SCP-2399

đánh giá: +12+x
THEO MỆNH LỆNH CỦA HỘI ĐỒNG TỐI CAO
Tài liệu sau đây miêu tả một siêu cấu trúc ngoài hành tinh, dị thường, cực kì thù địch có khả năng gây ra viễn cảnh tận thế cấp SK "Trái Đất Cằn Cỗi"
và yêu cầu cấp an ninh 5/2399.
Nghiêm cấm truy cập không có thẩm quyền.
2399
Mã vật thể: 2399
Cấp5
Phân loại Quản thúc:
keter
Phân loại Bổ sung:
{$secondary-class}
Phân loại Quy mô:
amida
Phân loại Hiểm họa:
danger

header.png

Đốm Đỏ Lớn trên Sao Mộc.


location.png

Đốm Đỏ Lớn, Sao Mộc

Quy trình Quản thúc Đặc biệt: Hiện nay, do vị trí và bản chất của SCP-2399, các biện pháp quản thúc vật lý là không thể. Các đặc vụ của Tổ Chức được cài trong các đài thiên văn sẽ thu hồi tất cả cảnh quay hoặc hình ảnh của SCP-2399. Các thông tin sai lệch sẽ được phát tán nhằm ngăn chặn bất kỳ kiến thức nào liên quan đến SCP-2399 được phổ biến trong cộng đồng.

Các vệ tinh của Tổ Chức trên quỹ đạo xung quanh Sao Mộc phải liên tục duy trì cảnh giác với các nỗ lực tự sửa chữa của SCP-2399 và dùng mọi cách để cản trở quá trình đó trước khi SCP-2399 hoàn thiện 75%. Ngoài ra, một vành đai các vệ tinh gây nhiễu điện tử tầm xa (hàng rào BARRIER) đã được đặt trên quỹ đạo tầm cao của Sao Mộc. Bất kỳ tín hiệu truyền dẫn nào bị chặn bởi hàng rào này đều phải được giải mã và ghi lại ngay lập tức.

Trong trường hợp SCP-2399 đã hoàn thiện quá 75% hoặc tín hiệu truyền dẫn vượt qua vành đai gây nhiễu, nhân sự Tổ Chức sẽ triển khai Giao thức LEGIONNAIRE-5 (Xem Phụ lục 2399-L5), trước khi nó kịp sửa chữa hoàn chỉnh vào thời điểm đó.

Mô tả: SCP-2399 là một tổ hợp cấu trúc cơ học khổng lồ hiện đang nằm trong bầu khí quyển ở vùng quỹ đạo thấp của Sao Mộc. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1963, SCP-2399 đã được quan sát sử dụng vũ khí phản vật chất tiên tiến để gây đứt gãy không gian và tàn phá bầu khí quyển [DỮ LIỆU BỊ XÓA] nó có thể được quan sát như một xoáy lớn màu đỏ, thường được gọi là Đốm Đỏ Lớn.

redspot.gif

Con đường di chuyển của SCP-2399 từ ██ / ██ / ██ đến ██ / ██ / ██.

SCP-2399 dường như đã bị hư hại, có thể do đã va chạm với mặt trăng Io trước khi di chuyển đến vị trí hiện tại của nó. SCP-2399 đã được quan sát thấy phóng ra vô số máy bay không người lái hình bát giác nhỏ để sửa chữa những thiệt hại mà vụ va chạm gây ra. Một số sẽ ở gần SCP-2399, trong khi những máy bay khác sẽ tuần tra các mặt trăng gần đó, hoặc đi sâu hơn vào bầu khí quyển Sao Mộc để tìm kiếm các bộ phận bị mất tích của SCP-2399. Các giả lập máy tính ước tính rằng SCP-2399 đã tự sửa chữa được 59%, với mức tăng trung bình 0,78% một năm. Tỷ lệ này đã tăng từ mức ước tính 0,12% của năm 1970.

Bất chấp tình trạng hư hại của nó, SCP-2399 được cho là sở hữu một nguồn cung cấp năng lượng vô hạn, lá chắn điện từ tiên tiến, vũ khí phân rã vật chất, khả năng tự sửa chữa thiệt hại, và một hệ thống theo dõi và nhắm mục tiêu chính xác (Xem Phụ lục 2399-2b). Do sự chênh lệch quá lớn về tiến bộ công nghệ giữa người tạo ra SCP-2399 và chính chúng ta, theo mọi cách hiểu, SCP-2399 hiện không thể bị phá hủy bởi con người. Về lý thuyết, SCP-2399 có thể bị tấn công bởi một xung điện từ đủ mạnh. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa tồn tại.

redspot2.png

SCP-2399 (khoanh đỏ) có thể nhìn thấy từ đơn vị BARRIER 21

Kể từ năm 1971, SCP-2399 không ngừng tiếp nhận những tín hiệu liên lạc điện tử bắt nguồn từ Chòm sao Tam giác, cách Trái đất khoảng 3 triệu năm ánh sáng. Hiện chưa rõ cách mà SCP-2399 đến đến hệ mặt trời và phương thức liên lạc của nó. Từ năm 1971 đến năm 1985, SCP-2399 liên tục nhận được một thông điệp mã hóa duy nhất, sau khi dịch mã, các nghiên cứu viên của Tổ Chức cho rằng đó là lệnh sửa chữa những thiệt hại mà nó phải chịu khi xâm nhập vào hệ mặt trời của chúng ta. Sau thời điểm đó, hàng rào BARRIER đã được thiết lập để chặn các tín hiệu mới. Sự kiện này trùng hợp với khoảng thời gian dài im lặng của nguồn phát tín hiệu, cho đến năm 1996, khi một tín hiệu mới được truyền đến. Hàng rào BARRIER đã chặn nó trước khi SCP-2399 kịp tiếp nhận. (Xem Phụ lục 2399-Comm-Log).


Tài liệu phát hiện SCP-2399:

Phụ lục 2399-2b:

Phụ lục 2399-2c: Dự án Gigas:

Phụ lục 2399-L5:

Phụ lục 2399-Comm-Log:



Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License