@import url('https://fonts.googleapis.com/css2?family=JetBrains+Mono:ital,wght@0,100..800;1,100..800&display=swap'); @supports(display: grid) { :root { /* S-CSS-P Integration */ /* If you're making a new CSS theme, please include the following three variables at minimum. */ --theme-base: "black-highlighter"; /* must be either "black-highlighter" or "sigma9" */ --theme-id: "SCP-Offices-theme"; /* set this to the URL of your theme's page - eg for "component:ar-theme", set it to "ar-theme" */ --theme-name: "SCP Offices Theme"; /* set this to your theme's full name */ /* Typefaces */ --body-font: "JetBrains Mono", Recursive, Consolas, monaco, monospace; --header-font: var(--header-font); --title-font: var(--header-font); --mono-font: var(--header-font); --UI-font: var(--header-font); /* Standard Colors */ --white-monochrome: 238, 238, 216; --pale-gray-monochrome: 233, 231, 204; --light-gray-monochrome: 147, 147, 147; --gray-monochrome: 127, 127, 127; --dark-gray-monochrome: 101, 101, 101; --black-monochrome: 25, 20, 16; --bright-accent: 145, 179, 153; --medium-accent: 145, 179, 153; --dark-accent: 105, 133, 111; --swatch-text-general: var(--swatch-text-dark); --logo-image: url("https://scp-wiki.wdfiles.com/local--files/theme:scp-offices-theme/scpoffices_logo.svg"); --background-gradient-color: 215, 215, 215; --background-gradient-distance: 40rem; /* Link Colors */ --link-color: var(--bright-accent); --visited-link-color: var(--dark-accent); --hover-link-color: var(--dark-accent); --newpage-color: 221, 102, 17; } #container-wrap-wrap { background-image: repeating-linear-gradient(180deg, hsla(0, 0%, 100%, 0), hsla(0, 0%, 100%, 0) 0.25vh, rgba(88, 88, 88, 0.1) 0.35vh, rgba(88, 88, 88, 0.2) 0.5vh), linear-gradient(to bottom, rgba(var(--black-monochrome), 1) var(--header-height-on-desktop), rgba(var(--gray-monochrome), 1) calc(var(--header-height-on-desktop) + 0.125rem), rgba(var(--gray-monochrome), 1) calc(100% - 0.125rem), rgba(var(--gray-monochrome), 1) calc(100% - 0.125rem), rgba(var(--black-monochrome), 1) 100%); background-repeat: no-repeat; background-size: 100% var(--header-height-on-desktop), 100% var(--final-header-height-on-desktop); } a { --wght: 900; font-weight: 900; } #header h2 span::before { color: rgb(var(--bright-accent)); } #header h1 *, #top-bar *, #page-title * { will-change: opacity; transition: opacity 0.2s ease-in-out; } #header h1 a:hover::before, #header h1 a:hover::after, #top-bar a:hover, #page-title:hover, #search-top-box-form input[type="submit"]:hover, #search-top-box-form input[type="submit"]:focus { -webkit-animation: flicker 20s linear infinite; animation: flicker 20s linear infinite; } #side-bar .collapsible-block-unfolded { background: unset; } #side-bar div.menu-item a.collapsible-block-link, #side-bar .side-block>.collapsible-block a.collapsible-block-link { background: rgba(var(--medium-accent), 0.5); } #side-bar .close-menu::before { line-height: 0.85em !important; } #side-bar .heading p, #side-bar .collapsible-block .collapsible-block-link { color: rgb(var(--swatch-primary-darkest)) } #side-bar div.menu-item a, #side-bar div.menu-item .text { --wght: 900; font-weight: 900; } #side-bar div.menu-item a:hover, #side-bar div.menu-item a:active { -webkit-animation: flicker 20s linear infinite; animation: flicker 20s linear infinite; color: rgb(var(--swatch-text-tertiary-color)); } #side-bar div.menu-item a:focus-within { -webkit-animation: flicker 20s linear infinite; animation: flicker 20s linear infinite; color: rgb(var(--swatch-text-tertiary-color)); } .info-container .collapsible-block-folded, .info-container .collapsible-block-unfolded-link { background: rgb(var(--bright-accent)) !important; } div[id*="page-options-bottom"] { --ui-wght: 600; --ui-hvr-wght: 600; font-size: calc(var(--base-font-size) * 0.75); } @media only screen and (max-width: 56.25rem) { #header { background-repeat: no-repeat, repeat; background-position: left calc(5vw + 5.5rem - 10.4rem) top calc(4% - var(--offset-from-page-top) / 2), top center; background-size: calc(8.75rem + var(--offset-from-page-top)), 100% var(--header-height-on-desktop); } } @-webkit-keyframes flicker { 0% { opacity: 1; } 5% { opacity: .9; } 6% { opacity: .8; } 11% { opacity: .4; } 11.25% { opacity: .6; } 11.5% { opacity: .4; } 18% { opacity: 1; } 18.5% { opacity: .9; } 22% { opacity: 1; } 38.5% { opacity: 1; } 39% { opacity: .8; } 42% { opacity: 1; } 60% { opacity: 1; } 60.5% { opacity: 0; } 62% { opacity: 0; } 63% { opacity: .2; } 63.25% { opacity: 0; } 65% { opacity: 1; } 73% { opacity: 1; } 75% { opacity: .8; } 79% { opacity: 1; } 100% { opacity: 1; } } @keyframes flicker { 0% { opacity: 1; } 5% { opacity: .9; } 6% { opacity: .8; } 11% { opacity: .4; } 11.25% { opacity: .6; } 11.5% { opacity: .4; } 18% { opacity: 1; } 18.5% { opacity: .9; } 22% { opacity: 1; } 38.5% { opacity: 1; } 39% { opacity: .8; } 42% { opacity: 1; } 60% { opacity: 1; } 60.5% { opacity: 0; } 62% { opacity: 0; } 63% { opacity: .2; } 63.25% { opacity: 0; } 65% { opacity: 1; } 73% { opacity: 1; } 75% { opacity: .8; } 79% { opacity: 1; } 100% { opacity: 1; } } }
@supports(display: grid) { :root { --sidebar-width-on-desktop: calc((var(--base-font-size) * (14 / 15)) * 19); --body-width-on-desktop: 45.75rem; } @media only screen and (min-width: 769px) { #side-bar .close-menu { display: block; position: fixed; top: 0.5rem; left: 0.5rem; width: 3rem; height: 3rem; opacity: 1; pointer-events: all; z-index: -1; } #side-bar .close-menu img { color: transparent; } #side-bar .close-menu::before, #side-bar .close-menu::after { content: ""; box-sizing: border-box; position: fixed; display: block; top: 0.5rem; left: 0.5rem; width: 3rem; height: 3rem; padding: 0; margin: 0; text-align: center; pointer-events: all; cursor: pointer; transition: opacity var(--sidebar-transition-timing); } #side-bar .close-menu::before { --mask:url("data:image/svg+xml,%3C%3Fxml version='1.0' encoding='utf-8'%3F%3E%3Csvg xmlns='http://www.w3.org/2000/svg' xmlns:xlink='http://www.w3.org/1999/xlink' id='Hamburger' x='0' y='0' baseProfile='tiny' overflow='visible' version='1.2' viewBox='0 0 32 32' xml:space='preserve'%3E%3Cpath d='M4 10h24c1.1 0 2-.9 2-2s-.9-2-2-2H4c-1.1 0-2 .9-2 2s.9 2 2 2zm24 4H4c-1.1 0-2 .9-2 2s.9 2 2 2h24c1.1 0 2-.9 2-2s-.9-2-2-2zm0 8H4c-1.1 0-2 .9-2 2s.9 2 2 2h24c1.1 0 2-.9 2-2s-.9-2-2-2z'/%3E%3C/svg%3E"); z-index: -1; background-color: var(--toggle-icon-color, rgb(var(--sidebar-links-text))) !important; -webkit-mask: var(--mask); mask: var(--mask); -webkit-mask-repeat: no-repeat; mask-repeat: no-repeat; -webkit-mask-position: 50% 50%; mask-position: 50% 50%; -webkit-mask-size: 60%; mask-size: 60%; } #side-bar .close-menu::after { z-index: -2; background-color: var(--toggle-button-bg, rgb(var(--sidebar-bg-color))) !important; border-radius: var(--toggle-roundness, 50%); border: var(--toggle-border-color, rgb(var(--sidebar-links-text))) var(--toggle-border-width, 0.25rem) solid; } #side-bar:focus-within .close-menu, #side-bar:not(:has(.close-menu:hover)):not(:focus-within):hover .close-menu { pointer-events: none; } #side-bar:focus-within .close-menu::before, #side-bar:focus-within .close-menu::after { opacity: 0; pointer-events: none; } #side-bar:not(:has(.close-menu:hover)):not(:focus-within):hover .close-menu::before, #side-bar:not(:has(.close-menu:hover)):not(:focus-within):hover .close-menu::after { opacity: 0; pointer-events: none; } #side-bar { display: block; position: fixed; top: 0; left: calc(var(--sidebar-width-on-desktop)*-1); z-index: 10; transition: left 500ms cubic-bezier(0.4, 0, 0.2, 1) 100ms; height: 100%; overflow-y: auto; overflow-x: hidden; margin-top: 0; } #side-bar:focus-within { left: 0; } #side-bar:not(:has(.close-menu:hover)):not(:focus-within):hover { left: 0; } #side-bar .side-block { margin-top: 1rem; background-color: rgb(0, 0, 0, 0); border-radius: 0; border-left-width: 0px; border-right-width: 0px; } #main-content::before { content: ""; display: block; position: fixed; top: 0; right: 0; z-index: -1; opacity: 0; transition: opacity 500ms cubic-bezier(0.4, 0, 0.2, 1) 100ms, width 500ms cubic-bezier(0.4, 0, 0.2, 1) 100ms; margin-left: var(--sidebar-width-on-desktop); background: rgba(var(--swatch-menubg-black-color), .3) 1px 1px repeat; padding-right: 0; width: 100%; height: 100vh; pointer-events: none; z-index: 99; } #side-bar:focus-within ~ #main-content::before { width: calc(100% - var(--sidebar-width-on-desktop)); opacity: 1; pointer-events: all; } #side-bar:not(:has(.close-menu:hover)):not(:focus-within):hover ~ #main-content::before { width: calc(100% - var(--sidebar-width-on-desktop)); opacity: 1; pointer-events: all; } @supports (-moz-appearance:none) and (background-attachment:local) and (not (-moz-osx-font-smoothing:auto)) { #side-bar { padding: inherit; } } #content-wrap { display: flex; flex-direction: row; width: calc(100vw - (100vw - 100%)); min-height: calc(100vh - calc(var(--final-header-height-on-desktop, 10.125rem))); flex-grow: 2; height: auto; position: relative; margin: 0 auto; max-width: inherit; } #main-content { width: 100%; position: initial; max-height: 100%; padding: 2rem 1rem; width: var(--body-width-on-desktop, 45.75rem); max-width: var(--body-width-on-desktop, 45.75rem); margin: 0 auto; } #page-content { max-width: min(90vw, var(--body-width-on-desktop, 45.75rem)); } @supports (-webkit-hyphens:none) { #side-bar { transition: left 500ms cubic-bezier(0.4, 0, 0.2, 1) 100ms, padding-right 500ms cubic-bezier(0.4, 0, 0.2, 1) 100ms, background-color 500ms cubic-bezier(0.4, 0, 0.2, 1) 100ms; padding-right: 0; background-color: rgb(0, 0, 0, 0); pointer-events: all; overflow-x: visible; overflow-y: visible; z-index: 999; } #side-bar::-webkit-scrollbar { opacity: 0; -webkit-transition: opacity 500ms cubic-bezier(0.4, 0, 0.2, 1) 100ms; transition: opacity 500ms cubic-bezier(0.4, 0, 0.2, 1) 100ms; } #side-bar .close-menu::before { z-index: 999; } #side-bar .close-menu::after { z-index: 998; } #side-bar:hover .close-menu::before, #side-bar:hover .close-menu::after { opacity: 0; } #side-bar:hover { left: 0; background-color: rgba(var(--swatch-menubg-color), 1); padding-right: 0; } #side-bar:hover::-webkit-scrollbar { opacity: 1; } #side-bar:hover~#main-content::before { width: calc(100% - var(--sidebar-width-on-desktop)); opacity: 1; pointer-events: all; } } } }
Khu vực chịu ảnh hưởng bởi SCP-012-VN.
Quy trình Quản thúc Đặc biệt: Do bản chất của dị thể, không thể quản thúc SCP-012-VN một cách hoàn toàn. Một đội Đặc nhiệm phải đóng quân tại khu vực xảy ra SCP-012-VN, đồng thời ghi lại chi tiết về những lần xuất hiện của nó trong tương lai. Tính đến thời điểm hiện tại, việc xóa ký ức những thường dân có hiểu biết về SCP-012-VN được coi là chưa cần thiết, do Tổ Chức cần nghiên cứu sâu hơn về dị tượng này.
Quy trình Quản thúc Đặc biệt: Không còn quy trình quản thúc nào được cho là cần thiết.
Mô tả: SCP-012-VN là một dị tượng ảnh hưởng lên một ngôi làng biệt lập ███ thuộc tỉnh ███ ███, Việt Nam.
Bản thân dị tượng được tạo ra thông qua một nghi lễ huyền thuật được thực hiện bởi các thường dân trong khu vực này. Nghi lễ nhằm mục đích mang lại lợi ích cho người dân và khu vực. Trong hầu hết các trường hợp, SCP-012-VN sẽ ảnh hưởng lên những cá thể thuộc loài Oryza sativa (hay còn được gọi là Lúa nước) trong khu vực phát triển mạnh và cho năng suất cao.
Phát hiện: SCP-012-VN lọt vào tầm ngắm của Tổ Chức trong quá trình điều tra về một hoạt động dị thường không liên quan tại vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh ███ ███. Khi đang càn quét toàn bộ khu vực, mức độ EVE đột ngột dao động vào ngày 18/09/2013. Đơn Vị Giám Sát Hoạt Động Huyền Thuật đã được giao nhiệm vụ khám phá và nghiên cứu sự cố nói trên. Quá trình điều tra dẫn tới việc phát hiện ra ngôi làng và hoạt động dị thường liên quan tới nó. Đội nghiên cứu đã cải trang thành một đoàn làm phim tư liệu để tiếp cận ngôi làng nhằm thu thập thêm thông tin.
Phụ lục 012-VN.01: Nhật ký Thẩm vấn
Lời nói đầu: Ngôi làng được cho là biệt lập và gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Hầu hết toàn bộ người dân trong làng đều giao tiếp bằng một ngôn ngữ không xác định và có rất ít kiến thức về khoa học hiện đại. Chỉ có một số ít cá nhân có thể giao tiếp bằng Tiếng Việt phổ thông, trong đó có CNĐLT-141— một già làng và cũng là một huyền thuật sư cấp thấp. Buổi thấm vấn diễn ra trong căn nhà của CNĐLT-141, ghi lại thông qua máy ghi âm của Đặc vụ thực địa Lê Huỳnh Thanh. Lưu ý rằng CNĐLT-141 chỉ cho phép một thành viên trong đội ngũ tiến vào căn nhà và trò chuyện.
Đối tượng thẩm vấn: CNĐLT-141
Người thẩm vấn: Đặc vụ thực địa Thanh
Thời gian: 18/09/2013
[Bắt đầu Bản ghi]
Đặc vụ Thanh: Chào bà ███. Cháu là thành viên của đoàn làm phim, cháu ở đây để hỏi bà vài câu hỏi để lấy tư liệu, có được không ạ?
CNĐLT-141: [ngồi yên lặng trong vòng 10 giây]. Tôi thấy ở cậu có một thứ gì đó. Một thứ mà tôi không rõ. Có vẻ như… cậu đến đây cho mục đích khác, đúng không nhỉ? Nhưng dù sao các cậu cũng lặn lội đường sá xa xôi để tới đây rồi, tôi sẽ trả lời một vài câu hỏi.
CNĐLT-141.
Đặc vụ Thanh: [Đặc vụ Thanh giật mình, nhưng ngay sau đó lấy lại bình tĩnh]. Cháu xin cảm ơn bà. Vậy câu hỏi đầu tiên của bọn cháu là… Đoàn làm phim chúng cháu phát hiện một vệt sáng rất lạ ở trong rừng, nhờ thế mà chúng cháu tìm được mọi người và muốn tìm hiểu về cuộc sống ở ngôi làng này. Có phải mọi người ở đây đã tạo ra vệt sáng đó không?
CNĐLT-141: [Bật cười] Ồ, hóa ra đó là lý do mà các cậu tìm thấy nơi này sao. Thôi được rồi, về cơ bản là đúng, người dân ở đây đã tạo ra nó.
Đặc vụ Thanh: Vậy bà có thể nói rõ đó là gì không? Tại sao nó lại xuất hiện ở đây? Và sao mọi người lại có thể thực hiện nó?
CNĐLT-141: Bình tĩnh lại nào, chàng trai trẻ. Đừng có hỏi người ta một cách dồn dập như vậy, cậu mới vào nghề hay sao? [CNĐLT-141 làm lở lửng một tách chè giữa không khí và đưa nó cho Đặc vụ Thanh, trong khi bản thân đang nhâm nhi một tách chè.] Uống đi, chè ngon lắm đấy. Ta nên nói từ đâu nhỉ, mọi thứ đều bắt đầu từ một nghi lễ trong ngôi làng.
Đặc vụ Thanh: [Cầm lấy tách chè.] Nghi lễ?
CNĐLT-141: Đúng vậy. Người dân nơi đây gọi đó là [tên riêng không phiên âm được]. Nói bằng tiếng Kinh thì có lẽ là giống với "lễ Chiêu Thần" nhất. Bản thân ta chỉ biết rằng nghi lễ được những người đầu tiên đặt chân tới nơi đây sử dụng và truyền lại từ đời này sang đời khác.
Đặc vụ Thanh: Bà có thể kể thêm cho cháu về lễ "Chiêu Thần" được không?
CNĐLT-141: Được thôi, mọi đứa trẻ trong ngôi làng khi sinh ra đều được nghe về nó- ngay cả ta. Ngày xưa, khi tổ tiên lên rừng núi khai hoang, để định cư lập nghiệp tại chốn này, họ gặp muôn vàn khó khăn. Những người dân thiện lành chăm chỉ vẫn chẳng thể nào đấu chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt. Dân làng khi ấy chỉ như da bọc xương, họ chẳng thể nào trồng được lương thực. Bọn họ chỉ có thể dựa vào hoa quả dại trong rừng, thậm chí có người đói đến mức phải nhai lá độc mà chết. Và rồi, vị trưởng làng khi ấy rời làng ba ngày ba đêm để tìm một vị pháp sư, để tìm cách cứu sống người của mình. Khi ông trở về, ông theo lời của vị pháp sư ấy lập nên lễ "Chiêu Thần".
Đặc vụ Thanh: Hóa ra đó là bắt nguồn của nghi lễ. Nhưng tại sao mọi người lại đặt tên như vậy?
CNĐLT-141: Giống như cái tên ấy, vị trưởng làng đã cầu xin sự hỗ trợ… từ một vị thần. Bản thân ta cũng không rõ vị thần ấy trông ra sao vì ánh sáng bao phủ lấy thân thể ngài. Nhưng khi ngài xuất hiện, hoa màu trong khu vực đều bung nở và cả dân làng sẽ ấm no. Và đó cũng là lý do mà ngôi làng này vẫn sống sung túc và bình yên cho đến nay.
Đặc vụ Thanh: Cháu hiểu rồi… nhưng… chà, chắc là mọi người có lòng tôn kính rất lớn với vị thần đó phải không ạ? Và người làng mình cũng tốn rất nhiều công sức để thể hiện lòng tôn kính đó, đúng không bà? Ý cháu là, đó là một vị thần mà?
CNĐLT-141: Một cái giá quá nhỏ so với những gì ngài ấy đem lại. Và mọi người tại nơi đây đều hạnh phúc khi thực hiện nghi lễ.
Đặc vụ Thanh: Chà, ước gì tụi cháu đến sớm hơn để có thể chứng kiến nghi lễ.
CNĐLT-141: Nếu muốn, cậu và đoàn làm phim có thể ở lại vài ngày. Bọn ta sẽ lại thực hiện lễ "Chiêu Thần" trong vòng ba ngày nữa.
Đặc vụ Thanh: Cảm ơn lòng tốt của bà, nhưng có lẽ tụi cháu sẽ xuống núi và quay lại đây vào lúc đó.
CNĐLT-141: Được thôi. Dân làng luôn chào đón các cậu quay lại.
[Kết thúc Bản ghi]
TỪ: Ts. Trần Dương
ĐẾN: Giám đốc Điểm-21-VN
Chủ đề: ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
Hiện tại, do chúng ta mới chỉ có được một lượng thông tin ít ỏi về sự kiện xảy ra trong khu vực. Chúng tôi không thể tự suy đoán được rằng liệu "vị thần" đó có là một vị thần hay không nữa, có thể có hoặc có thể không. Do vậy, chúng tôi đề xuất hoãn việc cấp thuốc lú cho thường dân trong khu vực này— bởi vì chỉ có họ mới biết cách triệu hồi thực thể kể trên. Tôi biết nó có thể gây nguy hại đến Bức Màn, nhưng khi chúng ta nghiên cứu một cách kĩ càng- việc cấp thuốc lú vẫn chưa phải là muộn.
Thông qua buổi thẩm vấn với già làng, nghi lễ sẽ được bắt đầu trong vòng 3 ngày tới- vì vậy, đội của tôi sẽ đóng quân gần khu vực này và bắt đầu nghiên cứu nó.
Mong ông cân nhắc kĩ lưỡng đề xuất này.
- Ts. Dương
TỪ: Giám đốc Điểm-21-VN
ĐẾN: Ts. Dương
Chủ đề: TL: ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
CHẤP THUẬN |
Ghi chú: Do đề xuất đã được thông qua, toàn bộ đội nghiên cứu đã đóng quân gần khu vực ngôi làng trong vòng 3 ngày tiếp đó nhưng không phát hiện bất cứ hoạt động dị thường nào. Vào ngày thực hiện nghi lễ, cả đội đã quay trở lại ngôi làng để nghiên cứu thêm thông tin về dị thể. Tài liệu dưới đây được ghi lại qua máy quay của đội, mô tả cách thức nghi lễ hoạt động.
Phụ lục 012-VN.02: Nghi lễ "Chiêu Thần"
THỜI GIAN GHI HÌNH: 21/09/2013
BẮT ĐẦU BẢN GHI
1030: Cả đội đi tới lối vào của ngôi làng.
1050: Một người đàn ông dẫn cả đội tới khu vực thực hiện nghi lễ, có vẻ như là bìa rừng phía sau ngôi làng. Tại đây, có một miếu thờ nhỏ.
1053: Máy quay ghi lại được hai mươi người dân trong ngôi làng, mười nam mười nữ đứng thành vòng tròn xung quanh đền thờ. Bên cạnh vòng tròn, ba người đàn ông đánh trống.
1100: CNĐLT-141 được cho là người thực hiện nghi lễ. Đối tượng ở trong vòng tròn, quỳ xuống đối diện miếu thờ và cúi đầu.1120: CNĐLT-141 đứng dậy và thực hiện một số dị chỉ theo nhịp điệu của tiếng trống. Hai đối tượng— một nam một nữ bước ra khỏi vòng tròn. Cả hai đều cầm dao, sau đó người phụ nữ đâm một con gà trống (Gallus gallus domesticus) và người đàn ông đâm một con lợn nhà (Sus scrofa domesticus) đã được chuẩn bị từ trước cho đến chết.
1219: Hai đối tượng hứng máu vào bát, sau đó quay trở lại vòng tròn.
1250: Ba người đàn ông dừng đánh trống, sau đó lôi một thiếu nữ bị trùm kín đầu vào vòng tròn.
1300: CNĐLT-141 nhảy múa xung quanh thiếu nữ, cùng lúc đó đọc thần chú.1.
1318: CNĐLT-141 hất bát máu vào người phụ nữ. Sau đó đối tượng lấy ra một con dao trong túi áo và đâm vào bụng thiếu nữ.1350: Những cá nhân xung quanh đồng thanh kêu lên, dường như đang cố lấn át tiếng hét của thiếu nữ.
1400: Sau khi để máu chảy ra khỏi bụng tạo thành một vũng máu lớn, CNĐLT-141 bắt đầu moi nội tạng của nạn nhân.
1410: Toàn bộ các đối tượng phá bỏ vòng tròn, tiến hành tiêu thụ nội tạng một cách nhanh chóng.
1500: Sau khi tiêu thụ toàn bộ, họ đồng loạt quỳ xuống trước mặt miếu thờ.
1530: Máy quay ghi lại hình ảnh về một thực thể không xác định, phát sáng2 xuất hiện ngay phía trên của miếu thờ.
1620: Thực thể tỏa ra một luồng ánh sáng mạnh, bắn nó vào giữa không gian. Các tia sáng phân tán và rơi xuống môi trường xung quanh. Khi rơi xuống cánh đồng gần đó, các cá thể Oryza sativa đột ngột phát triển mạnh.
1658: Sau khi hoàn thành, thực thể nói trên biến mất.
1720: Ba người đàn ông lần lượt đánh trống đúng ba lần. Nghi lễ kết thúc
KẾT THÚC BẢN GHI
TỪ: Ts. Dương
ĐẾN: Giám đốc Điểm-21-VN
Chủ đề: NHẬN XÉT NGHI LỄ
Cuối cùng sau ba ngày, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến nghi lễ. Và thành thực mà nói, nó khá là man rợ. Nếu phải mô tả lại, thì tôi nghĩ nó giống như cảnh cả đàn sư tử cùng nhau xâu xé một con thỏ đế— "cái giá rất nhỏ" mà bà lão kia nhắc tới thật… thật điên rồ. Nhưng nếu ngoại trừ cái cảnh tượng buồn nôn ấy ra, thì cả đội đều đã chứng kiến thực thể đó. Tuy không rõ được hình dạng của nó, nhưng bọn tôi khá chắc nó chẳng phải là thần hay gì cả, phải chăng da của nó làm từ một loại chất liệu phản ánh sáng hoặc để ánh sáng chiếu xuyên qua hay đại loại như vậy. Và cái thứ năng lượng nó tỏa ra, có vẻ như chúng thúc đẩy việc phát triển của thực vật xung quanh— không phải chỉ có lúa được mô tả trong tài liệu. Ngay cả bản thân tôi cũng không chắc mục đích của nó là gì, và tại sao nó phải làm vậy. Phải chăng đó là một hiệp ước từ xa xưa giữa người dân Việt Nam với nó, bắt chúng ta phải làm những chuyện kinh tởm như vậy mới có thể ấm no? Vẫn còn nhiều câu hỏi, nhiều giả thuyết chưa thể giải đáp về vấn đề này. Vậy nên, nếu như ông cho phép— đội của tôi sẽ ở lại khu vực này lâu nhất có thể để tìm ra lời giải về nguồn gốc và bản chất thật sự của nó.
- Ts. Dương
ĐẾN: Ts. Dương
Chủ đề: TL: NHẬN XÉT NGHI LỄ
CHẤP THUẬN |
Phụ lục 012-VN.03: Nhật ký Sự cố
Vào ngày 05/10/2013, chấn động EVE tiếp tục xảy ra trong khu vực. Đội nghiên cứu ngay lập tức sàn quét khu vực thông qua drone và phát hiện toàn bộ ngôi làng đã bị phá hủy. Toàn đội di chuyển tới khu vực và chứng kiến nhiều thi thể nằm rải rác xung quanh, trong tình trạng bị phân chia thành nhiều mảnh. Trên thi thể xuất hiện các loại nấm kí sính và một vài loài thực vật nhỏ khác. Sau khoảng 30 phút rà soát khu vực, các Đặc vụ phát hiện hai đối tượng: Trác Thị Thơm, 18 tuổi (CNĐLT-142) và Trác Sao Mai, 5 tuổi (CNĐLT-143) bất tỉnh và có thương tích nhẹ. Sau khi được đưa về căn cứ và chữa trị, buổi thẩm vấn với CNĐLT-142 được thực hiện nhằm khai thác thêm thông tin về sự cố này.
Lời nói đầu: CNĐLT-142 có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt. Buổi thẩm vấn diễn ra trong khu vực đóng quân của đội nghiên cứu. Đặc vụ thực địa Thanh được giao nhiệm vụ thẩm vấn do từng tiếp xúc với đối tượng trong thời gian trú ngụ ở ngôi làng.
Đối tượng thẩm vấn: CNĐLT-142
Người thẩm vấn: Đặc vụ thực địa Thanh
Thời gian: 05/10/2013
[Bắt đầu Bản ghi]
[Đặc vụ Thanh tiến vào phòng nghỉ của CNĐLT-142. Đối tượng có vẻ như vừa tỉnh giấc.]
Đặc vụ Thanh: Thơm? Thơm đúng không? Cháu còn nhớ chú không? Chú Thanh đây!
CNĐLT-142: [Nhìn Đặc vụ Thanh sau đó khóc]. Chú Thanh! Cháu Thơm đây, chú biết em gái cháu ở đâu không? Em ấy chạy trốn cùng cháu, nhưng cả hai đứa đều ngất đi và rồi khi tỉnh lại, cháu đang nằm ở nơi này.
Đặc vụ Thanh: Cháu đừng sợ. Em gái của cháu vẫn ổn, bọn chú đang chữa trị vết thương cho cô bé rồi, không nguy hiểm mấy đâu. Cháu cứ yên tâm nghỉ ngơi ở đây đi
CNĐLT-142: [Thở dài] Vâng, cháu hiểu rồi. Nhưng cháu đang ở nơi nào vậy?
Đặc vụ Thanh: Căn cứ của bọn chú. Nhưng có chuyện quan trọng hơn mà chú muốn hỏi cháu, chuyện gì đã xảy ra với ngôi làng vậy.
CNĐLT-142: Cháu… cháu [Đối tượng bật khóc]. Cháu không rõ mọi chuyện, nhưng nó kinh khủng lắm.
Đặc vụ Thanh: Chú hiểu mà, nhưng chú cần cháu phải thật bình tĩnh lại và chúng ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề này, cháu hiểu chứ?
CNĐLT-142: [Ngừng khóc] Vâng ạ. Hôm nay, mọi người trong làng lại tổ chức cái nghi lễ "Chiêu Thần" đó. Dòng họ cháu từ lâu đã không tham gia vào thứ nghi lễ này, cho dù phải sống đói khổ. Chú hiểu câu "Đói cho sạch, rách cho thơm" mà. Nhưng rồi, chuyện gì đến cũng phải đến. Người thiếu nữ bị hiến tế hôm nay… chính là cháu.
Đặc vụ Thanh: Thật kinh khủng, dân làng bắt cóc cháu sao?
CNĐLT-142: Vâng. Cháu chỉ nhớ rằng lúc đó cháu đang giặt quần áo bên suối, sau đó có một người lấy túi trùm lên đầu cháu từ phía sau rồi khiến cháu ngất lịm đi. Khi tỉnh lại, cháu thấy mình bị giam trong nhà của già làng, có nhiều người canh gác ở bên ngoài. Cháu thật sự không hiểu tại sao bọn họ lại ngu muội đến như vậy, họ sẵn sàng hi sinh mạng người cho "vị thần" ấy. Đáng lẽ thần phải giúp con người cơ mà, tại sao ngài ấy lại phải tước đi sinh mạng của họ cơ chứ?
Đặc vụ Thanh: Chú hiểu, có lẽ đó chẳng phải là thần thánh đâu… Nhưng dân làng bắt cóc cháu rồi mà, tại sao cháu cùng em gái lại chạy thoát được?
CNĐLT-142: Người cứu bọn cháu… chính là mẹ. Khi biết tin cháu bị bắt đi làm vật thế, mẹ đã trà trộn làm những người tham gia nghi lễ. Mẹ cháu cũng biết được một chút ma thuật nên khi gần bắt đầu nghi lễ, [sụt sịt] mẹ… mẹ cháu…
Đặc vụ Thanh: Mẹ cháu làm sao cơ?
CNĐLT-142: Mẹ đã cứu cháu. Khi tiếng trống vang khắp không gian hòa cùng với tiếng reo hò của mọi người, mẹ đã lẻn vào căn nhà và cứu cháu. Nhưng để không bị phát hiện, mẹ cháu phải dùng đến ma thuật… Mẹ đã hóa thân thành cháu, kêu cháu chạy trốn cùng em gái và rồi tự trói bản thân mình lại để… để nghi lễ tiếp tục…
Đặc vụ Thanh: Ôi trời— Nhưng tại sao cả nhà cháu không chạy trốn đi nơi khác chứ, tại sao nhà cháu phải ở lại một nơi như này?
CNĐLT-142: Sinh ra ở nơi đây, thì chết cũng phải làm ma ở đây, làng cháu có tập tục như vậy. Cho dù có chạy trốn đi chăng nữa, thì già làng cùng người dân vẫn luôn tìm thấy. Cháu từng nghe nói có một gia đình cũng làm điều tương tự— nhưng họ đều bị giết và treo xác lên cây.
Đặc vụ Thanh: Chú hiểu. Vậy khi cháu và em gái chạy trốn, hai đứa có nhìn thấy "vị thần" đấy không? Hay đúng hơn, là nó đã làm gì với ngôi làng?
CNĐLT-142: Cháu không nhớ rõ, lúc ấy trời tối lắm. Bọn cháu chỉ gắng sức chạy nhanh nhất có thể, cố vượt qua ngọn đồi chứ không nghĩ ngợi gì hết. Nhưng chỉ trong một khoảnh khắc, khi cháu ngoảnh đầu nhìn lại, khung cảnh thật hỗn loạn. Ngôi làng chìm trong biển lửa, từng người từng người một bị thiêu cháy. Họ chém giết và xé xác lẫn nhau, y hệt như những con thú hoang vậy. Và ở ngay giữa biển lửa ấy, cháu… cháu nhìn thấy xác của mẹ. "Vị thần" xuất hiện ở ngay phía trên xác mẹ cháu và bắn các tia sáng vào những kẻ thờ phụng, khiến từng phần trong thân thể họ tan ra thành trăm mảnh. Và rồi như mặt trời lúc chiều tà, "vị thần" từ từ tan biến vào hư vô— ngài ấy để lại ngôi làng bị thiêu rụi.
Đặc vụ Thanh: Chú rất tiếc về chuyện của mẹ cháu và ngôi làng. Cuộc trò chuyện của hai ta dừng lại ở đây là được rồi. Cháu có câu hỏi hay yêu cầu nào muốn nói với chú không, chú sẽ sẵn lòng giúp đỡ.
CNĐLT-142: Có ạ. Chú cho cháu… gặp lại em gái được không ạ?
Đặc vụ Thanh: Tất nhiên là được, đi theo chú nào.
[Kết thúc Bản ghi]
Ghi chú: Do toàn bộ khu vực bị thiệt hại nặng nề cũng như những cư dân— ngoại trừ CNĐLT-142 và CNĐLT-143, đều thiệt mạng. Đội Đặc nhiệm đã phong tỏa hiện trường, tạo nên một câu chuyện ngụy tạo về cháy rừng đồng thời xóa ký ức và đưa hai đối tượng nói trên vào Trung tâm Bảo hộ Trẻ em của tỉnh ███ ███. SCP-012-VN-01 không tái xuất hiện thêm sau sự cố này, đội nghiên cứu ngừng giám sát khu vực.
Tổ Chức SCP
Máy Chủ Thư Bảo Mật
Thời gian: 06/10/2013
Tới: Giám đốc Điểm-21-VN
Từ: Ts. Dương
Cho dù tôi có cảm thấy xấu hổ khi phải thừa nhận điều này, nhưng chúng ta vẫn chưa thể quản thúc thực thể đó. Thậm chí, mọi chuyện diễn ra quá nhanh đến nỗi chúng ta còn chưa nắm rõ nghi lễ hoạt động ra sao.
Bản thân tôi vẫn đang suy nghĩ về cách người Việt Nam ta đã vận dụng dị thể nhằm mang lại lợi ích cho mình. Người Nhật từng nghĩ rằng dị thể chỉ là những điều ma quỷ trong dân gian, nhưng rồi họ đã thành lập nên IJAMEA khi tin vào khoa học hiện đại. Nhìn lại bản thân mình, tôi thấy chúng ta mới chỉ mới phát hiện được vài dị thể tại đây trong khi chắc hẳn phải có đến hàng trăm hoạt động dị thường xảy ra mỗi ngày.
Vậy nên, tôi đề xuất việc thành lập một phân khu riêng để nghiên cứu những sự kiện này. Việt Nam là một mảnh đất tràn ngập sự dị thường, và chúng ta cần nghiên cứu nó.
-Ts. Dương
« SCP-011-VN | SCP-012-VN | SCP-013-VN »
Trích dẫn trang này theo sau:
"SCP-012-VN" bởi KirQ, từ SCP-VN Wiki. Nguồn: https://scp-vn.wikidot.com/scp-012-vn. Được xuất bản dưới giấy phép CC-BY-SA Song song
Để biết thêm thông tin, truy cập Hướng dẫn giấy phép.
Thông Tin Giấy Phép
Tên Tệp: rice field.jfif.jpeg
Tác giả: motlancuoi2018
Giấy phép: Pixabay License
Nguồn ảnh: Pixabay.
Tên Tệp: CNĐLT-141.jpeg
Tác giả: giangchubinh
Giấy phép: Pixabay License
Nguồn ảnh: Pixabay.
Để biết thêm thông tin về nội dung trên wiki, ghé thăm Danh Sách Giấy Phép.