Các Cấp Độ Quyền Hạn An Ninh

Tổng quan

Quyền hạn an ninh của các thành viên Tổ Chức quyết định những loại thông tin mà họ được phép truy cập. Tuy nhiên, có bất kì cấp độ quyền hạn nào không tự động cho phép truy cập tất cả thông tin tại cấp độ đó: nhân viên chỉ được cấp quyền truy cập thông tin trên cơ sở "cần phải biết" và dưới quyết định của công chức giám sát ngành tương ứng của họ.

Cấp 0 (Chỉ để sử dụng chính thức)

Quyền hạn an ninh cấp độ 0 được cấp cho nhân viên không chủ chốt và không có nhu cầu truy cập thông tin về những vật thể hoặc thực thể dị thường trong sự kiểm soát của Tổ Chức. Cấp độ truy cập 0 thường được cấp cho các nhân viên trong lĩnh vực văn thư, hậu cần hoặc lao công tại các cơ sở không có quyền truy cập dữ liệu hoạt động.

Cấp 1 (Nhạy cảm)

Quyền hạn an ninh cấp độ 1 được cấp cho nhân viên làm việc trong phạm vi nhưng không được truy cập trực tiếp, gián tiếp thông tin về những vật thể hoặc thực thể dị thường trong sự kiểm soát. Quyền hạn an ninh cấp độ 1 thường được cấp cho nhân viên văn thư, hậu cần hoặc lao công tại các khu vực kiểm soát hoặc phải xử lý thông tin nhạy cảm.

Cấp 2 (Giới hạn)

Quyền hạn an ninh cấp độ 2 được cấp cho nhân viên bộ phận an ninh và nghiên cứu cần thiết có truy cập trực tiếp đến thông tin về những vật thể và thực thể dị thường trong sự kiểm soát. Đa số nhân viên nghiên cứu, đặc vụ thực địa và chuyên viên kiểm soát giữ Quyền hạn an ninh cấp độ 2.

Cấp 3 (Bí mật)

Quyền hạn an ninh cấp độ 3 được cấp cho thành viên chuyên nghiệp trong bộ phận an ninh và nghiên cứu mà cần có dữ liệu chuyên sâu về nguồn gốc, hoàn cảnh thu hồi và kế hoạch lâu dài cho những vật thể và thực thể dị thường đang lưu trữ. Đa số nhân viên nghiên cứu cấp cao, quản lý dự án, trưởng ban an ninh, thành viên đội phản ứng và các thành viên của các Lực lượng Đặc nhiệm Cơ động nắm giữ Quyền hạn an ninh cấp độ 3.

Cấp 4 (Tối mật)

Quyền hạn an ninh cấp độ 4 được cấp cho ban quản trị cao cấp cần thiết có truy cập đến thông tin tình báo toàn khu và/hay toàn vùng cũng như dữ liệu chiến thuật lâu dài liên quan đến các hoạt động và dự án nghiên cứu của Tổ Chức. Quyền hạn an ninh cấp độ 4 thường chỉ được giữ bởi các Giám đốc Điểm, Giám đốc An ninh hoặc Chỉ huy của Đội Đặc nhiệm Cơ động.

Cấp 5 (Thaumiel)

Quyền hạn an ninh cấp độ 5 được cấp cho thành viên quản trị cấp cao nhất trong Tổ Chức và cấp quyền truy cập không giới hạn với tất cả các dữ liệu mang tính chiến lược và nhạy cảm. Quyền hạn an ninh cấp độ 5 thường chỉ được cấp cho thành viên Hội đồng O5 và nhân viên được chọn.

Phân lớp Nhân sự

Phân lớp được cấp cho nhân sự dựa trên phạm vi của họ đối với các hiện tượng, thực thể hoặc vật thể dị thường có nguy hiểm tiềm tàng.

Cấp A

Nhân sự Cấp A là những người được coi là tối quan trọng đối với các hoạt động chiến lược của Tổ Chức, và không có quyền tiếp cận trực tiếp với các dị thể dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi hoàn cảnh yêu cầu nhân sự Lớp A phải ở trong phạm vi gần với các dị thường (như trong các khu vực kiểm soát dị thể), nhân sự Cấp A không được tiếp cận các khu vực của cơ sở đang kiểm soát các dị thể và phải ở trong khu vực an toàn tại mọi thời điểm. Trong trường hợp khẩn cấp, nhân sự Lớp A phải được di tản ngay lập tức đến một địa điểm bảo an ngoại khu đã được chỉ định. Thành viên Hội đồng O5 luôn là nhân sự Cấp A.

Cấp B

Nhân sự Cấp B là những người được coi là tối quan trọng đối với các hoạt động cục bộ của Tổ Chức, và chỉ được cấp quyền tương tác với các vật thể, thực thể, và dị thể đã qua quy trình nghiên cứu và đã được chứng minh âm tính với các hiệu ứng ảnh hưởng tâm trí hoặc các nhân tố meme. Trong trường hợp có thất bại về việc kiểm soát hay cuộc tấn công đối với một cơ sở của Tổ Chức, nhân sự Cấp B phải được sơ tán đến một địa điểm bảo an ngoại khu đã được chỉ định càng sớm càng tốt.

Cấp C

Nhân sự Cấp C là những người có quyền tương tác trực tiếp đến các dị thể được cho là không quá thù địch hoặc nguy hiểm. Nhân sự Cấp C mà đã tiếp xúc trực tiếp với các đặc tính có tiềm năng meme hoặc ảnh hưởng tâm trí phải trải qua quá trình cách ly bắt buộc và đánh giá tâm lý nếu cần thiết theo quyết định của an ninh. Trong trường hợp có thất bại về việc kiểm soát hay một cuộc tấn công lên một cơ sở của Tổ Chức, nhân sự Cấp C không tham gia tác chiến phải tập trung về các khu vực phong tỏa an toàn. Nhân viên Cấp C sẽ được sơ tán theo sự điều tiết của nhân viên an ninh nội khu trong trường hợp thất bại kiểm soát toàn khu hay các biến cố nghiêm trọng khác.

Cấp D

Nhân sự Cấp D là nhân sự được dùng để xử lý các dị thể cực kỳ nguy hại và họ không được phép tiếp xúc với nhân sự Cấp A hay Cấp B. Nhân sự Cấp D thường được tuyển từ hàng ngũ tù nhân bị kết án về các tội bạo lực, đặc biệt là tù nhân đang chờ tử hình. Trong trường hợp bị bắt buộc, Giao Thức 12 có thể được thi hành, cho phép việc tuyển dụng từ các nguồn khác — như là tù nhân chính trị, dân tị nạn, và các nguồn dân sự khác — vào quyền giám sát của Tổ Chức một cách không bắt buộc. Nhân sự Cấp D phải được đánh giá tâm lý thường xuyên và cấp một liều thuốc lú có cường độ ít nhất là Cấp B trở lên hoặc tử hình vào cuối tháng dưới sự quyết định của nhân viên an ninh hoặc y khoa nội khu. Trong trường hợp có biến cố nghiêm trọng toàn khu, nhân sự Lớp D phải bị thủ tiêu trừ khi được cho là quan trọng bởi nhân viên an ninh.

Cấp E

Cấp E là một phân lớp tạm thời áp dụng cho các đặc vụ thực địa và nhân viên kiểm soát đã bị phơi nhiễm với các tác động nguy hiểm tiềm tàng trong quá trình bảo an các dị thể. Nhân sự Cấp E phải được cách ly càng sớm càng tốt, giám sát, và kiểm tra để phát hiện những thay đổi có hại tiềm tàng trong hành vi, tính cách, hoặc sinh lý, và chỉ được trở lại nghĩa vụ sau khi đã được truy vấn đầy đủ và giải cách ly bởi nhân viên y khoa và tâm lý.

Chức danh Nhân sự

Đây là những chức danh nghề nghiệp tổng quát thường được sử dụng trong Tổ Chức.

Nhân sự tại Điểm

Chuyên viên Quản thúc

Chuyên viên Quản thúc có hai vai trò chính tại các cơ sở của Tổ Chức. Đầu tiên, các đội Quản thúc được triệu tập để ứng phó với các dị thể mới phát hiện nhằm thu hồi và thiết lập quy trình quản thúc đối với những vật thể, thực thể hoặc hiện tượng dị thường và vận chuyển chúng về địa điểm quản thúc gần nhất của Tổ Chức.

Thêm vào đó, các kỹ sư và kỹ thuật viên quản thúc trong Tổ Chức được triệu tập để đề xuất, điều chỉnh, và duy trì các kế hoạch và khu vực quản thúc cho các vật thể, thực thể, và hiện tượng dị thường trong các cơ sở của Tổ Chức.

Nghiên cứu viên

Các nhà nghiên cứu là chi nhánh khoa học của Tổ Chức, được tuyển từ hàng ngũ các nhà khoa học thông minh nhất và được đào tạo tốt nhất từ khắp mọi nơi trên thế giới. Với chuyên môn trong mọi lĩnh vực có thể tưởng tượng được, từ hóa học và thực vật học cho đến các lĩnh vực huyền bí hoặc chuyên sâu hơn như vật lý lý thuyết và ngoại sinh học, mục tiêu của dự án nghiên cứu của Tổ Chức là đạt được sự hiểu biết tốt hơn về các dị thể chưa được giải thích và cách thức chúng hoạt động.

Nhân viên An ninh

Nhân viên an ninh nội khu — thường được gọi đơn giản là bảo vệ — tại các cơ sở của Tổ Chức được giao trách nhiệm đảm bảo an ninh về vật chất và thông tin cho các dự án, chiến dịch, và nhân sự của Tổ Chức. Chủ yếu được tuyển từ quân đội, lực lượng hành pháp, và nhân viên từ các cơ sở cải tạo, nhân viên an ninh được huấn luyện trong việc sử dụng tất cả các loại vũ khí cũng như một loạt các kế hoạch dự phòng cho sự cố kiểm soát thất bại cũng như hành động thù địch. Những nhân sự này cũng chịu trách nhiệm về an ninh thông tin, như là đảm bảo các tài liệu nhạy cảm không bị thất lạc và hệ thống máy tính của cơ sở khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài. Họ cũng là hàng phòng ngự đầu tiên của các cơ sở Tổ Chức chống lại lực lượng thù địch bên ngoài.

Nhân viên Phản ứng Chiến lược

Đội phản ứng — hay đội chiến lược — là các đội chiến đấu được huấn luyện và phòng bị vũ trang tốt với nhiệm vụ hộ tống các đội kiểm soát khi có mặt các dị thể nguy hiểm hoặc các Thế Lực Đáng Lưu Tâm thù địch; và bảo vệ các cơ sở của Tổ Chức chống lại cuộc tấn công. Các đội phản ứng về căn bản là các đơn vị quân sự đóng tại các cơ sở chính của Tổ Chức và sẵn sàng triển khai ngay lập tức.

Nhân viên Thực địa

Đặc vụ Thực địa

Đặc vụ thực địa là tai mắt của Tổ Chức, nhân sự được huấn luyện để tìm kiếm và điều tra các dấu hiệu của hoạt động dị thường, thường hoạt động ngầm trong lực lượng hành pháp địa phương hoặc khu vực hay đưa vào các dịch vụ như dịch vụ y tế khẩn cấp và các tổ chức điều phối. Do là đơn vị ngầm, đặc vụ thực địa thường không được trang bị để xử lý các trường hợp hoạt động dị thường; khi một sự cố như vậy đã được xác nhận và cô lập, đặc vụ thực địa sẽ yêu cầu hỗ trợ từ đội kiểm soát hiện trường gần nhất với phương tiện cần thiết để lưu giữ và kiểm soát các dị thường.

Đội Đặc nhiệm Cơ động

Đội Đặc nhiệm Cơ động (gọi tắt là Đội Đặc nhiệm - Task Force) là các đơn vị chuyên biệt cấu tạo từ những nhân viên thực địa kỳ cựu được tuyển từ toàn Tổ chức. Những lực lượng này được huy động để đối phó với những mối đe dọa có đặc tính nhất định. Đội Đặc nhiệm có thể bao gồm từ các nhà nghiên cứu thực địa chuyên về một dạng dị thường đặc biệt cho đến các đơn vị chiến đấu vũ trang hạng nặng được giao nhiệm vụ thu hồi các loại dị thể nhất định. Xem tài liệu Đội Đặc nhiệm Cơ động để biết thêm thông tin chi tiết.

Hội đồng Quản trị

Giám đốc Điểm

Giám đốc Điểm tại các cơ sở quan trọng của Tổ Chức là nhân viên cấp cao nhất tại cơ sở đó và có trách nhiệm đối với hoạt động lâu dài, an toàn của khu đó và tất cả các dự án và dị thể đang được kiểm soát tại đó. Tất cả các trưởng ban chính báo cáo trực tiếp về cho Giám đốc Điểm, người có trách nhiệm báo cáo về Hội đồng O5.

Thành viên Hội đồng O5

Hội đồng O5 là ủy ban bao gồm các quản trị cấp cao nhất của Tổ chức. Với toàn quyền truy cập với tất cả thông tin về các dị thể đang được kiểm soát, Hội đồng O5 giám sát toàn bộ hoạt động của Tổ chức trên thế giới và điều khiển những kế hoạch chiến lược lâu dài. Do sự nhạy cảm trong công việc của họ, thành viên Hội đồng O5 không được tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ vật thể, thực thể, hay hiện tượng dị thường nào. Hơn nữa, danh tính của tất cả các thành viên Hội đồng O5 là tuyệt mật; tất cả các thành viên hội đồng chỉ được gọi bằng số hiệu của họ (O5-1 đến O5-13).

Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License