.

Tiến sĩ Beaumont, một nhân sự tương đối mới của Tổ chức trong tổ nghiên cứu về những bí ẩn của Giáo phái Sarkic và đức tin Nälkä, đã cung cấp những tư liệu vô giá về hai giáo phái Sarkic mới. Cô thực hiện nghiên cứu trong lòng các cư dân ở lưu vực phía nam Louisiana và đã mang lại những kết quả thú vị về cả phái Thuần-Sarkic, Nhà thờ Đức mẹ Vĩnh cửu, cũng như giáo phái Tân-Sarkic, Hắc Thủy Trại. Văn bản này là báo cáo đầu tiên của cô ấy.

- Ts. Judith Low, Cố vấn cao cấp tại Khoa Lịch sử - Phân tích Mối đe dọa của Thế lực đáng lưu tâm do tôn giáo.

Nghiên cứu 03: Hắc Thủy Trại

Eyô âng'ayô a ne viô - Eyô, Đức Chúa, Tự nhân bản cơ thể mình như nấm.

Tổng Quan:

darkwater.jpg

Gia Huy của Hắc Thủy Trại.

Hắc Thủy Trại là biệt danh được gắn cho liên minh lâu đời dựa vào hôn nhân giữa hai gia tộc Sabatier và Duvernay. Có nguồn gốc từ tộc người Akan ở Ghana ngày nay, hai tộc trưởng được cho là đã di cư1 đến Hoa Kỳ trong thời kỳ buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương vào cuối thế kỷ 16.

Nhóm người này khác với hầu hết các giáo phái Tân-Sarkic khác ở chỗ, các nghi lễ tôn giáo chủ yếu là Nälkän của họ đại diện cho sự kết hợp giữa Nälkä với các nghi lễ tôn giáo Tây Phi khác. Tuy có cốt lõi tương tự với các tín ngưỡng gần đây như Voodoo và Santeria, sự kết hợp này dường như đã xảy ra trước khi các gia tộc ở Hắc Thủy trại di cư đến khu vực này.

Lịch sử:
Các gia tộc ban đầu của Trại lần đầu tiên hòa nhập với các dân tộc Akan trong thời kỳ Di Cư Sarkic giữa 1200-1000 TCN. Họ có sự phối hợp của nhóm đơn bội N (M231), một nhóm đơn bội DNA nhiễm sắc thể Y điển hình của Bắc Âu Á và nhóm đơn bội L2a (mtDNA), đặc trưng của người Tây Phi.2 Phần lớn kiến thức của họ về khoảng thời gian này được truyền miệng qua các đời gia chủ, và hầu hết hiểu biết về lịch sử Adytite của họ đã bị mất cùng với các câu chuyện về di sản Akan của họ.

Các vị tổ tiên của Trại đã đến lục địa Bắc Mỹ vào khoảng giữa năm 1675 và 1695. Các câu truyện truyền miệng đã xác định khoảng thời gian này, nhưng chỉ thông qua so sánh với các câu chuyện dân gian tương tự tồn tại trong các nhóm văn hóa khác tồn tại cùng thời điểm đó. Những câu chuyện cổ xưa nhất trong Trại kể về bạo lực và chết chóc trên quy mô lớn cũng được chứng minh thông qua hồ sơ về các cuộc nổi dậy của nô lệ khác nhau và các hành động quân sự đáp trả để dập tắt chúng. Từ những câu chuyện này, chúng ta có thể chắc chắn rằng nhóm ban đầu định cư trên đảo St. John thuộc vùng Caribe ở thuộc địa West Indie của Đan Mạch, dưới sự lãnh đạo của một cá nhân chỉ được gọi là Naman da ke Tsatsa.3

Thời gian họ sống ở vùng West Indie đặc biệt bạo lực. Theo những câu chuyện tương tự, cũng như những câu chuyện khác được thu thập từ các nhóm văn hóa khác, trại chủ yếu gồm những Naman da ke Tsatsa và cái chúng tôi cho rằng là bầy Halkost của họ. Họ đã tham gia vào nhiều cuộc nổi dậy và phản kháng của nô lệ, mặc dù điều đặc biệt cần lưu ý là mục tiêu của Pháp Quan4 đầu tiên này là tàn sát những người chủ nô lệ da trắng chứ không phải là sự giải phóng của cộng đồng nô lệ địa phương. Có rất nhiều báo cáo trong cả truyền thuyết của Trại và những người khác nói rằng Naman thường thao túng người dân địa phương để chiến đấu các địa chủ da trắng, và sẽ bỏ mặc những sự trả thù dành cho cộng đồng nô lệ.

Những hành động bạo lực và đẫm máu này đạt đỉnh điểm vào khởi nghĩa nô lệ năm 1733. Lãnh đạo bởi lãnh tụ người Akwamu, King June, quản đốc một điền trang Đan Mạch, Naman và một số thủ lĩnh khác đã giành quyền kiểm soát phần lớn đảo St. John và tiến hành giết hại dã man người da trắng. Câu chuyện đề cập rằng điều này không đủ để làm thỏa mãn cơn khát máu của Naman's, và gã Pháp Quan tiếp tục tấn công những người nô lệ, giết và hãm hiếp một phần ba dân số trước khi nó bị ngăn chặn bởi King June và một số người khác. Không rõ chuyện gì xảy ra sau đó, nhưng cuộc khởi nghĩa nô lệ cuối cùng đã bị dập tắt bởi vài trăm lính Pháp và Thụy Sĩ được gửi từ Martinique vào tháng 4 năm 1734.

Sau cuộc nổi dậy này, Trại được chuyển về đất liền và định cư gần thành phố New Orleans mới thành lập, nơi nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Không có nhiều câu chuyện kể từ khoảng thời gian này, và không rõ Naman da ke Tsatsa có phục hồi hoàn toàn sau khi bị lật đổ ở St. John.

Scarification_in_Africa_in_the_early_1940s.jpg

Pháp Quan Enitan Sabatier.

Điều rõ ràng là vào một thời điểm nào đó vào cuối những năm 1700, có sự gián đoạn đáng kể trong hệ thống phân cấp của gia tộc, dẫn đến cấu trúc hiện nay. Enitan Sabatier, người đứng đầu chính thức của gia đình Sabatier, là tiếng nói của Trại, và đã đảm nhận vai trò của Pháp Quan cho giáo phái này.

Sự thay đổi lãnh đạo này không được các thành viên của Trại thảo luận nhiều, nhưng nó đã dẫn đến sự lệch lạc đáng kể so với mục đích ban đầu của họ. Nói chung, sự phân biệt giữa các nhân tố của một giáo phái "Tân-Sarkic" với một giáo phái "Thuần-Sarkic" không hoàn toàn áp dụng ở đây. Rõ ràng là các lãnh tụ gốc của Trại thích cách tiếp cận trực tiếp với sự Thần Thánh Hóa của các phái Tân-Sarkic, nhưng Pháp Quan hiện tại có vẻ thích hoạt động một cách bí mật hơn. Như hiện tại, Hắc Thủy Trại thể hiện những đặc điểm chung cho cả hai phân loại của các giáo phái Sarkic, mặc dù lịch sử quá khứ của họ đã khiến Cơ Quan và Bộ Chỉ Huy Tối Cao hài lòng với phân loại hiện tại.

Văn hóa, Truyền thống và Những quan niệm sai lầm:

Tất cả cá nhân của Trại đều là tín đồ của một tôn giáo mà họ gọi là Äkum'nälkä, hoặc Nälkä. Trong khi phần lớn các tập quán tôn giáo được tổ chức chặt chẽ của họ có sự tương đồng đáng kể với Chính Giáo Nälkä, nhiều tên của các vị thần tôn kính của họ đã được thay đổi hoặc hợp nhất với các vị thần của tín ngưỡng Akom5 truyền thống.

5281857065_ae18221a66_b.jpg

Một bức tượng mô tả (nữ) thần Nyambe.

Các vị thần chính bao gồm:

  • Nyamien - Vị thần thủy tổ của họ, Sáng Thế Thần. Thường được mô tả như một thực thể vô định hình, có nhiều mắt và miệng.6
  • ŋorok'si na Hargitsaa - Hư Vô Thất Đại Đồ Tể, Suối Nguồn Sức Mạnh. Daya, Biyu, Uku, Hudu, Biyar, Shida, and Bakwai.7
  • Nyambe hoặc Nyame - Con Người Đầu Tiên, Vệ Thần của sự Sáng Tạo, Người tạo hình nhân loại. Thường được miêu tả là một người thon dài với cả hai thuộc tính của nam và nữ. Một số miêu tả còn bao gồm đuôi cá ở vị trí của bàn chân/chân.8
  • Wasire - Tử Thần, Quan Tòa của m Giới. Thường được miêu tả là một người đàn ông lực lưỡng, có sừng, cầm một cây gậy chăn cừu và đội vương miện9
  • Asaase Yaa - Thê Tử của Wasire, Nữ Tử Thần, Lưỡi Dao Phán Xử. Thường được mô tả là một nữ nhân mặc áo choàng kín đáo và mang một con dao đã tuốt vỏ10

Dân số Hắc Thủy Trại hiện nay xấp xỉ có 49 cá thể. 22 tộc nhân Sabatier đứng đầu bởi Enitan Sabatier, 18 tộc nhân Duvernay đứng đầu bởi Enu Duvernay, 9 cá thể cấp thấp hơn gia nhập trại Trại trong những năm qua. Trong khi Enitan và Enu cư xử một cặp vợ chồng bình thường, con cái của họ vẫn là thành viên độc lập của hai gia đình riêng biệt. Mặc dù tất cả những đứa trẻ của Sabatier và Duvernay đều tuyên bố là con ruột của Enitan và Enu, nhưng chúng mang gen di truyền của người này hoặc người kia chứ không phải cả hai. Làm thế nào điều này xảy ra hiện vẫn chưa được xác định.

Toàn bộ dân số của Trại hiện đang sống trong một khu dân cư gồm hai căn nhà lớn kiểu Creole và ba căn nhà phụ nhỏ hơn. Tất cả năm cấu trúc được bao bọc trong một bức tường cao 8ft (2.4384m) bao quanh một khu vực 0,032 km2 trong giới hạn của không gian bỏ túi được gọi là LoI-504 ("La Rue Macabre"). Mặc dù không rõ khi nào khu Trại được chuyển đến La Rue Macabre, nhưng họ đã là cư dân lâu dài của cả La Rue Macabre và khu vực xung quanh New Orleans, LA. Họ có địa vị đáng tôn trọng ở La Rue Macabre thường tương tác lịch sự với cư dân nơi này vào Ngày Chợ Phiên. Đặc biệt lưu ý là học mối quan hệ hòa bình của họ với Hội Mekhanics, một phân nhánh của Cơ phái Chính thống cũng có trụ sở ở La Rue Macabre.

Nhìn chung, các thành viên của Trại đều theo tín ngưỡng Nälkä riêng của họ trong sự hòa bình và tách biệt nhờ quyền công dân của ở La Rue Macabre. Ở khía cạnh này, họ gần giống với các giáo phái Thuần-Sarkic khác, mặc dù sự tuân thủ tôn giáo cụ thể của họ gần gũi hơn với Tân-Sarkic giáo. Mặc dù tin vào sự Thần Thánh Hóa cá nhân được vạch ra bới Đại Pháp Quan Ion, phiên bản Ma Đạo Thư Valkzaron11 của họ bao gồm những chỉ dẫn để tiến xa hơn trong con đường Thần Thánh Hóa và cuối cùng là thay thế Nyam[b]e làm Vệ Thần Sáng Tạo.

Theo bản Valkzaron của họ, Nyam[b]e bị hạ bệ trong một vụ hỏa hoạn lớn12, bởi Nyamien vì hoặc không hoàn thành sứ mạng được giao bởi Sáng Thế Thấn. Cư dân Trại cũng cho ràng Naman da ke Tsatsa cũng bị hạ bệ bởi Nyamien, nhưng là vì lý do khác.

The Trại có vài ngày lễ quan trọng trong năm, tất cả đều tập trung vào chu trình thanh lọc và làm sạch. Ngày lễ Äkum'nälkä chính là lễ Akwasidae, một nghi lễ được cử hành trong suốt bốn mươi ngày mà đỉnh điểm là một nghi thức thanh tẩy được gọi là Odwira. Không biết có phải trùng hợp không, mùa lễ này trùng khớp trực tiếp lễ Mardi Gras. Nghi thức này có ý nghĩa quan trọng đối với khu Trại, và có cả yếu tố công khai và riêng tư.

25118204166_3b8bc96c04_b.jpg

Một tộc nhân Sabatier tham gia vào lễ khai mạc Nsämanf'tsatsa15.

Các phần công khai của nghi lễ chủ yếu xoay quanh việc thăm viếng tổ tiên của họ theo nghĩa đen. Mỗi Đêm thứ mười trong lễ hội, một trong những thành viên cấp thấp hơn của Trại sẽ trải qua nghi lễ tẩy rửa và sẽ được xức dầu để làm vật chứa cho một trong những tổ tiên của Trại.

Phần này của nghi lễ bao gồm 10 ngày tự hành xác và sinh hoạt không điều độ, bao gồm nhiều giờ lao động chân tay mỗi ngày, nhiều nghi lễ hành xác, và cử hành suốt đêm. Vào cuối thời gian mười ngày, người chủ tế gần như chết vì kiệt sức và mất máu. Sau đó, vị chủ tế được đưa vào khu vực lớn hơn trong hai công trình kiến trúc nhà ở16, nơi họ sẽ gặp Pháp QuanVolutaar một cách riêng tư.

Nếu người chủ tế không được chấp nhận vào cuối giai đoạn này, họ sẽ bị đánh dấu bằng một loạt vết sẹo nghi lễ và họ sẽ không được phép thử lại trong một khoảng thời gian không xác định và sẽ không còn tham gia vào phần còn lại của lễ hội. Nếu chủ tế là một vật chứa chấp nhận được, cá nhan đó sẽ trở thành vật chủ cho một trong những tổ tiên của khu Trại, và sẽ bị “nhập hồn” trong vài ngày tới. Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ăn mừng và sinh hoạt không điều độ hơn nữa hơn, cuối cùng dẫn đến việc "vật chủ" vào trong ngôi nhà lớn với Pháp Quan, và không bao giờ quay lại.

Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License