Danh sách Thuật ngữ


đánh giá: +14+x

Hướng dẫn này là một trang tài liệu tham khảo với sự đóng góp từ các thành viên của Wiki, với mục đích định nghĩa và thống nhất cách dịch các thuật ngữ tại Wiki hoặc trong cộng đồng. Trang này được tạo để hướng đến việc tổng hợp mọi thuật ngữ cần thiết, và mọi thành viên Wiki đều có thể đóng góp; dù vậy, một thuật ngữ không nhất thiết phải được thêm vào trang này nếu nó đã quá lỗi thời, không phổ biến trong cộng đồng tại Việt Nam hoặc chưa xuất hiện nhiều lần trên Wiki SCP-VN.

Bạn không cần phải ghi nguồn thông tin khi đóng góp, tuy nhiên việc chèn thêm link dẫn tới các bài liên quan hoặc chứa thông tin chi tiết hơn sẽ rất có ích đối với những độc giả muốn tìm hiểu sâu thêm. Có một điều cần lưu ý là những định nghĩa tại đây có thể không được áp dụng y nguyên trong một số bài viết cụ thể; điều này xuất phát từ việc Wiki không có “canon” thống nhất, và các tác giả có thể tiếp cận và suy đoán thông tin theo các hướng khác nhau.

Những thuật ngữ đã được định nghĩa tại các trang khác (Phân loại Vật thể, nhân vật, các địa điểm nhất định, các Thế lực Đáng lưu tâm) sẽ không được liệt kê tại đây để tránh trùng lặp và dài dòng. Nếu bạn phân vân về việc một thuật ngữ có nên được đưa vào danh sách này hay không, hoặc muốn một định nghĩa nào đó được làm rõ hay chỉnh sửa, hãy bình luận tại trang này để mọi người cùng bàn bạc. Chúng mình khuyến khích bạn phản hồi ý kiến của những thành viên khác, nếu bạn muốn đưa ra thêm thông tin.

Thuật ngữ trong vũ trụ SCP

Các thuật ngữ thường dùng trong các bài viết SCP, ngoại truyện và Tài liệu TLĐLT.

Hình thức bài viết

Liệt kê theo trình tự xuất hiện thường gặp trong một bài viết SCP.

  • Mã Vật thể (Item #) — Mã số định danh cho SCP. Cần lưu ý rằng tên chính thức của một SCP luôn là "SCP-####" (và “SCP-###-VN với SCP của chi nhánh Việt Nam) chứ không chỉ gọi bằng số của nó ("SCP-173", không phải "173"), mặc dù cách gọi bằng số thường được dùng trong các trường hợp thân mật.
  • Phân loại (Object Class) — Hệ thống phân loại dựa theo độ khó quản thúc của thực thể hoặc vật thể. Tham khảo hướng dẫn Phân Loại Vật Thể để biết thêm thông tin và định nghĩa các phân loại thường dùng (Safe, Euclid, Keter), cũng như các phân loại hiếm gặp hơn (bao gồm Thaumiel, Neutralized và Apollyon). Các phân loại huyền bí có thể thay thế các phân loại trên, và các phân loại bổ sung có thể được sử dụng (ví dụ như Cấp độ Hiểm họa, hay Hướng dẫn sử dụng Hệ thống Phân loại Dị thể (ACS) dùng “Phân loại Quản thúc” thay cho “Phân loại" thường thấy).
  • Quy trình Quản thúc Đặc biệt (Special Containment Procedures, SCP) — Những hướng dẫn bắt buộc nhân sự tuân thủ nhằm quản thúc thực thể hay vật thể. Thường được gọi tắt là “Quy trình quản thúc".
  • Mô tả (Description) — Phần giải thích ngắn gọn và xúc tích những gì thực thể hoặc vật thể có thể làm được trong tài liệu SCP cũng như lý do quản thúc chúng. Mô tả có thể đi kèm các phụ lục bổ sung, nhưng chỉ cần đọc Mô tả là có thể nắm rõ các khái niệm cơ bản về dị thể.
  • Phụ lục (Addendum) — Một phân đoạn trong tài liệu SCP nhằm mục đích giải thích các khía cạnh cụ thể của Mô tả, cho thấy sự tiến triển của câu chuyện hoặc cung cấp thông tin bổ sung không phù hợp để ghi vào Mô tả. Phụ lục có thể được đăng kèm trang chính hoặc đăng vào các trang bổ sung, và có thể bao gồm Nhật ký Thử nghiệm, Nhật ký Khám phá, Báo cáo Sự cố hay Nhật ký Phỏng vấn.

Thuật ngữ của Tổ Chức

Các thuật ngữ khác được sử dụng trong văn bản của Tổ Chức để nói về nhân sự, cơ sở và quy trình quản thúc.

  • Quản Trị Viên (The Administrator) — Một nhân vật bí ẩn trong Tổ Chức, có thể chính là Nhà sáng lập của Tổ Chức SCP. Có thể (hoặc không) là một thành viên của Hội đồng O5, và có thể là lãnh đạo của cả Tổ Chức.
  • Đặc vụ (agent) — Một đặc vụ thực địa ngụy trang của Tổ Chức, thường được viết hoa khi là từ chỉ danh hiệu (Vd: Đặc vụ Smith). Lưu ý rằng không phải mọi nhân sự thực địa của Tổ Chức đều được xem là "đặc vụ" trong ngữ cảnh này, cũng như không phải mọi nhân sự có công việc tương tự đều mang danh hiệu "Đặc vụ". Xem thêm: đội quản thúc, đội ứng phó, Đội Đặc nhiệm Cơ độngnghiên cứu viên.
  • Vật thể Dị thường (Anomalous Item/Anomalous Object, AO) — Một vật thể có đặc tính dị thường không đủ nổi bật để cần đến Quy trình Quản thúc Đặc biệt hoặc nghiên cứu thêm.
  • dị thể (anomaly/anomalous) — Thuật ngữ của Tổ Chức dùng cho những vật thể họ quản thúc và nghiên cứu. Thường được định nghĩa là bất kỳ thứ gì không thể được giải thích bằng kiến thức khoa học hiện tại, vận hành theo cách thức trái ngược với các định luật và nguyên lý của vũ trụ. Xem thêm bất thườngdị nhân.
  • Khu/Cứ điểm (Area) — Một Cơ sở trực thuộc Tổ Chức không hề được công chúng biết đến.
  • vi phạm quản thúc (containment breach) — Thuật ngữ dùng cho khi một vật thể SCP thoát khỏi tình trạng quản thúc. Có thể ám chỉ việc trực tiếp thoát khỏi một buồng quản thúc, hoặc thông tin về nó bị lan truyền bên ngoài Tổ Chức.
  • buồng quản thúc (containment chamber) — Loại phòng dùng để quản thúc một vật thể SCP.
  • đội quản thúc (containment team) — Nhân sự thực địa chuyên thu hồi vật thể hoặc thực thể dị thường. Thành viên của đội có thể là đặc vụ thực địa, nhưng cũng thường mang danh hiệu khác, như là "Chuyên viên Quản thúc". Xem thêm đặc vụ, đội phản ứng.
  • [DỮ LIỆU BỊ XÓA] ([DATA EXPUNGED]) – Một trong hai cách che giấu thông tin được sử dụng tại Wiki. Mặc dù nó có thể được thay thế bằng [BỊ TÁC ĐỘNG] ([REDACTED]), việc nói rõ thông tin đã bị “xóa” chỉ ra rằng thông tin này đã bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi cơ sở dữ liệu, thường là do có bản chất gây hại, vd. nếu nó là một lan truyền nhận thức độc.
  • Nhân sự Cấp D (D Class) – những nhân viên của Tổ Chức được coi là có thể bị tiêu hao nếu cần thiết cho việc thí nghiệm và quản thúc. Xem thêm hướng dẫn về Cấp độ Quyền hạn An ninh để biết thêm, và cũng có thể xem thêm cả Quy định của Ủy ban Đạo đức.
  • phòng ban — Cơ quan thuộc Tổ Chức với nhiệm vụ chuyên sâu về một công việc, chuyên ngành, hay lĩnh vực nào đó.
  • giám đốc (director) — Người đứng đầu Cơ sở hay Phòng ban trực thuộc Tổ Chức. Thường được viết hoa chữ đầu khi dùng như danh hiệu (ví dụ Giám đốc Jones).
  • Phân loại Quy mô (Disruption Class) — Là một kiểu phân loại trong Hệ thống Phân loại Dị thể, Phân loại Quy mô phản ánh khả năng dị thể làm biến đổi hiện trạng hoặc đe dọa đến Bức Màn nếu không được quản thúc/lưu trữ. Các Phân loại Quy mô được chia thành Dark, Vlam, Keneq, Ekhi và Amida theo mức độ tăng dần.
  • Đã giải thích (Explained, EX) — Một phân loại phụ cho các SCP đã bị lật tẩy là một trò lừa đảo, có thể giải thích bằng kiến thức khoa học thông thường hoặc lan truyền rộng đến mức không còn có thể quản thúc được nữa.
  • Sự kiện Bất thường (Extranormal Events, EE) — Các hiện tượng dị thường xảy ra và kết thúc trong khoảng thời gian quá ngắn để Tổ Chức có thể lưu giữ hoặc quản thúc chúng.
  • Cơ sở (Facility) — Thuật ngữ dùng để chỉ cả ĐiểmKhu.
  • Tổ Chức (The Foundation) — Một tổ chức bí mật quản thúc những vật thể, thực thể, và hiện tượng dị thường thông qua các Quy trình Quản thúc Đặc biệt. Thường được gọi là "Tổ Chức", hiếm khi được gọi là "Tổ Chức SCP" trong các tác phẩm.
  • Free Port (FP) — Một loại Nexus rộng lớn và thường được ghi nhận chính thức. Do những khu vực dị thường này nằm hoàn toàn phía sau Bức Màn, việc che giấu dị thể khỏi người dân nơi đây là không cần thiết, bởi họ vốn đã nhận thức rõ sự tồn tại của chúng.
  • công ty bình phong (fronts) — Các cơ quan làm vỏ bọc cho các hoạt động của Tổ Chức, cho phép đặc vụ hoạt động công khai. Một số công ty bình phong có tên viết tắt là "SCP", ví dụ như Nhà hàng Pizza Vỏ Cay (Spicy Crust Pizzeria) hay Công ty nhựa S&C (S&C Plastics) - xem Đề xuất Mặt Tiền để biết thêm thông tin chi tiết.
  • Thế lực Đáng lưu tâm (TLĐLT) (Groups of Interest, GoI) — Một Thế lực Đáng lưu tâm là một cơ quan khác ngoài Tổ Chức biết về những thứ dị thường.
  • Giám sát viên HMCL (HMCL Supervisor) — Chịu trách nhiệm công tác quản thúc một hay nhiều dị thể. Tuy ý nghĩa đằng sau “HMCL” vẫn chưa được thống nhất, nhưng phần lớn tác giả coi nó là viết tắt của cụm từ “Đại diện Quản Thúc Vật liệu Nguy hại (Hazardous Materials Containment Liaison)”.
  • Viễn cảnh Cấp-K/Sự kiện Cấp-K (K-Class Scenario/K-Class Event) — Các tình huống giả định có ảnh hưởng đáng kể đến sự bình thường hoặc thực tại. Sự kiện Cấp-K nổi tiếng nhất là Sự kiện Cấp-XK, thường đề cập một thảm cảnh dẫn đến sự diệt vong của xã hội loài người, hoặc tệ hơn là toàn bộ nhân loại, nhưng các viễn cảnh khác cũng có mã định danh riêng và được sử dụng khắp các tài liệu khác.
  • Địa điểm Đáng Lưu tâm (ĐĐĐLT) (Locations of Interest, LoI) — Một Địa điểm Đáng Lưu tâm là một khu vực có dị tính, thường là nơi ở của một cộng đồng cố định và yêu cầu biện pháp đàm phán trong việc quản thúc. Xem thêm Địa điểm Chưa được giải thích, NexusFree Port.
  • Đội Đặc nhiệm Cơ động (ĐĐNCĐ) (Mobile Task Force, MTF) — Một đơn vị được huấn luyện tinh nhuệ và chuyên dụng, được Tổ Chức triển khai để xử lý các hiểm họa hoặc tình huống cụ thể. Các Đội Đặc nhiệm Cơ động được định danh bằng một chữ cái Hy Lạp cùng một con số (Vd: "ĐĐNCĐ Alpha-7", "ĐĐNCĐ Omega-15") và có thể kèm theo một biệt danh, tương tự như các đơn vị quân đội ở đời thực. Các ĐĐNCĐ là những đơn vị ưu tú của Tổ Chức, bao gồm các nhân sự dày dạn kinh nghiệm, từ các nghiên cứu viên thực địa cho đến các binh sĩ, và mỗi ĐĐNCĐ chuyên xử lý một loại viễn cảnh hoặc phân loại dị thể khác nhau. Cũng có các loại Đội Đặc nhiệm khác.
  • Nexus (Nx) — Khu vực có xảy ra hiện tượng dị thường và có một cộng đồng dân cư sinh sống lâu dài. Được định nghĩa ban đầu và liệt kê tại đây.
  • Hội đồng O5 (O5 hoặc O5 Council) — tên viết tắt cho "Hội đồng Giám sát viên, thuộc Cấp 5" hoặc "Hội đồng Giám sát viên Cấp 5". Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Tổ Chức và là cơ quan lãnh đạo Hội đồng Tối cao, là một hội đồng gồm 12 hoặc 13 cá nhân có quyền chấp thuận hoặc phủ quyết bất kỳ hành động nào của Tổ Chức nói chung. Các thành viên của Hội đồng O5 chỉ được biết đến qua số hiệu của họ (từ O5-1 đến O5-13), họ hiếm khi can thiệp vào các hoạt động thường ngày của Tổ Chức, và thường không được phép tiếp xúc trực tiếp bất kỳ vật thể SCP nào để tránh bị chúng ảnh hưởng. Lưu ý rằng tên viết tắt bao gồm chữ "o" viết hoa chứ không phải con số không.
  • Hội đồng Tối cao/Sở Chỉ huy O5 (Overwatch Command/O5 Command) — Là phòng ban quản trị có thẩm quyền cao nhất Tổ Chức, có trụ sở tại Điểm-01. Mặc dù trong nhiều trường hợp, cụm từ này được dùng để chỉ riêng Hội đồng O5, Sở Chỉ huy Tối cao là tên gọi của cơ quan trung ương tổng quát của Tổ Chức, bao gồm các nhân sự cấp cao nhất và những nhân sự thân cận nhất của các Giám sát viên (Vd: ĐĐNCĐ Alpha-1). Cơ quan này quản lý và giám sát mọi Cơ sởPhòng ban còn lại cùng với Hội đồng.
  • Cá nhân Đáng lưu tâm (CNĐLT) (Person of Interest, PoI) — Một cá nhân được Tổ Chức điều tra hoặc giám sát do có liên quan đến dị thể. Có thể sở hữu năng lực dị thường, đã tiếp xúc với một vật thể SCP, hoặc là thành viên của một Thế lực Đáng lưu tâm.
  • [BỊ TÁC ĐỘNG] ([REDACTED]) — Một trong hai cách che giấu thông tin được sử dụng tại Wiki. Một thông tin "bị tác động" có nghĩa là nó bị che giấu khỏi tài liệu vì người đọc không đủ thẩm quyền để xem thông tin ấy, nhưng một ai đó có Cấp độ Quyền hạn An ninh cao hơn hoặc trong diện nắm thông tin cần thiết sẽ được tiếp cận nó. Xem thêm [DỮ LIỆU BỊ XÓA].
    • Trong nhiều bản dịch cũ tại Wiki SCP-VN, cụm từ này được dịch là “[DỮ LIỆU BỊ GIẤU]”.
  • nhà nghiên cứu/nghiên cứu viên (researcher) — Một thuật ngữ chung dùng để chỉ những cá nhân có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển trong Tổ Chức – thường được gọi là Nghiên cứu viên, Kỹ thuật viên, Tiến sĩ hay Giáo sư, tùy thuộc vào chuyên môn và trình độ cá nhân. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu trải rộng từ khám phá cách thức hoạt động của thực thể và vật thể dị thường cho tới phát triển vật liệu và quy trình quản thúc hiệu quả. Các nhà nghiên cứu thực địa cũng thường hợp tác với các đội quản thúc nhằm xác định bản chất của các dị thể chưa trong diện quản thúc.
  • đội phản ứng (response team) — Một lực lượng vũ trang hạng nặng chuyên đối phó với các sự cố an ninh và vi phạm quản thúc. Các thành viên trong đội phản ứng cũng có nhiệm vụ hộ tống đội quản thúc trên thực địa khi phải đối phó với những dị thể/thực thể nguy hiểm có thái độ thù địch cao hoặc các mối quan ngại đến từ Thế lực Đáng lưu tâm.
  • Phân loại Hiểm hoạ (Risk Class) — Là một kiểu phân loại trong Hệ thống Phân loại Dị thể, Phân loại Hiểm hoạ phản ánh mức độ nghiêm trọng mà dị tính của dị thể tác động lên một cá nhân và khả năng họ hồi phục sau những tác động này. Các Phân loại Hiểm hoạ được chia thành Notice, Caution, Warning, Danger và Critical theo mức độ tăng dần.
  • SCiPNET — Các tên khác bao gồm SCiPNet hoặc SCiPnet. Là cơ sở dữ liệu mạng nội bộ và mạng liên Điểm của Tổ Chức, với mục đích hỗ trợ nhân sự trao đổi email, truy cập các tài liệu SCP và các tài liệu khác.
  • SCP – Là từ viết tắt của “Secure Containment Procedures” (Quy trình Quản thúc Đặc biệt), thường được dùng để chỉ "bài viết SCP", ví dụ như “hôm qua tôi đã viết 3 SCP”. Cần lưu ý rằng trong vũ trụ của Tổ Chức, các dị thể thường được gọi bằng số hiệu đầy đủ, ví dụ như “SCP-173”; những cách nói như “SCP này”, “SCP đó” chỉ là nói tắt và được sử dụng trong những ngữ cảnh không yêu cầu sự trang trọng. Các nhân sự Tổ Chức cũng có thể dùng những cách nói tắt khác như “scip” hay “skip”. “SCP” không phải là viết tắt của "Secure, Contain, Protect" (Lưu trữ, Quản thúc, Bảo vệ); tiêu ngữ của Tổ Chức thực chất được suy ngược từ chính cụm viết tắt "SCP".
  • vật thể SCP/thực thể SCP (SCP object/SCP entity) — Một dị thể đã có Quy trình Quản thức Đặc biệt cho riêng nó. Đây cũng có thể là cụm từ chỉ các Dự án Quản thúc Đặc biệt (Secure Containment Projects - SCP).
  • Cấp độ Quyền hạn An ninh (Security Clearance Level) — Chỉ rõ những loại thông tin mà nhân sự Tổ Chức được phép truy cập, bao gồm các cấp độ từ 1 (giới hạn) lên đến 5 (tối mật).
  • Điểm (Site) — Một loại Cơ sở Tổ Chức được nguỵ trang như một toà nhà thông thường (vd. một tập đoàn hay văn phòng chính phủ).
  • Ủy ban Chấp hành Toàn Giám đốc Điểm/Hội đồng Chấp hành Toàn Giám đốc Điểm (Site Director's Executive Committee of the Whole/Site Director's Executive Council of the Whole, SDECotW) — Một tập thể gồm các Giám đốc Điểm của Tổ Chức, đóng vai trò như một cơ quan quản trị thứ cấp chỉ đứng sau Hội đồng O5.
  • Giống loài Đáng lưu tâm (GLĐTL) (Species of Interest - SoI) – Các giống loài khác con người mang dị tính.
  • Cấp độ Hiểm họa (Threat Level) — Một hệ thống phân loại khả năng gây nguy hiểm của dị thể dựa trên màu sắc, các màu theo thứ tự nguy hiểm tăng dần là: Trắng, Lam, Lục, Vàng, Cam, Đỏ, Đen. Được sử dụng để bổ sung cho cách phân loại thông thường.
  • Dị thể Chưa được Phân loại (Unclassified Anomalous Entity, UAE) – Một dị thể không đáng chú ý và không yêu cầu Quy trình Quản thúc Đặc biệt, hầu như được sử dụng để chỉ các dị thể được tạo ra trong Nexus. Thông thường, chúng sẽ được định danh với một tên gọi thể hiện nguồn gốc (ví dụ: UAE-Chapman đối với Nx-18: Sloth's Pit, UAE-Fowke đối với Nx-94: Hồ Huron, v.v.)
  • Dị thể Chưa được Định danh/Dị thể Chưa được Ghi chép (Undesignated Anomaly/Unregistered Anomaly - UA/URA) — Một dị thể chưa có Quy trình Quản thúc Đặc biệt. Chúng sẽ được gán mã định danh tạm thời trước khi tài liệu SCP đầy đủ dành cho chúng được soạn thảo.
  • Địa điểm Chưa được Giải thích (Unexplained Location - UL) — Một địa điểm nơi xảy ra dị tượng nhỏ lẻ và không đáng chú ý, không yêu cầu Quy trình Quản thúc Đặc biệt. Xem thêm Địa điểm Chưa được Giải thích, Nexus, Free Port để biết về các địa điểm dị thường có người sinh sống.

Khoa học Dị thường

Các thuật ngữ được Tổ Chức và các thế lực khác sử dụng để miêu tả và phân loại các thực thể, hiện tượng dị thường.

  • xử lý chất thải dị thường (acroamatic abatement) — Quá trình biến đổi các chất thải dị thường và hoá chất huyền bí thành chất thải công nghiệp bình thường. Đọc thêm Mọi thứ bạn cần biết về Xử lý Chất thải Dị thường nhưng không dám hỏi do cái tên quá kỳ lạ để được giải thích kỹ hơn.
  • Trường Akiva/Bức xạ Akiva (Akiva Field/Akiva Radiation) — Một trường dị thường dao động theo niềm tin của con người và sự can thiệp của thánh thần, thường được đo theo đơn vị centiAkiva (cAk). Bức xạ Akiva ở mức cao cho thấy sự hiện diện của thực thể thần thánh, lòng mộ đạo sâu sắc của một đối tượng hoặc sự xuất hiện của đồ vật mang nặng ý nghĩa tôn giáo. Được đặt tên theo học giả và nhà lãnh đạo tôn giáo người Do Thái Rabbi Akiva. Tham khảo Hub Thần học Chiến lượcHướng dẫn sử dụng máy đo bức xạ Akiva để biết thêm chi tiết.
  • dị nhân/siêu nhân (anahuman/parahuman/super human) — Con người với đặc tính/năng lực dị thường.
  • Phản lan truyền nhận thức (Antimemetic) — Phản lan truyền nhận thức (còn được gọi là phản nhận thức, phản khái niệm) là những ý tưởng mà bản chất của chúng ngăn chặn mọi người lan truyền chúng. Phân khu Phản Lan truyền Nhận thức của Tổ Chức có nhiệm vụ điều tra và quản thúc những phản lan truyền nhận thức dị thường.
  • Thánh Thể Cấp Apex (Apex Tier Pluripotent Entity) — Một dị thể với sức mạnh khổng lồ, có thể là toàn năng. Là thuật ngữ khoa học để gọi các vị thần (dù không phải vị thần nào cũng toàn năng), và những thực thể này cũng có thể là thực tín thể.
  • Bức xạ Định hướng (Aspect Radiation, ARad) — Sự phát xạ EVE đủ mạnh để biến đổi thực tại, là nền móng của huyền thuật.
  • phản xung (backlash) — Những biến đổi thực tại ngẫu nhiên, là tác dụng phụ của việc sử dụng huyền thuật.
  • thực thể hề hóa (bozomorphic) — Danh pháp khoa học cho những thực thể mang hình dạng những chú hề. Xem Hub Kinh hoàng & Gánh xiếc để có danh sách tổng hợp các thực thể hề hóa.
  • quan liêu độc (bureaucratohazard) — Là một nhánh của “ngữ nghĩa độc” gây ảnh hưởng tới hệ thống quan liêu, khiến nhiều đối tượng trở nên vô tội kể cả khi phạm tội hoặc vi phạm nhiều quy định.
  • nhục khiển thuật (carnomancy/fleshcrafting) — Kỹ thuật dị thường giúp thay đổi hình dạng của cơ thể và điều khiển cơ thể bản thân hoặc đối tượng khác một cách dị thường, thường được sử dụng bởi tín đồ Sarkic.
  • Trị số Kháng độc Nhận thức (Cognitive Resistance Value, CRV) — Là thang đo sức mạnh tinh thần và khả năng kháng lại những ảnh hưởng tâm trí của các dị thể/dị tượng với đặc tính lan truyền nhận thức.
  • nhận thức độc (cognitohazard) — Thuật ngữ khoa học để chỉ những vật thể mà khi được nhận thức bằng một hoặc nhiều giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác hay vị giác sẽ gây nguy hiểm cho người cảm nhận. Chúng khác với thông tin độc ở chỗ dị tính không bộc phát nếu người tiếp xúc mới chỉ biết được thông tin về sự tồn tại của dị thể, chứ chưa hiểu nội dung của nó. Tham khảo thêm lan truyền nhận thức.
  • vận năng bất luật (ectoentropic) — Thực thể hoặc vật thể có thể tạo ra năng lượng hoặc vật chất bằng những phương thức không thể được giải thích, cũng như vi phạm Định luật 2 và 3 Nhiệt động lực học. Hai định luật trên cho rằng năng lượng (bao gồm cả vật chất) không tự sinh ra và entropy (sự hỗn loạn của một hệ) luôn tăng dần theo thời gian.
  • Năng lượng Elan-Vital (Elan-Vital Energy, EVE) — Một loại năng lượng kỳ bí phát ra từ cơ thể sinh vật sống và dị thể có trí khôn. Có thể được gọi bằng những thuật ngữ khác như Vầng khí quang, Mana, Orgone hoặc Khí. Xem bài giảng này để biết thêm chi tiết.
  • trừu tượng học (essophysics) — Ngành khoa học nghiên cứu về hiện thân vật lý của những khái niệm trừu tượng.
  • ngoại không gian/ngoại thực tại (extradimensional/extra-reality) – Tồn tại hoặc xuất phát từ một thực tại khác.
  • hấp huyết quỷ (hemovore) — Thuật ngữ để chỉ quỷ hút máu.
  • Hume — Đơn vị đo lường độ mạnh cũng như sự dày đặc của thực tại trong một khu vực. Tham khảo trang FAQ để biết thêm chi tiết. Đơn vị được đặt tên theo nhà triết học David Hume.
  • dị nguyên thông tin (infoallergenic) — một loại thông tin độc hiếm gặp, biểu hiện cả hai đặc tính lan truyền nhận thức và phản nhận thức. Xem thêm thông tin lan truyền song tính có chọn lọc.
  • thông tin độc (infohazard) — Thuật ngữ khoa học để chỉ những vật thể bộc phát dị tính khi được nhắc đến/được mô tả. Không như nhận thức độc, thông tin độc có thể được lan truyền một cách gián tiếp thông qua các cuộc hội thoại, đây cũng là lý do thông tin độc thường mang đặc tính lan truyền nhận thức. Tham khảo buổi định hướng này để biết thông tin chi tiết.
  • cử chỉ độc/dị chỉ (kinetohazard/kinetoglyphs) — tác động tâm lý và vật lý dị thường xảy ra khi một thực thể thực hiện một hoặc một số hành động, cử chỉ cụ thể.
  • Dị thể Bạo kích Cỡ lớn (Large-Scale Aggressor, LSA) — Thuật ngữ khoa học cho quái vật khổng lồ.
  • lan truyền nhận thức (memetic) — Meme là một dạng thông tin văn hóa, ý tưởng hoặc hành vi có thể lan truyền thông qua phương thức giao tiếp hoặc sao chép. Trong phạm vi của Tổ Chức, hiệu ứng lan truyền nhận thức là một phân nhóm con của nhận thức độcthông tin độc liên quan đến việc lan truyền thông tin. Ý tưởng và khái niệm với đặc tính lan truyền nhận thức dị thường có thể lan rộng hơn và hiệu quả hơn những lan truyền nhận thức thông thường, và chúng có thể gây ra dị tượng khi tiếp xúc. Những cá nhân sử dụng và tạo ra những hiệu ứng lan truyền nhận thức này có thể được gọi là lan truyền sư hoặc thuật sư mã hoá. Xem Hiểu rõ hơn về Lan truyền Nhận thứcbuổi điều hướng này để biết thêm chi tiết.
  • thay đổi hình dạng/hóa hình (metamorphic/polymorphic) — Thuật ngữ khoa học cho những thực thể có khả năng thay đổi hình dạng.
  • bắt chước (mimetic) — những dị thể có khả năng bắt chước những vật thể hoặc sinh vật khác một cách dị thường.
  • tường thuật lý — Một hệ thống khái niệm thượng siêu hình giải thích và chứng minh sự tồn tại của các mô hình xung đột trong cùng một hệ. Tường thuật lý sử dụng các khía cạnh của lý thuyết toàn ảnh, chủ nghĩa hiện thực bao toàn (modal realism) mở rộng, chủ nghĩa phi lý, tự sự học, và luận cơ học tất định nhằm cho thấy thực tại của chúng ta có khả năng chỉ là một phần trong vòng lặp vô hạn của những câu chuyện phức tạp. Xem Tường Thuật Lý và Bạn để biết thêm thông tin. Xem thêm siêu việt học.
  • tường thuật độc (narrativohazard) — Cấu trúc gồm nhiều đơn vị tường thuật riêng rẽ, độc lập (được gọi là narreme) cùng nhau phá huỷ những câu chuyện có sự xuất hiện của chúng.
  • Narreme — Đơn vị cơ bản của tường thuật/của một câu chuyện, giống như meme là đơn vị cơ bản của văn hoá.
  • khởi nguyên nhận thức (noogenesis) — Thuật ngữ chỉ sự hình thành của một thể nhận thức mới.
  • Trí quyển (noosphere) — Cõi không gian tập hợp những suy nghĩ của con người, bao gồm giấc mơ, khái niệm và ý tưởng.
  • khả năng/kỹ năng biến đổi thực tại (ontokinesis/ontokinetic) — Thuật ngữ khoa học cho bẻ cong thực tại.
  • bất thường/phi thường/khác thường(paranormal/paranatural/preternatural) — Những thuật ngữ thay thế để mô tả những thực thể, hiện tượng mà Tổ Chức phân loại là dị thường. Những hiện tượng dị thường còn có thể được gọi là hiện tượng huyền bí, siêu nhiên hoặc kỳ ảo.
  • siêu việt học/'siêu việt học ('pataphysics) — Ngành nghiên cứu khoa học về tường thuật hư cấu và tác động của chúng lên thực tại, bao gồm cả những nghiên cứu về vũ trụ giả tưởng của SCP, nơi các nhân vật là một phần của chúng. 'Siêu việt học vốn là một lĩnh vực được tạo ra để giễu nhại khoa học, nằm bên trên siêu hình học và được định nghĩa là chuyên ngành nghiên cứu những giải pháp giả tưởng. Xem Buổi định hướng về Dị thể Tường thuật để biết thêm chi tiết. Xem thêm tường thuật lý.
  • trí năng (psionics) — Khả năng tạo ra và nhận diện hiện tượng siêu nhiên chỉ thông qua việc sử dụng sức mạnh của ý nghĩ, bao gồm siêu năng ngoại cảm, đọc suy nghĩ, tiên tri và thấu thị, những kỹ năng này ngoài ra còn được biết đến là giác quan phụ trợ (extra-sensory perception/ESP). Chuyên ngành nghiên cứu về psionics được gọi là siêu tâm lý học hoặc tâm linh học, với thuật ngữ thứ hai thường được dùng ở các nước Đông Âu và Xô Viết. Những cá nhân có khả năng sử dụng trí năng thường được gọi là nhà ngoại cảm, trí năng nhân và linh trí sư. Xem bài giảng này để biết thêm chi tiết.
  • Tiếng Thét Khuôn Mẫu (Pattern Screamer) – Ý thức được nhúng vào trong nền thực tại. Những thực thể này không tồn tại, mặc dù chúng có thể đã tồn tại ở một thời điểm nào đó trong quá khứ và có thể tồn tại nếu được kẻ khác nhận thức. Thường cũng được biết đến là Khuôn Mẫu Ngụ Cư (Pattern Dwellers).
  • thực-tín-thể (pistiphage) — Một thực thể tồn tại dựa vào niềm tin, lấy năng lượng và sức mạnh từ niềm tin và thờ phụng. Thường được sử dụng như một thuật ngữ khoa học ám chỉ thần thánh. Thực tín thể có thể là Tulpa hoặc Egregore, chỉ tồn tại vì con người tin vào nó. Một Thánh Thể Cấp Apex có thể hoặc không là một thực tín thể.
  • thông tin lan truyền song tính có chọn lọc (pretermemetic) — Thông tin có khả năng biểu hiện đặc tính lan truyền hoặc phản lan truyền dựa theo bản chất của đối tượng nhận hay tình huống nhận thông tin. Được những thế lực như Gánh xiếc Quái dị Herman Fuller sử dụng nhằm quảng cáo mà không thu hút sự chú ý của Tổ Chức. Xem thêm dị nguyên thông tin.
  • bẻ-cong-hiện-thực/uốn cong thực tại/uốn cong hiện thực (reality bending/reality warping) — Khả năng dị thường để biến đổi thực tại. Có thể được coi là khả năng biến đổi thực tại hoặc ma thuật, mặc dù huyền thuật thường được coi là một lĩnh vực riêng biệt hơn. Những cá nhân biến đổi thực tại có thể được gọi là "Lục Thể" theo thuật ngữ của Liên Minh Huyền Bí Toàn Cầu, hoặc "bixby", "đối tượng biến đổi thực tại (ontokineticists)", "Ngoại Quan" hoặc "Cá nhân Đứng ngoài Thực tại Khách quan". Tham khảo FAQ, định hướngtài liệu này để biết thêm thông tin.
  • dị thể ngữ nghĩa học/ngữ nghĩa độc (semiontological anomaly/semiohazard) — Dị thể gây ảnh hưởng tới ngữ nghĩa quyển nhằm tạo ra những tiên đề logic không khả thi.
  • ngữ nghĩa quyển (semiosphere) — Vùng trung gian nơi thông tin về thực tại di chuyển qua trước khi được tiếp thu hoặc đo đạc.
  • thực thể siêu linh/linh thể (spectral entity) — Thuật ngữ khoa học chỉ [system:page-tags/tag/linh-hồn linh hồn], hồn ma, hoặc bóng ma. Ngoài ra cũng có thể dùng khi nhắc đến một thực thể đã chết, thể hiện hữu hoặc một ngoại biến (một thực thể cấu thành từ ngoại chất). Tham khảo tài liệu này để biết thêm chi tiết.
  • siêu linh học (spectremetry) — Chuyên ngành nghiên cứu các thực thể siêu linh.
  • siêu thực học (surrealistics) — Chuyên ngành nghiên cứu những dị thể gây ra quá nhiều khó khăn hoặc quá kỳ lạ để nhận thức, ngoại trừ một số phương pháp thông hiểu phi logic bằng cách sử dụng thuốc nghi. Thuật ngữ này được sáng tạo dựa trên trường phái nghệ thuật Chủ nghĩa Siêu thực.
  • Năng lượng Cộng hưởng Tartarean (Tartarean Resonance Energy, TRE) — Năng lượng bức xạ sinh ra từ quỷ dữ. Được đặt tên theo Tartarus, khu vực thuộc Âm Giới của Hy Lạp nơi quái vật và những kẻ tội đồ bị giam cầm.
  • Tartarean-Class Thực Thể Quỷ Dữ Cấp-Tartarean/Thực Thể Tartarean (Tartarean-Class Demonic Entity/Tartarean Entity) — Thuật ngữ khoa học dùng để chỉ quỷ. Đọc thêm Hub Undervegas để biết khái quát thông tin về phân loại cấp độ của những Thực Thể Tartarean.
  • huyền thuật học (thaumatology) — Chuyên ngành nghiên cứu huyền thuật, một thuật ngữ mang nghĩa là "tạo ra sự nhiệm màu", cụ thể là đề cập đến ma thuật, phép màu và huyền bí. Những cá nhân biết sử dụng ma thuật thường được gọi là các huyền thuật sĩ, huyền thuật sư hoặc "Lam Thể" theo thuật ngữ của Liên Minh Huyền Bí Toàn Cầu, dù vậy, một số thuật ngữ cổ hơn như "pháp sư", "phù thủy" và "thuật sư" vẫn có thể được sử dụng. Khác biệt với bẻ cong thực tại, những hiện tượng mà huyền thuật học nghiên cứu thường có một số quy tắc nhất định và các giới hạn. Xem bài giảng này, buổi thuyết trình này, tài liệu nàyGiới thiệu ngắn gọn về ngành Kỹ Thuật Huyền Học để biết thêm chi tiết.
  • xác suất ngoại cảm (tychekinesis) — Thuật ngữ khoa học nói về thao túng xác suất, được đặt tên theo nữ thần vận may của Hy Lạp, Tyche.
  • Thông Đạo (Way) — Một đường liên kết dị thường giữa hai địa điểm, giúp di chuyển nhanh chóng thông qua chúng bất kể khoảng cách. Thông Đạo có thể liên kết đến các thực tại khác, bao gồm cả Thư Viện của Lãng Khách. Ngoài ra, nó cũng được biết đến với những tên gọi khác như Cầu Rosen-Fortune, hoặc cổng dịch chuyển không gian cấp-W. Tham khảo buổi định hướng này để biết thêm thông tin chi tiết.

Công nghệ Dị thường

Những công nghệ hiện đại tồn tại trong bối cảnh của Tổ Chức.

  • thuốc nghi (agnostics) — Các hóa chất khiến tâm trí người dùng tiếp nhận những dị tượng khó hiểu một cách dễ dàng hơn bằng cách thay đổi lối suy nghĩ của họ theo hướng phi logic. Xem thêm siêu thực học.
  • Máy đo Bức xạ Akiva (Akiva Counter/Akiva Detector) — Một thiết bị được sử dụng vào mục đích đo lường mức độ Bức xạ Akiva, cho phép phát hiện và định lượng sự hiện diện của lòng mộ đạo cá nhân và thực thể thần thánh. Xem Hướng dẫn Vận hành Máy đo Bức xạ Akiva để biết thêm thông tin chi tiết về cách thức những thiết bị này hoạt động.
  • thuốc lú/thuốc xóa trí nhớ (amnestic) — Là một loại thuốc, quy trình hoặc thiết bị (tùy theo ngữ cảnh) có khả năng làm mất trí nhớ của một cá nhân khi áp dụng lên người đó. Khác với thuốc an thần có tác dụng xóa trí nhớ được biết đến rộng rãi trong y học, các loại thuốc lú của Tổ Chức có tính đặc hiệu và hiệu quả cao hơn nhiều, từ đó cho phép xóa ký ức của thường dân liên quan đến các hoạt động dị thường. Tuy đặc điểm chi tiết của chúng có thể không thống nhất, hãy xem Hướng dẫn Sử dụng Thuốc lúHướng dẫn Sử dụng Thuốc lú Cập nhật để biết thêm thông tin.
  • phép dịch chuyển (apportation) — Dịch chuyển tức thời thông qua huyền thuật.
  • Cấu trúc Trí tuệ Nhân tạo (Artificially Intelligent Conscript, AIC) — Một trí thông minh nhân tạo do Phòng ban Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo của Tổ Chức tạo ra và sử dụng.
  • hợp kim đồng – beri (beryllium bronze) — Một hợp kim được sử dụng phổ biến trong các thiết bị dị thường. Chúng sở hữu nhiều dị tính, từ khuếch đại năng lượng huyền thuật cho đến thao túng cảm xúc hoặc ký ức.
  • Máy nhân bản người Bright/Zartion (Bright/Zartion Hominid Replicator) — Một cỗ máy có khả năng tạo ra con người không mang dị tính từ những vật liệu thô. Thiết bị có thể tạo ra con người ở mọi lứa tuổi và cấy truyền ký ức cũng như kỹ năng cho họ. Nó là một bộ phận thiết yếu của SCP-2000 và có thể được sử dụng cho mục đích bổ sung nhân lực cho Tổ Chức, chẳng hạn như nhân sự cấp D.
  • tác nhân chống lan truyền/giao thức chống lan truyền nhận thức (countermeme/memetic inoculation) — Một khái niệm thuộc lĩnh vực lan truyền nhận thức, chỉ một quy trình chống tác nhân lan truyền có khả năng bảo vệ hoặc đảo ngược hiệu ứng lan truyền dị thường cho người sử dụng.
  • Dark Web — Một hệ thống mạng đám mây dị thường, đóng vai trò là một dịch vụ thuê bao, do Công ty Marshall, Carter và Dark điều hành. Hệ thống cho phép tải về và sử dụng các ứng dụng dị thường thông qua máy tính thông dụng. Thành viên thuộc cộng đồng dị thường hay sử dụng loại mạng này để truy cập các dịch vụ như nền tảng mạng xã hội Void.
  • máy chủ Deepwell (Deepwell server) — Một hệ thống máy chủ đặc biệt có khả năng lưu trữ dữ liệu mặc cho thực tại bị biến đổi. Xem SCP-4800 để biết thêm thông tin.
  • quỷ cường dược (demonarcotics) — Các loại thuốc tăng cường có thành phần chiết xuất từ quỷ.
  • thiết bị quỷ dữ (demonics) – Một loại công nghệ dị thường, cụ thể là một thiết bị điện tử có tích hợp với các thực thể quỷ dữ có tri giác. Xem bài viết này để biết thêm thông tin.
  • siêu dị khí (eigenweapon) – Là loại vũ khí dị thường mang sức hủy diệt cao, có khả năng phá hủy và/hoặc gây thương vong trên diện rộng. Xem ngoại truyện này để biết thêm về lịch sử phát triển siêu dị khí. Các thuật ngữ như siêu máy móc dị thường có thể được dùng để chỉ các thiết bị tương đương nhưng có mục đích thiên về chức năng hơn là hủy diệt.
  • Máy cộng hưởng Everhart (Everhart Resonator) – Một thiết bị chuyển đổi điện năng thành EVE nhằm cung cấp năng lượng huyền thuật.
  • nguyền ước (geas) – Là việc sử dụng tác nhân lan truyền nhận thức nhằm ép buộc một người tuân theo các bộ quy tắc hoặc hướng dẫn xác định. Tên gọi này bắt nguồn từ từ “geas” trong thần thoại Ireland, trong đó có nói nguyền ước là sự cấm đoán hay ràng buộc ma thuật.
  • thuốc chắc chắn/thuốc tin (gnostics) — trái ngược với thuốc nghi, thuốc tin khiến người dùng chắc chắn hơn về một điều gì đó, dù điều đó có thể không đúng.
  • Máy đo Kant (Kant Counter) – Được đặt theo tên của nhà triết học Immanuel Kant. Máy đo Kant là công cụ dùng để đo lường mức độ Hume của một địa điểm, qua đó xác định được độ dày đặc của thực tại ở nơi đó. Xem phần FAQ này để biết thêm thông tin.
  • Tác nhân Sát truyền (Memetic Kill Agent) – Một tác nhân lan truyền nhận thức độc có khả năng giết chết bất kỳ ai nếu họ không được cấy loại tác nhân chống lan truyền phù hợp, được dùng để bảo vệ tài liệu SCP-001 và những dữ liệu quan trọng khác.
  • thuốc nhớ (mnestics) — Trái ngược với thuốc lú, thuốc nhớ là các hợp chất giúp tăng cường trí nhớ cho người dùng. Thuốc có thể được sử dụng để khôi phục ký ức hoặc kháng lại hiệu ứng của phản nhận thức. Xem series Phân khu Phản Lan truyền Nhận thứcHướng dẫn Sử dụng Thuốc lú để biết thêm thông tin.
  • oriykalkos/orichalcum — Một chất dạng tinh thể có nguồn gốc từ Atlantis, có khả năng lưu trữ một lượng vô cùng lớn dữ liệu điện tử và năng lượng điện/huyền thuật. Tuy rất hiếm, Tổ Chức đã thành công tạo ra oriykalkos tổng hợp, một hợp chất khác có hiệu suất kém hơn nhưng có thể sản xuất hàng loạt. Xem SCP-6500 để có thêm thông tin.
  • PANOPTICON — Một mạng lưới giám sát toàn cầu được phát triển với mục đích dò tìm và phát hiện các hiện tượng dị thường trên khắp thế giới. Hệ thống bao gồm nhiều thiết bị nghe lén bí mật, kết nối ngầm với những hệ thống giám sát của chính phủ,nhiều thiết bị công nghệ dị thường, các Cấu trúc Trí tuệ Nhân tạo và một loạt vệ tinh các loại. Hệ thống được quản lý bởi Phân khu Giám sát trực thuộc và hoạt động tại trụ sở của RAISA ở Điểm-7. Xem SCP-5900 để có thêm thông tin.
  • công nghệ dị thường (paratechnology, paratech) — Công nghệ hoạt động dựa trên nguyên lý hoặc có thành phần dị thường. Các thuật ngữ cụ thể như vũ khí dị thường hay dược phẩm dị thường sẽ được sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau. Những dị thể này có thể được biết đến với các tên gọi như công nghệ huyền bí, vật thể diệu kỳ, ma cụ hay công nghệ huyền thuật.
  • Thiết bị Đo Biến Động Tường Thuật Pickman-Sinclair (Pickman-Sinclair Narrative Fluctuation Detector) — Một thiết bị cầm tay dùng để đo các biến đổi trong tường thuật. Có liên quan tới Quy luật Nhân Quả Tường Thuật, cũng như siêu việt học.
  • Neo Hằng thực Scranton — Công nghệ ổn định môi trường thực tại, ngăn ngừa hoặc hạn chế tác động của hành vi bẻ cong hiện thựccan thiệp dị thường. Thiết bị còn được biết đến dưới tên Hộp Scranton, mặc dù thuật ngữ nói trên có thể đề cập tới một công nghệ khác. Công nghệ hoạt động dựa trên việc sử dụng các thực thể bẻ cong thực tại, hoặc các cơ chế khác. Xem mục hỏi đáp, Yêu cầu Phê duyệttrang này để biết thêm thông tin chi tiết và bản thiết kế. Được đặt tên theo người phát minh ra thiết bị này trong vũ trụ SCP, Robert Scranton.
  • Telekill (SCP-148) — Một kim loại có đặc tính ngăn chặn các hiệu ứng ngoại cảm dị thường như thần giao cách cảm hay kiểm soát tâm trí. Tham khảo SCP-7814 để biết thêm thông tin.
  • Hố sụt Thời gian Xyank-Anastasakos (Xyank-Anastasakos Constant Temporal Sink/Xyank-Anastasakos Constant Time Sink, XACTS) — Được đặt theo tên của Ts. Thaddeus Xyank và Ts. Athena Anastasakos trực thuộc Phòng ban Dị thể Thời gian của Tổ Chức. Có khả năng bảo vệ một địa điểm hoặc vật thể khỏi các biến động thời gian, hoặc gia giảm/tăng tốc độ thời gian trong một khu vực nhất định. Xem. bản thiết kế này để có thêm thông tin chi tiết.

Văn hoá Dị thường

Các thuật ngữ dùng để miêu tả những sự kiện và thông lệ liên quan đến các cá nhân và cộng đồng dị thường.

  • dị nghệ thuật (anart) — Thuật ngữ rút gọn cho nghệ thuật dị thường, bao gồm tác phẩm mang dị tính, hoặc sử dụng dị tính nhằm biểu hiện hình thái nghệ thuật. Xem tài liệubài giảng sau đây để biết thêm chi tiết.
  • dị sĩ (anartist) — Thuật ngữ rút gọn cho nghệ sĩ dị thường. Đề cập tới những cá nhân sáng tạo dị nghệ thuật, tiêu biểu như thành viên của Chúng Ta Ngầu Chưa? hay Học viện Nghệ thuật Dị thường Medicean.
  • Kẻ Đốt Sách (Bookburner) — Một thuật ngữ khiếm nhã thường do thế lực Xà Thủ sử dụng để ám chỉ các cá nhân liên quan tới Liên minh Huyền bí Toàn cầu.
  • Hiệp định Nội bộ (House Accords) — Một hiệp ước cam kết không xâm phạm được kí kết vào những năm 1960 giữa Tổ Chức, Liên minh Huyền bí Toàn cầu và phân nhánh huyền thuật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (PENTAGRAM). Hiệp định trên đưa ra quy định về quyền sử dụng lãnh thổ Hoa Kỳ giữa các nhóm liên quan, bao gồm việc trao đổi hồ sơ thông tin vật thể dị thường.
  • Cai Ngục (Jailer) — Một thuật ngữ khiếm nhã thường do thế lực Xà Thủ sử dụng để ám chỉ nhân sự Tổ Chức.
  • Cu Li (Janitor) — Tiếng lóng thường do thế lực Game Thủ Chống Cần sử dụng để ám chỉ nhân sự Tổ Chức.
  • trạng thái bình thường (normalcy/normality) hoặc thực tại gốc/nền/chuẩn (baseline reality)/thực tại đồng thuận (consensus reality)/thế giới trần tục (mundane world) — Trạng thái bình của thế giới do Tổ Chức cố gắng duy trì bằng cách quản thúc dị thể. Xem Bức Màn (Veil).
  • Tổ chức Bình phong (Normalcy Organization) — một nhóm các tổ chức có nhiệm vụ che đậy sự dị thường trước công chúng, bao gồm Tổ Chức và Các Thế lực Đáng lưu tâm như Liên minh Huyền bí Toàn cầu và các cơ quan dị thường quốc gia như Đơn vị Điều tra Sự cố Bất thường trực thuộc FBI.
  • Chiến tranh Huyền bí (Occult War) — Một cuộc xung đột không công khai trong công chúng do bản chất dị thường của vũ khí và các cá nhân tham gia. Thường xảy ra trong các cuộc xung đột nổi tiếng trên thế giới, ví dụ như Chiến tranh Huyền bí Lần 7 diễn ra trong khoảng Thế chiến thứ Hai. Ngày tháng cùng các sự kiện trong sáu cuộc Chiến tranh Huyền bí trước đó không thống nhất rộng rãi.
  • tội ác dị thường (paracrime) — hành động dị thường bất hợp pháp, thường do các tổ chức như Đơn vị Điều tra Sự cố Bất thường trực thuộc FBI tiếp quản và là tội biệt giam đối với các thế lực như Paramax. Bao gồm lợi dụng dị thể để thực hiện các tội danh thông thường như lừa đảo, trộm cắp, giết người, cũng như vi phạm các luật trong giới dị thường, ví dụ như buôn bán trái phép công nghệ dị thường.
  • tội phạm dị thường (paracriminal) — Ví dụ như những cá nhân thuộc tổ chức tội phạm Linh hồn Chicago. Tội phạm dị thường có thể là một cá nhân dị thường phạm tội không dị thường, hoặc cá nhân bình thường phạm phải tội ác dị thường (paracrime).
  • Hiệp ước Hợp tác Tổ chức Dị thường Nam Hoa Kỳ (SUSEOCT) — Một hiệp ước khu vực được Đơn vị Điều tra Sự cố Bất thường trực thuộc FBI đưa ra, nhằm điều chỉnh động thái của các Thế lực Đáng lưu tâm khác nhau tại miền Nam Hoa Kỳ, đặc biệt là Vùng Vịnh. Các bên tham gia bao gồm Tổ Chức, nhánh địa phương thuộc những TLĐLT nổi tiếng, cũng như các tổ chức bình thường khác .
  • Skipper — Tiếng lóng thường do Đơn vị Điều tra Sự cố Bất thường sử dụng để ám chỉ nhân sự Tổ Chức.
  • Bức Màn/Bức màn Bí mật/Bức màn Bình thường/Giao thức Bức màn (The Veil/The Veil of Secrecy/The Veil of Normalcy/The Veil of Normality/The Veil Protocol) — Một thuật ngữ đề cập tới sự tách biệt giữa thế giới dị thường cũng như những cá nhân liên quan với phần còn lại của thế giới. Do các Tổ chức Bình phong như Tổ Chức nỗ lực duy trì nhằm che giấu sự tồn tại của thế giới dị thường.
  • Void — Một nền tảng tương tự Twitter thường được cộng đồng huyền bí sử dụng trên Dark Web. Xem ví dụ minh họa của một bài đăng điển hình.

Các thuật ngữ ngoài vũ trụ SCP

Các thuật ngữ thường thấy trong các trang hub, luận, hướng dẫn và các trang thảo luận.

Thuật ngữ tại Wiki

Các thuật ngữ chính thức được sử dụng tại Wiki và trong cộng đồng.

  • Đề xuất 001 (001 Proposal) — Các đề xuất cho vị trí SCP-001, thường được đặt tên theo các thành viên trang đăng đề xuất.
  • nội dung người lớn (adult content) — Dù rằng về tổng thể, Wiki SCP được tạo ra để phục vụ độc giả trưởng thành, những cảnh báo chi tiết về nội dung người lớn phải được đặt trên các tài liệu không phù hợp với bất kỳ ai dưới 18 tuổi.
  • Lưu trữ (Archived/ARC) — Những trang lỗi thời hoặc được xem là chất lượng thấp, nhưng được lưu trữ thay vì xóa bỏ hoàn toàn do có liên kết với các bài viết khác. Ngoại trừ đối với những trang hướng dẫn và những tài liệu chính thức liên quan đến vận hành cộng đồng, việc lưu trữ trang hiện không còn được áp dụng. Thuật ngữ được dùng trong vũ trụ SCP nhằm chỉ các dị thể từng được gán mã định danh SCP.
  • trang tác giả (author page) — Còn được biết tới như “hồ sơ nhân sự”, đây là những trang được viết bởi các tác giả và dịch giả khi họ có từ ba trang thành công trở lên như một nơi lưu trữ thành phẩm. Nội dung của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào người tạo, miễn là không vi phạm luật lệ wiki.
  • thế thân tác giả (author avatar, AA) — Còn được biết tới như nhân vật tự tạo hay tự chèn (Original Character, OC), đây được xem như một nhân vật đại diện cho tác giả trong bối cảnh giả tưởng. Nhân vật có thể ý thức được về bản chất giả tưởng của mình, nhảm nhí và lố bịch, hoặc có những đặc điểm bất kì khác. Không có quy chế nào yêu cầu hay nghiêm cấm việc tạo thế thân tác giả, nhưng chúng vẫn sẽ trải qua quy trình đánh giá tiêu chuẩn như bất kỳ nhân vật giả tưởng nào khác.
  • Khối (Blocks) — các cụm 100 tài liệu có trong mỗi series, như là "Khối bài 000", "Khối bài 100" hay "Khối bài 1300".
  • canon — Tập hợp các tài liệu đăng tải bởi nhiều tác giả trong cùng một mạch truyện tuyến tính và một bối cảnh chung.
  • component — Các trang được thiết kế để nhập vào làm thành phần của nhiều trang khác thông qua cú pháp [[include]] nhằm thêm kiểu cách, thiết kế, hay công dụng mới.
  • trang hợp tác (collaboration)— chỉ một tài liệu đang tiếp tục nhận đóng góp từ tất cả thành viên Wiki. Hãy đọc qua những trang này một cách cẩn thận để hiểu rõ những thay đổi như thế nào là phù hợp.
  • cuộc thi (contest) — Một giải đấu cho phép mọi người đóng góp tác phẩm theo một tiêu chí hoặc khuôn khổ giới hạn nhất định. Người chiến thắng thường (nhưng không phải luôn luôn) được chọn thông qua lượt upvote và downvote ở mỗi bài dự thi. Xem Trang Lưu trữ các Cuộc thi để biết danh sách đầy đủ các cuộc thi chính thức đã tổ chức tại Wiki SCP.
  • creepy-pasta — một thuật ngữ chỉ những truyện ngắn hoặc đoạn trích dưới dạng truyền thuyết đô thị và truyện kinh dị thường được sao chép từ nơi này sang nơi khác mà không rõ nguồn gốc hay tác giả. Theo thuật ngữ của trang, creepypasta là một nhánh ngoại truyện phụ, là sản phẩm của thành viên trang và thường không tuân theo khuôn khổ kể chuyện của Tổ Chức.
  • nhận xét (critique) — Đưa ra phản hồi về một bản thảo hoặc SCP đã đăng. Có thể mang tính tích cực, tiêu cực hoặc pha lẫn giữa hai yếu tố trên, nhưng phải tuân thủ theo Quy Định Nhận Xét.
  • CSS (Cascading Style Sheets) – Một ngôn ngữ lập trình có thể được sử dụng nhằm thay đổi cách trình bày của trang. Xem luận văn này để biết thêm thông tin về những cách đơn giản để dùng ngôn ngữ này trên Wiki.
  • Khai trừ (Decommissioned, D) — Khi được hiểu theo nghĩa là một quy trình tại Wiki, thuật ngữ này dùng để chỉ những tài liệu SCP được cho là quá tệ đến nỗi người ta phải viết ra một câu chuyện về nhân vật thế thân tác giả của nhân viên Wiki đi khai trừ nó, đồng thời vẫn giữ tài liệu gốc tại Wiki như một dạng "bêu đầu thị chúng". Hành vi này đã bị ngừng, và các tài liệu bị khai trừ theo hình thức này đã bị xóa (dù các ngoại truyện về chúng vẫn còn được giữ lại), nhưng thuật ngữ này vẫn còn được sử dụng trong vũ trụ Tổ Chức.
  • bản thảo hoặc bản nháp (draft) — Một bài viết đang hoàn thiện bất kỳ. Wiki và diễn đàn không chấp nhận việc đăng bản nháp trực tiếp; hãy truy cập Trang Nháp Wiki SCP-VN để được hướng dẫn tạo trang dành riêng cho việc đăng bản nháp.
  • luận văn (essay) — Các trang thông tin được viết bởi thành viên Wiki SCP về các khía cạnh đặc thù của trang hoặc của quá trình viết lách. Xem cả trang hướng dẫntài nguyên.
  • phân mảnh/trang phụ (fragment) — Một trang được thiết kế để nhập vào một trang khác.
  • Tài liệu TLĐLT (GoI Format) — Một tài liệu viết theo góc nhìn của một Thế lực Đáng lưu tâm, tuân theo (các) khuôn khổ tài liệu được đặt ra bởi trang hub của TLĐLT đó.
  • hướng dẫn (guide) — Các trang thông tin chính thức được phát hành với sự đồng thuận của nhân viên Wiki.
  • hub – Các trang chứa lượng lớn liên kết đến các trang liên quan nhằm thuận lợi cho việc điều hướng tại Wiki.
  • Chi nhánh Quốc tế (International, INT) – Thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ các Wiki của Tổ Chức SCP được vận hành bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, hoặc chỉ Kho lưu trữ Bản dịch Quốc tế (International Translation Archive) chứa đựng các tài liệu dịch từ những chi nhánh trên, hoặc các cộng đồng của những chi nhánh này. Những tài liệu cụ thể dịch từ ngôn ngữ khác cũng sẽ được gắn tag "quốc tế" (“international”). Cần lưu ý rằng các nhánh ngoại ngữ được đặt tên dựa trên ngôn ngữ sử dụng chứ không phải là quốc gia.
  • Joke (J) — Tài liệu Joke là các SCP được viết theo phong cách không nghiêm túc hoặc lố bịch, với mục đích chính là để gây hài. Điều này không có nghĩa là các tài liệu không mang tag Joke không được mang yếu tố hài hước; chúng chỉ cần thể hiện điều này một cách tinh tế hơn hoặc dựa vào món hài tình huống, chứ không phải dạng hài lố bịch và kiểu hài giễu nhại công khai của các tài liệu Joke.
  • Hội Đồng O5 (O5 Command) — Trang quản trị dành cho nhân viên của Wiki SCP. Wiki SCP-VN cũng có trang quản trị tương tự tại đây.
  • offset — Một cách thức để tạo ra nhiều phiên bản của một trang cùng chia sẻ số lượt đánh giá và phần bình luận, bằng cách tạo ra các phiên bản như những trang “phân mảnh”/trang phụ độc lập, sau đó thêm mã lập trình vào trang chính nhằm dịch chuyển qua chúng. Xem thêm trang luận văn này để biết thêm thông tin chi tiết về cách chúng hoạt động.
  • tài nguyên (resource) — Trang tài nguyên được dùng nhằm cung cấp thông tin trong vũ trụ Tổ Chức SCP cho người đọc, và thường là các trang hợp tác vẫn còn nhận những đóng góp mở. Xem cả luận văn.
  • nhập vai (roleplaying) — Chỉ cách hành xử như thể thế giới giả tưởng của Tổ Chức SCP là thật. Hành vi nhập vai là hoàn toàn bị cấm trên diễn đàn và các khu vực cộng đồng chính thức thuộc Wiki SCP, cũng như Wiki SCP-VN.
  • trang nháp (sandbox) — Một trang web phỏng theo hình thức của Wiki SCP, được dùng cho mục đích lưu trữ bản thảo đang viết. Hiện có rất nhiều trang nháp đang tồn tại, bao gồm một trang nháp chính thức của Wiki SCPtrang nháp chính thức của Wiki SCP-VN.
  • Tài liệu SCP (SCP Article) — Các bài đăng mô tả vật thể hoặc thực thể dị thường đang được quản thúc của Tổ Chức. Bao gồm các loại như SCP Joke, SCP ExplainedĐề xuất 001.
  • series – Một khối 1000 tài liệu SCP. Các SCP được đăng bên ngoài phạm vi số SCP cho phép hiện tại sẽ bị xóa. Có thể dùng để chỉ Series Truyện.
  • tài liệu bổ sung (supplement) — các trang vệ tinh của một tài liệu SCP chính và có thể bao gồm phỏng vấn, báo cáo, hoặc nhật ký cần thiết đối với mạch truyện chính nhưng không phù hợp với trang gốc, nguyên do có thể vì độ dài hoặc các tiêu chí khác.
  • ngoại truyện – bất kỳ câu chuyện viễn tưởng nào lấy bối cảnh bên trong vũ trụ Tổ Chức SCP mà không được đăng dưới định dạng của một tài liệu SCP hay TLĐLT. Khác với những loại tài liệu khác, ngoại truyện không có định dạng cụ thể và thường được viết dưới dạng văn xuôi. Có tag tài-liệu-tổ-chức dành cho những ngoại truyện bắt chước theo định dạng của một tài liệu SCP.
  • theme — Là loại component giúp thay đổi giao diện trang.
    • Bộ theme Sigma-9 (Sigma-9 Themes) – Là các theme được tạo ra dựa trên giao diện mặc định trước đây của Wiki SCP (theme Sigma-9).
    • Bộ theme Đen Tô Đậm (Black Highlighter Themes) – Là các theme được tạo ra dựa trên theme Đen Tô Đậm (Black Highlighter Theme - BHL), một theme thay thế phổ biến cho Sigma-9 và Sigma-10 (theme mặc định hiện tại của Wiki SCP và Wiki SCP-VN).

Thuật ngữ về nhân viên

Các từ ngữ đề cập tới các thành viên tự nguyện tham gia quản trị, duy trì hoạt động và định hướng phát triển Wiki SCP-VN, cũng như các chi nhánh Wiki SCP khác.

  • Nhân viên (Staff) — Nhân viên Wiki là các thành viên của Wiki SCP-VN (hoặc các chi nhánh Wiki SCP khác) tự nguyện tham gia duy trì, hoàn thiện và xây dựng luật lệ, phương thức hoạt động của Wiki và cộng đồng. Bạn có thể xem thêm tại trang này.
    • Nhân viên Tập sự (Junior Staff, JStaff) — Các Nhân viên Tập sự là những nhân viên trong giai đoạn đầu làm việc tại Wiki SCP-VN, và sẽ được xem xét định kỳ để thăng chức thành Nhân viên Chính thức khi họ làm việc hiệu quả và muốn đồng hành với Ban Quản trị lâu dài. Trong nhiều trường hợp, họ được quyền bỏ phiếu trong các cuộc thảo luận nhằm quyết định luật lệ, chính sách tại Wiki.
    • Nhân viên Chính thức (Operational Staff, OpStaff) — Các Nhân viên Tập sự sau khi được thăng chức sẽ nắm giữ chức vụ này. Họ được quyền bỏ phiếu trong phần lớn các cuộc thảo luận về luật lệ, chính sách tại Wiki. Các cuộc thảo luận được liệt kê tại đây.
    • Kiểm duyệt viên (Moderator, Mod), hoặc Nhân viên có quyền kiểm duyệt (Mod Tool Users) — Các Nhân viên Chính thức được trao quyền hạn chỉnh sửa tất cả các trang tại Wiki (kể cả trang bị khoá), xoá bài đăng tại diễn đàn hoặc xoá trang theo luật. (Lưu ý rằng cấp độ Kiểm duyệt viên đã được loại bỏ khỏi Wiki SCP Tiếng Anh.)
  • Quản trị viên (Administrator, Ad, Admin) — Các Nhân viên Chính thức có quyền kiểm duyệt và quyền xét duyệt thành viên, cũng như xoá tư cách thành viên và thực hiện ban các thành viên phạm luật.
  • Nhân viên ngoài Wiki — Các thành viên điều hành các kênh truyền thông khác của mạng lưới SCP Foundation Vietnam. Họ được quyền tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến luật lệ, chính sách của Wiki SCP-VN, nhưng không có quyền bỏ phiếu.

Các nhân viên có thể thuộc một hoặc một trong số những nhóm dưới đây, với Trưởng nhóm là người đứng đầu mỗi nhóm:

  • Nhóm Ngoại giao (Ambassadors Team) — Thực hiện trao đổi thông tin với các chi nhánh Wiki SCP quốc tế khác. Bên cạnh đó, nhóm này còn có nhiệm vụ giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh liên quan tới các chi nhánh quốc tế.
  • Nhóm Chống quấy rối (Anti-Harassment Team, AHT) — Xử lý các trường hợp quấy rối liên quan tới thành viên Wiki SCP-VN.
  • Nhóm Sáng tác (Critique Team) — Có trách nhiệm đưa ra nhận xét ý tưởng và bản thảo, cũng như quản lý hoạt động nhận xét của các thành viên Wiki và quản lý việc viết lại các tác phẩm cũ, hoặc tác phẩm với mức điểm đánh giá thấp.
  • Nhóm Kiểm duyệt (tương đương với Licensing TeamCuration Team tại Wiki SCP tiếng Anh) — Phụ trách việc phân loại và đặt cảnh báo nội dung người lớn, đăng tải thông tin và bài viết ẩn danh, phát hiện và loại bỏ nội dung đạo nhái hoặc không được dẫn nguồn đầy đủ, loại bỏ và thay thế các tệp không tương thích với giấy phép bản quyền của Wiki.
  • Nhóm Kỷ luật (Disciplinary Team, Disc) — Đảm bảo các thành viên Wiki hành xử văn minh và đúng luật lệ, có trách nhiệm đưa ra hình thức kỷ luật các thành viên vi phạm và ngăn chặn các thành viên cộng đồng có ý đồ phá rối tương tác với Wiki.
  • Nhóm Hậu cần (Maintenance And Ancillary Staff Team, MAST) — Duy trì khả năng hoạt động và cập nhật giao diện của Wiki theo định kỳ. Tiến hành kiểm soát chất lượng và xoá bài viết theo luật lệ Wiki, cũng như bổ sung các yếu tố giúp người đọc định hướng, ví dụ như chân trang Wikiwalk và tag. Quản lý các trang hợp tác, trang hub và trang hướng dẫn.
  • Nhóm Kỹ thuật (Technical Team, Tech) — Đảm bảo Wiki vận hành trơn tru về mặt kỹ thuật và lập trình. Áp dụng và bổ sung các tính năng mới cho Wiki. Hỗ trợ các thành viên Wiki khắc phục các vấn đề liên quan đến lập trình.
  • Community Outreach (CO) — Tại Wiki SCP Tiếng Anh, đây là nhóm nhân viên phụ trách việc trao đổi thông tin giữa tập thể nhân viên Wiki SCP và cộng đồng thành viên, cũng như đưa ra phản hồi và cách giải quyết chính thức về các vấn đề tại Wiki. Tại Wiki SCP-VN, nhóm này không được thành lập do mọi nhân viên đều có trách nhiệm này.
  • Internet Outreach (IO) — Tại Wiki SCP Tiếng Anh, đây là các nhân viên có trách nhiệm trao đổi thông tin với các cộng đồng fan SCP ngoài Wiki, lan toả thông tin về các sự kiện quan trọng của cộng đồng và hỗ trợ các thành viên mới tìm hiểu thêm thông tin về Wiki. Tại Wiki SCP-VN, các nhân viên ngoài Wiki phụ trách công việc này, và một số nhân viên Wiki cũng có thể thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

Thuật ngữ trong cộng đồng

  • thuật ngữ khoa học (clinical term) — Việc sử dụng các từ và cụm từ khoa học (hoặc giả khoa học) thay vì từ vựng thông dụng – nhiều ví dụ đã được liệt kê trong phần Khoa học dị thường! Thuật ngữ này được sử dụng để khiến cho các bài viết SCP có văn phong giống như một tài liệu khoa học thực sự hơn – trong vũ trụ SCP, các nhân viên của Tổ Chức sẽ sử dụng các thuật ngữ này vì chúng chính xác và chuyên nghiệp hơn các từ đồng nghĩa được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường nhật. Tham khảo các bài luận Khoa học vs Phức tạpGiọng văn Chuyên nghiệp để biết thêm thông tin về cách thực hiện đúng điều này.
  • coldpost — Một bài viết được đăng tải trực tiếp lên Wiki mà không trải qua bất kỳ hình thức đánh giá nào. Những bài viết này có thể được đón nhận nồng nhiệt, nhưng thuật ngữ coldpost thường được sử dụng theo hướng chê trách, nhằm đề cập đến các tác phẩm thường được đăng bởi các thành viên mới tham gia cộng đồng mà lẽ ra cần nhận được phản hồi và đánh giá về bản thảo của mình.
  • format screw — Một thuật ngữ ám chỉ các bài viết SCP cố tình “phá vỡ” một số khía cạnh/khuôn khổ tiêu chuẩn trong tài liệu SCP, thông thường là do bản thân SCP ảnh hưởng lên chính tài liệu.
  • headcanon — Đề cập đến những cách giải thích cá nhân về những yếu tố không nhất quán, mơ hồ hoặc không tồn tại trong canon – mọi người sử dụng thuật ngữ này để mô tả cách họ tưởng tượng/xem xét nhiều khía cạnh trong vũ trụ SCP, đồng thời thừa nhận rằng đó chỉ là một cách giải thích. Một số ví dụ điển hình là sức ảnh hưởng của các loại thuốc lú khác nhau hoặc bản chất chính xác của các viễn cảnh cấp-K.
  • hook — Khía cạnh của bài viết hoặc câu chuyện thu hút sự chú ý của độc giả và khiến họ hứng thú theo dõi cho đến phút cuối. Một hook hấp dẫn phải tạo ra sự tò mò hoặc khơi gợi cảm xúc nào đó trong độc giả; nó không nhất thiết phải xuất hiện ở ngay đầu bài viết của bạn, nhưng nó phải đủ sớm để tạo ra sự khác biệt. Hook cũng có thể là khía cạnh của bài viết hoặc ngoại truyện khiến người đọc hứng thú sau khi đọc xong; yếu tố này có thể phát triển ở dạng tiết lộ thú vị hoặc kết thúc khúc mắc và thường có xu hướng xuất hiện gần ở phần cuối trong bài viết.
  • Kcon — Cách gọi tắt của "Cuộc Thi X000", đây là một loại cuộc thi được tổ chức mỗi khi SCP series hiện tại gần được lấp đầy. Truyền thống này bắt đầu từ Cuộc thi SCP-1000 vào năm 2011 để đánh dấu việc mở các số hiệu SCP từ 1000 đến 1999, và đã tiếp tục kể từ khi đó vào mỗi dịp series mới gần được hoàn thành. Bài dự thi có nhiều phiếu bầu nhất khi kết thúc cuộc thi sẽ được trao tặng vị trí đầu tiên trong series (X000), trong khi những thí sinh khác tham gia (theo thứ tự tổng điểm đánh giá từ cao đến thấp) được tùy ý lựa chọn số hiệu họ yêu thích trong series mới.
  • Nghĩa vụ Keter (Keter duty) — Có thể coi khái niệm này trong vũ trụ SCP là giáng cấp nhân sự xuống Cấp D hoặc giao cho họ phụ trách cho các dị thể nguy hiểm Cấp Keter như một hình thức xử phạt. Thường được coi là một tình tiết theo kiểu lolFoundation.
  • thí nghiệm/thử nghiệm hộp khóa (locked box test) — Một bài tập tư duy không chính thức thường được sử dụng để xác định Phân loại cho một đối tượng hoặc thực thể dị thường. Nó được giải thích như sau:
    • Nếu nó bị khóa trong hộp vô thời hạn và chẳng có chuyện gì xấu xảy ra, thì nó thuộc cấp Safe.
    • Nếu nó bị khóa trong hộp và chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra, thì nó thuộc cấp Euclid.
    • Nếu nó bị khóa trong hộp và cuối cùng chúng ta ăn cám, thì nó thuộc cấp Keter.
    • Nếu nóchiếc hộp, thì nó thuộc cấp Thaumiel.
  • lolFoundation — Những tình tiết bổ sung cho bài viết SCP ngụ ý hành vi thiếu chuyên nghiệp nghiêm trọng của nhân viên Tổ Chức, chẳng hạn như lạm dụng liều lĩnh các vật thể dị thường nguy hiểm, cũng như để đe dọa trừng phạt đối với hành vi như vậy. Dù nhìn chung, những hành động này được coi là quá thiếu chuyên nghiệp đối với một tổ chức nghiên cứu nghiêm túc, nhưng vẫn có một vị trí dành riêng cho những tài liệu này tại Wiki.
    • NeololFoundation — Đề cập đến sự chuyển đổi của các bài viết sang xu hướng hài hước, nhẹ nhàng và dựa trên nhân vật nhiều hơn trong thời kỳ hiện đại của Wiki SCP. Một nỗ lực tái hình dung concept lolFoundation.
  • SPC – Trung Tâm Đấm Cá Mập. Một từ viết tắt ngược được tạo ra để chọc những người viết sai chính tả "SCP" thành "SPC" (ví dụ: "Tôi thích ý tưởng này, nhưng Trung Tâm Đấm Cá Mập thì liên quan gì đến nó?"), sau đó đã trở thành một Thế lực Đáng lưu tâm .
  • Thứ Làm Một Cái Gì Đó/Thing That Does A Thing — Những vật thể vô tri vô giác sở hữu đặc tính dị thường. Mặc dù đây là một loại SCP phổ biến, đặc biệt là đối với những tay bút mới, thuật ngữ này thường được sử dụng như một lời nhắc nhở rằng bài viết cần một hook để thu hút sự quan tâm của độc giả. Tham khảo luận văn này để xem hướng dẫn cách viết concept này tốt hơn.
  • Total Winner — Đề cập đến các bài viết đã đạt được +100 upvote trong vòng 24 giờ.
  • Wikifot — Tên gọi đùa vui được cộng đồng sử dụng để đề cập đến các vấn đề kỹ thuật chung mà nền tảng Wikidot của chúng ta đôi khi gặp phải.

Tài liệu Bổ sung

Các định nghĩa riêng cho các thuật ngữ trong một canon đã được liệt kê tại các trang dưới đây:

Các thuật ngữ từ chi nhánh Wiki Tiếng Pháp của Tổ Chức SCP đã được liệt kê tại trang riêng thuộc Wiki SCP-INT.


Lời cảm ơn

Danh sách Thuật ngữ này được Việt hoá dựa trên danh sách tương tự tại Wiki SCP Tiếng Anh. Bên cạnh những trang tài liệu đã dẫn, Danh sách Thuật ngữ tại Wiki SCP Tiếng Anh được xây dựng dựa trên Danh sách Thuật ngữ của Ts. Mackenzie, cũng như các danh sách tương tự tại Chi nhánh Wiki Tiếng Tây Ban NhaTiếng Pháp.


Cập nhật Trang

Chúng mình rất trân trọng những đóng góp bổ sung của các bạn! Hãy đọc kỹ hướng dẫn ở đầu trang này.

Trang này hiện thuộc quyền hạn quản lý của Nhóm Hậu cần nói riêng, và Ban Quản trị Wiki SCP-VN nói chung. Nếu bạn có thắc mắc hoặc yêu cầu cụ thể, hãy liên hệ với chúng mình tại kênh #dịch-thuật-wiki hoặc #hỗ-trợ-sáng-tác tại server Discord Cộng đồng SCP Việt Nam, hoặc gửi tin nhắn cho nhân viên phụ trách.

Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License