SCP-2047


đánh giá: +3+x
theta.png

So sánh giữa Hệ Mặt Trời và Hệ Theta-c.

Mã vật thể: SCP-2047

Phân loại: Keter

Quy trình Quản thúc Đặc biệt: SCP-2047 được lưu trữ trong một buồng quản thúc với kết cấu sử dụng lưới Faraday nhằm ngăn chặn các tín hiệu vô tuyến truyền đến hoặc đi. SCP-2047 phải được giám sát việc liên lạc vô tuyến. Bất kỳ tín hiệu vô tuyến nào, hoặc thay đổi cường độ ánh sáng từ SCP-2047 phải được báo cáo ngay lập tức cho giám đốc điểm.

ĐĐNCĐ Omega-4 "Những Học Sinh Trao Đổi Ngoại Quốc" có nhiệm vụ giám sát các trung tâm thiên văn lớn và truyền thông công cộng nhằm tìm kiếm các thông tin chi tiết liên quan đến sự kiện SCP-2047-1 hoặc ảnh hưởng của nó. Nhân sự không thuộc Tổ Chức sở hữu kiến thức về dữ liệu dị thường liên quan đến sự kiện SCP-2047-1 sẽ được cấp thuốc lú. ĐĐNCĐ Omega-4 cũng có nhiệm vụ kiểm soát và quản thúc bất kỳ dị thể không thời gian nào do sự kiện 2047-1 gây ra, cũng như sinh khối bị dịch chuyển, các giao điểm của địa hình phi Euclid và vật chất được cấy ghép.

Mô tả: SCP-2047 là một quả cầu rỗng bằng sắt có đường kính 40 cm, được bao phủ bởi ngôn ngữ có nguồn gốc từ Theta-c. Những dòng chữ này mô tả quá trình xảy ra trong Sự kiện 2047-A,như một hệ thống cảnh báo cho hành tinh mục tiêu. Bề mặt của SCP-2047 cho đến nay đã chứng tỏ khả năng chống chịu một cách bất thường trước những nỗ lực mở hoặc cắt vào khoang bên trong. Quét phía bên trong SCP-2047 chỉ thu được đường nét cơ bản của máy móc tiên tiến. Cách thức hoạt động của SCP-2047 hay khả năng hỗ trợ trong Sự kiện 2047-A hiện chưa rõ, ngoài việc chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến trở lại Theta-c.

Nhật ký Sự kiện 2047-A-1973:

Ngày 1, 7/13/1973: Vào lúc 00:01:01, Trái Đất và một ngoại hành tinh được định danh là Theta-c hoán đổi vị trí trong không gian. Trái Đất nằm ở vị trí cũ của Theta-c trong Hệ Mặt Trời, trong khi Theta-c chiếm vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời cũ. Quá trình xảy ra ngay lập tức. Không thể thiết lập liên hệ với dự án mặt trăng Minerva. (Xem Phụ lục 2047-E để biết thêm thông tin về Theta-c.)

Ngày 2, 7/14: Quá trình truyền vô tuyến được chuyển tiếp qua SCP-2047 vào lúc 01:32:57, thông qua dị thường về không gian và sự tồn tại đa vị trí của nó. Truyền phát vô tuyến ban đầu có thể nghe rõ và bắt đầu bằng một ngôn ngữ không xác định (được cho là một trong những ngôn ngữ được sử dụng trên Theta-c). Trong 12 giờ tiếp theo, ngôn ngữ này chuyển đổi sang tiếng Anh trôi chảy, cho đến khi liên lạc đầy đủ giữa Trái đất và Theta-c được thiết lập. "Chương trình trao đổi giữa các vì sao" của Theta-c lần đầu tiên được mô tả. Tổ Chức yêu cầu đảo ngược Sự kiện 2047-A. Theta-c phản hồi bằng cách từ chối.

Ngày 113, 11/1 : Kiến thức về Sự kiện 2047-A lan rộng trong hai tuần đầu tiên. Tổ Chức không có phương thức khả thi nào để che giấu việc chuyển dịch vũ trụ. Các cơ sở tôn giáo có một số lượng lớn người tham dự trong thời điểm này, cũng như một vài cải cách giá trị của họ nhằm phù hợp với sự kiện, trong khi những cơ sở khác biến mất. Không có kiến thức nào về tồn tại của dạng sống có ý thức trong công chúng. Tuy nhiên, khi tin tức về sự thất bại của dự án Minerva đến tai công chúng, mối lo ngày càng tăng cao. Quan hệ đối ngoại giữa các cường quốc trở nên căng thẳng khi Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc bước vào cuộc chạy đua không gian để khám phá hệ mặt trời mới. Trung Đông trải qua một làn sóng phản đối và biểu tình không bạo động để đối phó với biến động của thế giới, và tình trạng bất ổn với các chính phủ dân sự của họ. Những nỗ lực quản thúc của Tổ Chức bắt đầu trở nên khó khăn do sử dụng nguồn lực vào những nỗ lực liên tiếp nhằm ngăn chặn sụp đổ xã hội. Yêu cầu hỗ trợ cho Theta-c bị từ chối. (Xem Bổ sung 2047-F để biết thêm thông tin về việc khám phá hệ mặt trời trước đây.)

Ngày 286, 4/23/1974: Việc quản thúc đối tượng SCP cấp Keter trở nên khó khăn và quá tải cho phần lớn nguồn lực của Tổ Chức. Thù địch giữa các quốc gia gia tăng khi họ ngày càng nghi ngờ lẫn nhau. Liên Hợp Quốc trở thành một lực lượng căng thẳng, không hiệu quả trong việc giảm thiểu tình trạng thù địch giữa các quốc gia. Đông Nam Á trải qua một cuộc đàn áp chính trị có hệ thống khi Trung Quốc tụt lại phía sau trong Cuộc Chạy Đua Không Gian, theo sau là những cáo buộc tôn giáo nhằm phản ứng lại sự gia tăng trong số lượng hoạt động tôn giáo. Yêu cầu Theta-c hỗ trợ, sau khi trình bày về những tổn hại cho nhân loại, được chấp thuận.

Ngày 339, 6/17: Hợp tác giữa Theta-c và Trái Đất được triển khai nhằm cố gắng đảo ngược những thiệt hại của Sự kiện 2047-A. Theta-c thông báo với Tổ Chức rằng việc đảo ngược toàn bộ quá trình là không khả thi, nhưng có thể tái thiết lập thực tại. Sử dụng SCP-2047 và công nghệ của Theta-c, viễn cảnh cấp-CK Tái Cấu Trúc Thực Tại diễn ra, bao gồm một sự thay đổi lớn đối với dữ liệu thiên văn, hồ sơ và ký ức xoay quanh lĩnh vực thiên văn học. Việc tái cấu trúc cũng đặt lại ngày trên Trái Đất thành ngày 13 tháng 7 năm 1973. Nhân sự của Tổ Chức tại Điểm-88 (nơi chứa SCP-2047) lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến vị trí trước đó của Trái Đất, và được loại bỏ khỏi quá trình tái cấu trúc thực tại nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp tục triệt tiêu kiến thức. Sau khi phỏng vấn với toàn bộ các nhân sự hàng đầu, những cư dân của Theta-c được thông báo rằng việc hợp tác với Tổ Chức sẽ không tiếp tục do hiểm họa không thể chấp nhận về sự sụp đổ xã hội xuất phát từ các sự kiện trước đó.

Hậu tái thiết ngày 146, 12/5/1973: Tàu không gian Apollo-18 tới vệ tinh tự nhiên mới của Trái đất được phóng. Trên tàu bao gồm nhân lực và vật liệu cần thiết giống với phương tiện do Apollo 11-17 để lại, cũng như thiết lập một khu định cư mặt trăng tạm thời để bắt đầu tái thiết lập các điểm mặt trăng của Tổ Chức.

Hậu tái thiết ngày 156, 12/15: Điểm Mặt Trăng-190 của Tổ Chức bắt đầu được xây dựng, với tiếp tế được đưa lên theo lịch trình hàng tuần.

Hậu tái thiết ngày 1517, 7/5/1977: Tàu vũ trụ Voyager 1 được phóng lên nhằm xác định rõ hơn các chi tiết của hệ mặt trời mà Trái Đất hiện đang cư trú. Dữ liệu tối thiểu đã được chuyển tiếp từ Theta-c sau khi trao đổi, nhưng cần phải điều tra thêm nếu cần thiết.

Tài Liệu Phỏng Vấn Thích Hợp:

Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License