Tiếng Daevite Cổ Đại

đánh giá: +16+x

NGÔN NGỮ:
Tiếng Daevite Cổ đại


Dân số L11: 0 Phân loại ngôn ngữ: Denaskulo2 Mã bộ ba: DAV

Lưu ý về Ngôn ngữ học Daevite

Ngành nghiên cứu về ngôn ngữ được nói bởi người Daevite là ngành rất độc đáo trong lĩnh vực ngôn ngữ học lịch sử. Nhiều khía cạnh của văn hóa người Daevite, bao gồm ngôn ngữ của họ, đều được phát triển độc lập, không phụ thuộc vào bất kì nền văn hóa nào khác được biết. Vì thế, ngôn ngữ Daevite cổ khác một cách đáng kể với tất cả các ngôn ngữ khác, và được phân loại là một ngôn ngữ tách biệt3.

Bất chấp việc đó, nhiều ngôn ngữ tách biệt được biết đến và được nghiên cứu bởi ngôn ngữ học hiện đại. Sự khác biệt lớn nhất giữa Daevite và các ngôn ngữ khác là cách ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Giống như các khía cạnh khác của nền văn hóa Daevite, ngôn ngữ của họ đã thay đổi đáng kể trong suốt chiều dài lịch sử lâu đời của họ4.

Các chữ viết trong lịch sử Daevite thường được chia, một cách tương đối sơ lược, thành bốn ngôn ngữ sau:

Tiếng Daevite Cổ đại Bao gồm các tài liệu về ngôn ngữ Daevite cổ xưa nhất có sẵn,
và mọi chữ viết cho tới khi đế chế láng giềng Sarkic sụp đổ vào khoảng năm 1000 TCN.
Tiếng Daevite Trung đại Bao gồm các tài liệu về ngôn ngữ Daevite được viết sau năm 1000 TCN và trước khi
đế chế Daevite bị phân mảnh vào khoảng năm 200.
Tiếng Daevite Hậu Trung đại Bao gồm các chữ viết Daevite vào khoảng sau năm 200 và
trước khi kết thúc sự độc lập của đế chế Daevite vào khoảng năm 1300.
Tiếng Daevite Hiện đại Bao gồm các tài liệu về ngôn ngữ Daevite sau khi đế chế Daevite mất đi nền độc lập
được viết bởi những nhóm người bản địa còn lại.

Mục đích của tài liệu này là nhằm giới thiệu về ngôn ngữ Daevite cổ. Đây là một lĩnh vực được Tổ Chức đặc biệt quan tâm do tồn tại nhiều ghi chép về tôn giáo Sarkic sơ khai và Nhóm Văn hóa Dị thường Triều đại nhà Hạ được viết bằng ngôn ngữ này.

Âm vị học

Vì ngôn ngữ Daevite cổ là một ngôn ngữ đã tuyệt chủng, cách phát âm của nó hiện tại vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, nhận định về mặt lý thuyết về các âm vị sau đây đã được suy ra từ các bản chuyển ngữ của các từ Daevite sang các ngôn ngữ lân cận.

Nguyên âm

Trước Sau
Khép i /i/ u /u/
Trung bình e /e/ o /o/
Mở a /a/ á /ɒ/

Các nguyên âm đôi5 được chứng thực:

Bắt đầu là a Bắt đầu là e Bắt đầu là i
Kết thúc là u au /a͡u/ eu /e͡u/
Kết thúc là o ao /a͡o/ io /i͡o/
Kết thúc là á eá /e͡ɒ/ iá /i͡ɒ/
Kết thúc là e ae /a͡e/
Kết thúc là i ai /a͡i/

Phụ âm

Âm lưỡi môi Âm chân răng Âm sau chân răng Âm vòm mềm Âm yết hầu
Phụ âm mũi m /m/ n /n/
Âm tắc p /p/ b /b/ t /t/ d /d/ k /k/ g /g/
Âm phóng xuất ṭ /tʼ/ ḳ /kʼ/
Âm xát f /ɸ/ s /s/ z /z/ š /ʃ/ x /x/ h /ħ/
Âm tiếp cận v /ʋ/ r /ɹ/
Âm cạnh l /l/

Kết hợp âm vị

Các luật kết hợp âm vị sau đây được áp dụng trong tiếng Daevite Cổ đại:

  • Từ có âm tiết có số nguyên âm + phụ âm nhiều nhất được cấu thành theo thứ tự: Phụ âm, nguyên âm, phụ âm, phụ âm (CVCC).
  • Sự kéo dài nguyên âm6 chỉ được xuất hiện đối với phụ âm mũi và âm tắc.
  • Phụ âm phóng xuất không được xuất hiện trong các cụm phụ âm. Nếu một phụ âm làm thành cụm với một âm phóng xuất, phụ âm đó sẽ bị bỏ.
  • Các âm tắc câm không phóng xuất sẽ bật hơi khi ở cuối một từ.

Ngữ pháp

Loại danh từ

Tiếng Daevite Cổ đại đã có một hệ thống nhóm danh từ kỹ lưỡng; đây là điều khá khác thường đối với một ngôn ngữ từ Siberia. Hệ thống này ảnh hưởng đến số nhiều của từ cũng như cách chia động từ. Khi nhắc tới những nhóm có nhiều loại, một hệ thống phân bậc được sử dụng để xác định loại nào nên được sử dụng. Nhóm luôn được đề cập đến bằng cách sử dụng loại danh từ "cao nhất" trong nhóm. Hệ thống loại danh từ của ngôn ngữ Daevite như sau, từ cao nhất đến thấp nhất trong hệ thống cấp bậc:

Lãnh đạo / Dạng mở Khái niệm / Dạng đuôi vần Vật sống / Dạng A Vật tĩnh / Dạng B
Hầu hết được sử dụng cho những người cai trị, lãnh đạo, lực lượng điều phối trong thế giới vật chất, và đôi khi là cả các danh từ khác khi chúng được sử dụng làm chủ ngữ của một câu. Những danh từ này thường, mặc dù không phải lúc nào cũng bao gồm một nguyên âm mở (á hoặc a) trong âm tiết cuối của những từ đó. Dùng cho các khái niệm sự vật, tâm linh, số, và những thứ khác mà con người không thể tương tác với chúng. Một lượng lớn các danh từ đó kết thúc với phụ âm mũi hoặc âm tắc. Sử dụng cho các sự vật sống đến một mức độ nào đó, như con người, động vật, cây cối. Những danh từ này hiếm khi có đặc điểm thống nhất để phân biệt với những danh từ có phân loại khác. Sử dụng cho các sự vật không phải là sinh vật sống, như đá, công cụ, và các vật liệu khác. Những danh từ này hiếm khi có đặc điểm thống nhất để phân biệt với những danh từ có phân loại khác.
Ví dụ:
Potniá "Chủ nô"
Urdal "Vua"
Ví dụ:
Tivik "Một"
Heug "Tinh thần"
Ví dụ:
Leux "Đứa trẻ"
Hiz "Cây"
Ví dụ:
Hiázai "Lưỡi"7
Šeg "Tảng đá"

Biến thể của danh từ và tính từ

Ngôn ngữ Daevite cổ có 3 loại số - số ít, số nhiều, và thú vị hơn, số "không" không có trong ngôn ngữ nào khác của khu vực. Ví dụ:

Số ít Số nhiều Số không
Ḳast Ḳastau Mazḳast
"Một trái cây" "Nhiều trái cây" "Không trái cây"

Số ít luôn luôn không có dấu hiệu nhận diện. Tuy nhiên, các danh từ số nhiều và số không có dấu hiệu nhận diện để chứng tỏ số và phân loại của danh từ đó. Các dấu hiệu nhận diện như sau:

Lãnh đạo Khái niệm Vật sống Vật tĩnh
Số ít
Số nhiều -(t)8a -(t)in -(t)en (t)au
Số không maz-

Sở hữu cách, được phân loại bởi một tập hợp các hậu tố hoàn toàn riêng biệt được đánh dấu trên các vật sở hữu và thay đổi theo phân loại danh từ và ngôi của người sở hữu. Nếu một danh từ số nhiều là vật sở hữu, các hậu tố đó được thêm sau hậu tố dành cho danh từ số nhiều.

Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba
Số ít -fai -lok -sae
Số nhiều -feut -láket -saed
Số không -šu

Thêm vào đó, đã tồn tại một tiền tố tính từ đơn giản, á-, có thể được sử dụng để biến đổi bất kỳ danh từ nào thành một tính từ. Trong trường hợp danh từ được bổ sung có tính từ trong chính nó thì những tính từ đó cũng được đánh dấu bằng tiền tố. Ví dụ:

Danh từ Tính từ
Kaes "núi" Ákaes "miền núi"
Tu "ba" Átu "thứ ba"

Động từ giảm nghĩa

Một hệ thống giảm nghĩa đã được chứng thực là tồn tại với tần suất thấp trong ngôn ngữ tiếng Daevite Cổ đại. Dựa trên một vài lần xuất hiện của nó, có thể suy ra rằng nó hoạt động theo cách sao chép lại của nguyên âm cuối và phụ âm cuối cùng trong từ gốc. Việc giảm nghĩa này có thể được dùng để châm biếm (như trong "urdalal", "vua bé nhỏ", là tên chế giễu cho một nhà cai trị nước ngoài vô danh) hoặc để ca ngợi (như trong "xaofaof", "bông hoa nhỏ", là biệt danh của một người mẹ đối với con gái mình).

Biến đổi điểm dừng

Tiếng Daevite Cổ đại bao gồm một hệ thống biến đổi điểm dừng độc nhất, dựa theo địa vị xã hội của người nói và người nghe. Hệ thống này không được coi là một hệ thống âm đồng vị đơn giản, mà được coi là một phần cốt lõi trong ngữ pháp, được chứng minh bằng việc các biến đổi đó xuất hiện trong hệ thống chữ viết ngôn ngữ Daevite.

Biến đổi điểm dừng trong ngôn ngữ Daevite liên quan đến việc chuyển tất cả các điểm dừng trong bài phát biểu sang một nhóm khác nếu địa vị xã hội của người nghe cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể. Hai bộ này lần lượt được gọi là Thanh ghi cao và Thanh ghi thấp, và được đối chiếu với Thanh ghi thường.

Thanh ghi thường Thanh ghi cao Thanh ghi thấp
b p b
d t d
g k g
p p b
t d
k g
t
k

Ví dụ với câu "nhà vua đóng cửa lại":

Hios satoku urdal

Khi ở dưới dạng thức của Thanh ghi cao:

Hios saṭoḳu urtal

Khi ở dưới dạng thức của Thanh ghi thấp:

Hios sadogu urdal

Chia động từ

Cách chia động từ trong ngôn ngữ tiếng Daevite Cổ đại khá phức tạp, với mỗi động từ có 50 dạng riêng biệt dựa trên số, thì, ngôi và phân loại từ.

Hai thì của ngôn ngữ tiếng Daevite Cổ đại là thì tương lai và thì phản tương lai. Thì Phản tương lai không có dấu hiệu nhận biết, trong khi thì tương lai được đánh dấu phân loại danh từ Lãnh đạo, Khái niệm, và Vật sống bằng hậu tố -ge. Trong phân loại danh từ Vật tĩnh, hậu tố này thay đổi thành -ke.

Số không được nhận biết trong cả hai thì bằng hậu tố maz-. Không có thông tin ngôi và phân loại nào được thể hiện trong số này.

Ngôi vị của động từ được thể hiện bằng cách sử dụng phụ âm đầu tiên của tiền tố gắn liền với động từ. Đối với ngôi thứ nhất, phụ âm này là t, trong khi đối với ngôi thứ 2 và 3, phụ âm này lần lượt là x và s.

Nguyên âm của tiền tố này được xác định bởi cả ngôi và số của động từ. Cho ngôi thứ nhất và thứ hai, nguyên âm là i trong số ít và u trong số nhiều. Cho ngôi thứ ba, nguyên âm này là a trong số ít và á trong số nhiều.

Cuối cùng, phân loại được thể hiện bằng một vài cách khác nhau. Trong phân loại Vật sống, việc này được thực hiện bằng cách không thêm tiền tố trong ngôi thứ nhất, và thêm tiền tố không được đánh dấu trong các cách chia động từ khác. Trong phân loại Vật tĩnh, các tiền tố không được đánh dấu được thêm vào, và phụ âm đầu của động từ nguyên thể được kéo dài nếu có thể.

Trong phân loại Khái niệm, r được thêm vào cuối tiền tố. Trong phân loại Lãnh đạo, tiền tố không được đánh dấu, trong khi nguyên âm của động từ nguyên thể trải qua quá trình biến thể trong đó nó được thay bằng nguyên âm mở hơn. Vì a và á đều là các nguyên âm hoàn toàn mở, chúng không bị ảnh hưởng, như các nguyên âm đôi.

Nguyên âm nguyên thể Thay bằng
i e
u o
e a
o á
a a
á á

Để minh họa, một vài cách chia động từ của động từ "ăn" và các bản dịch của chúng được thể hiện ở bên dưới.

Nuxe "Chị/Anh ấy đã ăn", or "Chị/Anh ấy đang ăn"
Nuxege "Chị/Anh ấy sẽ ăn"
Tinnuxeke "Nó sẽ ăn"
Maznuxe "Không ai đã ăn" hoặc "Không ai đang ăn"
Maznuxege "Không ai sẽ ăn"

Văn pháp

Trật tự câu và cụm động từ trong tiếng Daevite Cổ đại là Tân ngữ-Động từ-Chủ ngữ. Tính từ luôn được đặt trước các danh từ ám chỉ chúng. Một phần do trong ngôn ngữ này hoàn toàn không tồn tại các cách của danh từ, nên trật tự từ ngữ này cực kỳ cứng nhắc, và các tài liệu không tuân thủ theo trật tự này là rất hiếm, đồng thời có xu hướng là các tác phẩm ngắn hơn nhiều do các tầng lớp thấp hơn sản xuất.

Đáng chú ý là bất cứ khi nào một danh từ thuộc phân loại Lãnh đạo được sử dụng, việc đặt danh từ đó vào bất cứ vị trí nào trong câu cũng có ý nghĩa thiếu tôn trọng, ngoại trừ vị trí chủ ngữ. Điều này được phản ánh trong cách người Daevite mô tả những người hoặc lực lượng lãnh đạo mà họ tán thành và những người mà họ không chấp nhận.

Tiếng Daevite Cổ đại hoàn toàn không có liên hệ từ9. Để chỉ ra sự tương đương giữa hai danh từ, người nói chỉ cần đặt một danh từ làm tân ngữ và một danh từ làm chủ ngữ của câu. Vì điều này không truyền tải thông tin về thì, bất kỳ sự thay đổi nào của mối quan hệ này theo thời gian phải được chỉ định bằng cách sử dụng một câu bổ sung.

Tiếng Daevite Cổ đại có các giới từ. Các cụm từ chỉ vị trí thường được đặt trước chủ ngữ của chúng, giống như tính từ.

Từ vựng

Đại từ

Lãnh đạo Khái niệm Vật sống Vật tĩnh
Ngôi thứ nhất số ít tai nau tau
Ngôi thứ hai số ít ṭaḳá namḳa tuza
Ngôi thứ ba số ít tintau naxiá taniá surau
Ngôi thứ nhất số nhiều taiai xunau xutá
Ngôi thứ nhất số nhiều ḳuṭa xunma xuxe
Ngôi thứ nhất số nhiều tixtiá naxau taosa suxrau
Số không mazšu

Đại từ số không chủ yếu được sử dụng để chỉ những danh từ mà người nói không biết. Điều này đặc biệt hữu ích cho việc hình thành câu hỏi, mặc dù tính chất hạn chế của đại từ có nghĩa là các câu hỏi trong ngôn ngữ tiếng Daevite Cổ đại chỉ chấp nhận danh từ làm câu trả lời và các câu hỏi luôn được diễn đạt phù hợp cho sự hạn chế đó. Ví dụ:

Mazšu xinuxe tuza?

Bạn vừa ăn gì?10

Đại từ chỉ định11 được hình thành bằng cách thêm hậu tố -ne, vào cuối bất kỳ đại từ hiện có nào.

Danh từ

Ṭao Một con người hi sinh
Giáh Một người
Raex Hi sinh vì tôn giáo
Teá Động vật ăn thịt
Reg Chim
Mašai Máu
Kae Cơ thể
Adv Quyển sách
Xiábbeá Biên giới
Peuv Đồng
Leux Đứa trẻ
Neuh Công dân
Pádn Thành phố
Daev Daeva
Hezhum Hoang tàn, hủy diệt
Vaduk Thống trị, Chủ quyền
Hios Cánh cửa
Aiktue Đất nước lớn, Đế quốc12
Xaehn Kết thúc
Bố
Kueše Tình bằng hữu, sự liên minh, tình bạn của nhiều người
Dauhk Lửa
Xaof Hoa
Ḳast Quả
Peá Chúa, vị thần
Zeu Cỏ
Ṭaulo Lăng mộ
Imai Khách
Teán Đầu
Taef Trái tim
Vaon Nhà
Kiáth Ngựa
Urdal Vua
Ner Thiếu
Maopt
Kifenn Niềm khát khao
Vam Mẹ
Kaes Núi
Tivik Một
Aidr Cung điện
Aok Địa điểm
Kao Dòng sông
Baox Đường (đi)
Iohk Đường (đi)
Xioṭo Nước bọt
Nelk Sarkite
Ḳun Nô lệ
Deág Lính
Heug Linh hồn
Gai Mạch, suối (nước), Font
Geát Đá
Daošre Kẻ trộm
Hiázai Lưỡi
Hisp Cây
Tiálḳ Chiến tranh
Ṭeukm Vũ khí
Aint Vết thương
Ba Cơn thịnh nộ

Động từ

Tiḳá Chiến đấu
Paba Thịnh nộ
Derá Mang theo (đồ)
Pove Chỉ định
Toku Đóng
Dáṭe Ra lệnh
Hiorda Khen
Mauš Chìm trong biển máu
Tuṭá Cắt
Ṭaši Nhảy múa
Hezu Phá hủy
Musu Chết
Tiha Làm
Nuxe Ăn
Ḳofá (Làm thành) nô lệ
Pevá Phát triển
Pone Biết
Duhau Thắp lửa
Xáṭe Diễu hành (lực lượng vũ trang)
Giho Buộc (cái gì đó làm gì đó)
Báli Mở
Ḳefe Đặt
Naḳa Cai trị
Ganu Đánh dấu
Raxka Hi sinh
Lági Nhìn
Gusá Gửi
Daepá Hát
Ṭofi Đâm (bằng dao hoặc vật nhọn)
Hihe Du lịch
Šozu Làm phai (màu)

Tính từ và Trạng từ

Miá Toàn bộ, Hoàn toàn, Tất cả
Iárx Đen
Tairx Xanh dương
Liomao Xa
Murx Xanh lá cây
Beulae Cũ, cổ
Ḳuešae Thật, đúng
Sau (Màu) đỏ
Vihe Tỏa sáng
Aifš Cao, lớn
Baih Yếu
Taiš Trắng
Laot Bây giờ

Từ chức năng

Ṭá Trong, tại
Mašeza Nhưng, Tuy nhiên
Aen Cho, bởi vì
Iob Hơn
Šue Hầu hết
Meš Không, Không có
Đối với
Maixe Đây
Kut Với

Hệ thống chữ viết

Hệ thống chữ viết của tiếng Daevite Cổ đại là một hệ thống abugida13, viết từ trên xuống dưới, trái sang phải. Điều này là do chữ viết ban đầu được phát triển như một phương pháp viết trên cây, tuy nhiên do tính chất hữu cơ của chúng, rất ít chữ khắc trên chất liệu này còn tồn tại để nghiên cứu ở thời điểm hiện tại.

Ký hiệu phụ âm

Các phụ âm được đánh dấu bằng một nét gạch/đường gạch đi xuống trong mỗi từ. Các từ sau đó được phân tách bằng dấu phân cách từ được chỉ định.

Dấu phân cách từ WordSeparator.png

Danh sách các chữ cái phụ âm khác nhau có sẵn bên dưới, bên cạnh chữ La tinh của chúng.

ConsonantTable.png

Ký hiệu nguyên âm

Các nguyên âm được đánh dấu bằng cách sử dụng ba ký hiệu khác nhau, mỗi ký hiệu tương ứng với mức độ mở của nguyên âm, có thể được đặt ở hai bên của dòng phụ âm dựa trên vị trí lưỡi. Hệ thống này cung cấp một cách dễ dàng để đánh dấu tất cả 6 nguyên âm cơ bản của tiếng Daevite Cổ đại.

VowelTable.png

Trong trường hợp một từ bắt đầu bằng một nguyên âm, các dấu nguyên âm được đặt trên dấu phân cách từ đứng trước nó.

Cuối cùng, để đánh dấu các nguyên âm đôi, hai dấu nguyên âm được nối với nhau. Điều này được thực hiện mà không có sửa đổi đáng kể khi hai dấu ở cùng một phía của dòng phụ âm. Tuy nhiên, khi chúng ở hai phía đối diện, một đầu nối ngang sẽ mở rộng giữa chúng.

Nếu phụ âm sau là đuôi vần của âm tiết, thì dấu của nguyên âm thứ hai thường được thay thế bởi nguyên âm của phụ âm khởi đầu. Trong trường hợp phụ âm sau là đầu của một âm tiết riêng biệt, nó bị đẩy xuống dưới.

Hệ thống chữ số

Sự tôn kính của người Daevite với số nguyên tố, đặc biệt là số bảy, cũng xuất hiện trong hệ thống chữ số được sử dụng trong ngôn ngữ của họ. Mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này có ý kiến rằng hệ thống được mô tả ở đây không phải là hệ thống được sử dụng bởi phần lớn dân số của Đế chế14, nó có khả năng là hệ thống được sử dụng trong các tài liệu và bài phát biểu cấp cao, và do đó là hệ thống chữ số tiếng Daevite Cổ đại duy nhất được ghi lại vẫn còn tồn tại.

Hệ thống chữ số tiếng Daevite Cổ đại có khả năng mô tả bất kỳ số tự nhiên nào ngoại trừ 1, và dựa trên thừa số nguyên tố15. Điều này làm cho người Daevite trở thành dân tộc khám phá ra định lý cơ bản của số học sớm nhất, trước thời điểm quyển Cơ sở của Euclid ra đời ít nhất 1.300 năm.

Vì có vô số số nguyên tố, một hệ thống con tồn tại trong tiếng Daevite Cổ đại để mô tả vị trí của một số nguyên tố trong danh sách các số nguyên tố. Đây là hệ thất phân16, mặc dù 4 và 6 được biểu diễn bằng cách sử dụng các thừa số nguyên tố của chúng thay vì các chữ số duy nhất, và số cuối cùng luôn là một chữ số, thay vì bất kỳ số thất phân nào. Hệ thống số tiếng Daevite Cổ đại chung sử dụng 7 chữ số để biểu thị 7 số nguyên tố đầu tiên, với phần còn lại được hình thành bằng cách sử dụng hệ thất phân. Các số nguyên tố không nằm trong 7 số đầu tiên được phân biệt bằng cách viết từ trái sang phải, chứ không phải trên xuống dưới như phần còn lại của bài viết Daevite.

Người Daevite có thể không coi 1 là một số - trong khi một từ cho nó đã tồn tại, không tồn tại chữ số nào có giá trị của nó. Thay vào đó, trong những trường hợp hiếm hoi mà 1 được sử dụng trong toán học Daevite còn sót lại, từ được viết ra bằng cách sử dụng chính tả thông thường thay vì được biểu diễn bằng số.

Danh sách chữ số Daevite ở bên dưới.

DaeviteNumerals.png

Sau đây là các ví dụ khác nhau đã được chứng thực về các số được viết bằng hệ thống này. Lưu ý: do các số được biểu thị thông qua phép nhân các thừa số nguyên tố, thứ tự từ trên xuống dưới của các chữ số là không có ý nghĩa17. Thứ tự chỉ quan trọng khi các số nguyên tố được viết bằng hệ thất phân.

Số (chữ số Ả Rập) Số (chữ số Daevite) Phát âm Daevite Dịch nghĩa đen
55
55.png
Lok kafšan kut Năm với mười một
141
141.png
Tu átu mán kut Ba và ba phần hai
9032
9032.png
Mán mán kut mán kut átu tu kut tu kut xafak kut Hai với hai với hai với hai với hai phần năm mười bảy

Chữ mẫu

Văn bản được tìm thấy trên Lăng mộ trống của Duvtaen, được cho là một vị tướng của người Daevo từ thời kỳ bị chia cắt trong nền văn minh Daevite.

Ádaevavaon deág tai. Ṭeukmsae tai. Duvtaen tai. Ápádnfeut leux xipove tai.
Tiálḳ eá tai sagosá pádnfeut. Teátenen tihazu18. Komitenen tiḳáfá.
Tiálḳ ṭá timosu tai. Maixe ṭaulofai sákefe deágenfai. Daošre saṭáfige ápádnfeut ba.

Tôi là một người lính của Daevo. Tôi là vũ khí của họ. Tôi là Duvtaen. Tôi được (bạn) gọi là Đứa con của Thành phố.
Thành phố đã gửi tôi ra chiến đấu. Tôi đã phá hủy rất nhiều19 dã thú. Tôi đã biến nhiều Komis thành nô lệ20.
Tôi đã mất trong trận chiến. Những người lính của tôi đã đặt mộ của tôi ở đây. Cơn thịnh nộ của thành phố chúng ta sẽ tấn công bất kỳ kẻ xâm nhập nào.

Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License