Nhưng trong trò chơi này, chẳng ai là người chiến thắng.
Đây là một câu chuyện về chiến tranh. Giá trị cốt lõi của nó là một lời châm biếm, đả kích thái độ của nhân loại thời kỳ Chiến tranh Lạnh đối với chiến thắng và “kẻ địch”. Câu chuyện này chứa đựng nhiều chi tiết khắc họa sự phân biệt chủng tộc, chiến tranh, bạo lực và hận thù nói chung; điều này sẽ khó chấp nhận đối với một bộ phận độc giả. Câu chuyện này không hề chứa đựng một hàm ý vui tươi, ngớ ngẩn hay hài hước nào. Độc giả hãy lưu ý điều này trước khi đọc.
Và có một điều hoàn toàn không liên quan, rằng tôi chân thành xin lỗi về sự ngắt quãng trong thời gian dài của việc phát triển và đăng tải dự án này. Tôi vẫn đang cố gắng để hoàn thành những chương còn lại. Cảm ơn sự chờ đợi của bạn.
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, 3 tháng Chín, 1962:
Hàng triệu người Mỹ ở Bờ Tây đã yên vị nghỉ ngơi buổi tối với radio hay tivi bật sẵn, và với cảm giác thỏa mãn, tận hưởng bất cứ chương trình gì mà gia đình họ vẫn thường thưởng thức cùng nhau. Vậy nhưng, chương trình mà họ đón xem đã đột ngột bị gián đoạn bởi một thông báo khẩn từ Tổng thống Joseph Kennedy Jr.1
Hỡi những người Mỹ thân yêu của tôi, tôi vô cùng hối tiếc khi phải thông báo tới các bạn rằng, thông qua một cuộc họp Quốc hội khẩn cấp, chúng ta đã tuyên chiến với Liên bang Xô Viết, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng đồng minh của họ. Cơ quan tình báo ở các quốc gia này và những hệ thống cảnh báo sớm của chúng ta đều đã chỉ ra rằng một số lượng lớn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã được khai hỏa trong một cuộc đột kích nhắm vào Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và đồng minh.
Chúng ta sẽ đáp trả bằng toàn lực.
Tôi đang mong cầu ở các bạn một điều không hề dễ dàng, nhưng chúng ta cần phải đoàn kết để cùng nhau vượt qua tất cả, vượt qua những giờ phút đen tối nhất, cho tới ngày chúng ta được ngắm nhìn ánh bình minh của chiến thắng đang tới gần. Chúng ta đã có sự phòng bị cho tình huống này, và tôi hoàn toàn tự tin vào sức mạnh của kế hoạch mà quân đội chúng ta đã đề ra.
Nếu bạn đang sống trong một đô thị với quy mô lớn hơn 100,000 cư dân, hoặc gần một căn cứ quân sự, tôi buộc lòng phải yêu cầu bạn đi tới boong-ke trung tâm của thành phố bạn đang sống, trừ khi bạn có boong-ke riêng của mình. Nếu hoàn cảnh của bạn không phù hợp với cả hai trường hợp trên, bạn nên xuống tầng hầm nhà mình, đóng chặt tất cả các cửa và cửa sổ, hoặc đi tới bất cứ nơi trú ẩn nào bạn có thể tiếp cận. Nếu bạn đang ở ngoài trời, làm ơn hãy vào trong nhà ngay lập tức. Hãy chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận các thông báo sắp tới thông qua trạm radio tại khu vực bạn sống.
Chúng ta sẽ vượt qua khó khăn này, hỡi nhân dân của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Tự do và dân chủ sẽ không lụi tàn. Chúng ta chỉ cần đứng vững, và đoàn kết lại cùng nhau. Cầu Chúa phù hộ, và chúc may mắn.
Nhà Trắng, 3 tháng Chín, 1962:
Một người đàn ông đang gọi điện cho em trai mình lần cuối. Sẽ chẳng có ai trong cả hai người còn được nhìn thấy ánh dương, dù chỉ một lần.
"Ch- Chào em? Ừ, John. Anh Joseph đây. Không, anh chưa gọi điện cho bất kì ai cả. Anh cảm thấy em nên là người được biết điều này trước tiên."
"Ừ, anh biết. Nghe này, em không thể đi tới boong-ke đâu; chúng sẽ nhận ra em, và đổ lỗi cho em về tất cả những điều mà anh đã làm. Chúng sẽ hành hình em tại chỗ đó, John.2 Em mang theo Jackie3 cùng lũ trẻ, và về vùng nông thôn đi. Anh sẽ suy nghĩ xem mình có thể làm gì trên cương vị này để đảm bảo rằng cấp dưới của anh sẽ tìm cách bảo vệ em."
"Ngài Tổng thống, tới lúc rồi."
"Đợi một giây đã nào. Không, anh không bảo em, John à. Ừ, tiếp theo anh sẽ gọi Ted và Robert.4 Làm ơn, bảo trọng nhé, và giúp anh gửi lời hỏi thăm tới Jackie và lũ trẻ. Nhớ bảo lũ trẻ rằng Bác Joe quý chúng lắm đấy."
"Và anh xin lỗi."
Boong-ke Volgograd #6, 13 tháng Mười, 1962:
Những ngôn từ cất lên với giọng điệu thì thầm giận dữ khi những người lính trẻ ngước nhìn, hoảng sợ.
"Vasily, nhìn chúng đi. Chúng chẳng phải lính tráng gì hết, chúng chỉ là trẻ con nhà nông. Phần lớn trong số chúng còn chưa qua mười tuổi. Vài đứa còn đang khóc kìa. Chúng ta không tài nào làm nổi việc này đâu."
"Chúng ta đang trong thời chiến, và khả năng cao đây chính là cuộc chiến tranh quan trọng nhất từng diễn ra trong lịch sử. Những người đã quyết định khai hỏa các tên lửa hạt nhân đầu tiên không phải chúng ta. Những người đã giết chết quá một tỉ người không phải chúng ta. Những người đã đẩy chúng ta vào trong boong-ke này không phải chúng ta. Và những người quyết định rằng những mầm non của đất nước ta sẽ phải trở thành chiến sĩ cũng không phải chúng ta. Chúng ta được nhận mệnh lệnh, và chúng ta đã thề sẽ tuân theo chúng."
"Cậu mong đợi rằng tôi sẽ tin vào điều đó sao? Tại sao chúng ta không thể thừa nhận rằng phe ta đã bị đánh bại chứ? Mặt đất đã bị hủy hoại rồi. Chẳng còn lại gì để chúng ta giành lấy cả. Và chúng chỉ là trẻ con thôi. Cậu mong đợi rằng tôi sẽ chịu đứng sang một bên và nhìn theo khi chúng ta giao đám trẻ này cho chúng ư? Lương tâm không cho phép tôi làm điều đó."
"Grigory, tôi sẽ uốn lưỡi bảy lần trước khi nói nếu tôi là cậu đấy. Cậu là một chiến sĩ trong quân đội chúng ta và đã thề sẽ bảo vệ tổ quốc mình, bằng cả tính mạng mình nếu điều đó là cần thiết. Chúng ta không thể để quân Mỹ giành chiến thắng, và chúng ta không thể chỉ đơn giản là đầu hàng đâu. Nếu như việc mà những Kĩ Sư đã lên kế hoạch sẽ cho phép đám trẻ được nhìn thấy bầu trời thêm lần nữa, thì bất kể đó là điều gì, điều đó cũng xứng đáng."
"Kể cả khi chúng phải hi sinh?"
"Kể cả khi chúng phải hi sinh."
Điểm-17, 26 tháng Mười, 1989:
Đối tượng được phỏng vấn: SCP-2273
Người phỏng vấn: Ts. Friedrich
Ghi chú mở đầu: Ngôn ngữ được sử dụng trong cuộc phỏng vấn là tiếng Đức. Cuộc phỏng vấn này diễn ra khoảng một tuần sau ngày Cuộc phỏng vấn 004 được thực hiện.
Nội dung phỏng vấn:Ts. Friedrich: Alexei, ta bắt đầu bây giờ được chứ?
SCP-2273: Tất nhiên rồi. Ông cần hỏi tôi điều gì?
Ts. Friedrich: Đầu tiên, chiếc máy phát nhạc này có hữu ích đối với bạn không?
SCP-2273: Có chứ, nó rất tuyệt, cảm ơn ông. Giờ thì ông đang muốn nói về điều gì, Tiến sĩ?
Ts. Friedrich: À, chuyện là, tôi muốn biết những vết thương trên cơ thể bạn đang lành lại đến đâu, để báo cáo với những người giám sát sức khỏe của bạn thôi.
SCP-2273: Bộ giáp đã được chế tạo để chống chọi lại những đòn tấn công mạnh. Ông có thấy vết sẹo lõm ở mắt tôi không, đây này? Một tên lính bắn tỉa đã nhắm trúng tôi. Viên đạn đâm xuyên qua… ừ, tôi đoán thứ đó có thể coi là mũ bảo hộ. Nhưng dù sao, vết thương đó cũng chỉ một tháng là lành. Tầm nhìn của tôi ở hướng đó vẫn còn mờ, nhưng tôi còn nhìn được. Còn mấy vết thương này, trên cánh tay tôi ấy, chỉ là thương tích bình thường thôi.
Ts. Friedrich: Đó là tin tốt đấy. Ờm, bạn đã từng kể rằng những vết thương này được tạo ra khi quân Mỹ "loại bỏ vũ khí và túi đựng quân trang" của bạn, phải chứ? Bạn nói vậy nghĩa là sao?
SCP-2273: Vũ khí của tôi được đính trực tiếp vào bộ giáp. Chúng đã được gắn theo cách mà người ta thường gắn một khẩu súng máy hay những hệ thống vũ khí nhỏ khác vào một chiếc xe tăng hay xe vận chuyển trên bộ vậy.
Ts. Friedrich: Tại sao người ta lại làm vậy? Sao họ không đơn giản là trao cho bạn súng?
SCP-2273: Tiến sĩ, nhìn hai bàn tay tôi đi. Lớp giáp của một bộ binh không được chế tạo theo cách cho phép chúng tôi thực hiện những động tác khéo léo. Tôi còn không thể nhét vừa ngón tay vào chốt an toàn trên một khẩu súng bình thường.
Ts. Friedrich: Được rồi, tôi hiểu. Vậy còn hai vết sẹo nhỏ nằm giữa những vết sẹo lớn kia có nguồn gốc từ đâu?
SCP-2273: Vũ khí của tôi được điều khiển bằng điện. Hai điện cực nhỏ được đấu vào bên trong bộ giáp và sẽ tiếp nhận những xung thần kinh truyền đến cánh tay tôi mỗi khi tôi gập ngón tay trỏ lại. Khi chúng loại bỏ vũ khí của tôi, những điện cực đã bị lấy ra qua vị trí đó.
Ts. Friedrich: Ồ. Điều đó có lý đấy. Vậy bạn sử dụng bàn tay mình như thế nào để không vô tình bắn phải thứ gì đó?
SCP-2273: Chúng tôi phải học cách để giữ cho ngón tay đó không gập lại.
Ts. Friedrich: Tôi hy vọng là vậy.
SCP-2273: Còn điều gì khác ông muốn biết không, Tiến sĩ?
Ts. Friedrich: Có chứ. Những người quản lý tôi cũng muốn biết rằng bạn đã từng mang những vũ khí gì.
SCP-2273: Tôi luôn mang theo bên mình hai khẩu súng, mỗi vai một khẩu. Bên phải tôi là cây súng máy Kalashnikov mẫu 1959, cỡ 12.7x108mm, làm dựa trên súng trường tiến công Kalashnikov. Bên trái tôi là cây shotgun bán tự động mẫu 1964 23mm, có thể bắn đạn đặc, đạn đinh chùm, đạn lửa và đạn nổ. Tôi cũng mang theo một con dao và lựu đạn bên mình, nhưng ít khi tôi sử dụng nó như vũ khí.
Ts. Friedrich: Và bạn thường dùng những vũ khí chính của mình phải không?
SCP-2273: Ông nghĩ thế nào?
Kết thúc bản ghi chép
Boong-ke Volgograd #6, 13 tháng Mười, 1962:
Một cậu bé, chẳng lớn hơn năm tuổi là mấy, đứng ở hàng trên cùng trong một đội ngũ hàng bao cậu bé như thế, òa khóc.
"Em tên gì nhỉ, cậu bé?"
"Alexei."
"Em có họ không?"
"Belitrov."
"Nghe này, Alexei Belitrov. Tên anh là Grigory. Từ giờ trở đi anh sẽ làm việc rất nhiều với em. Em có hiểu điều đó không?"
"Em muốn gặp mẹ em cơ."
"Ừ, Alexei, anh hiểu. Nhưng nhìn anh này. Mẹ em và cha em đã giao lại em cho bọn anh vì một lý do cao cả hơn những gì em có thể hình dung. Em phải mạnh mẽ lên vì họ. Nhìn quanh em nào. Nhìn những cậu bé đó xem? Các bạn ấy sẽ chăm sóc em. Và em cũng cần chăm sóc các bạn ấy. Hợp lý, đúng không nào?"
"V- Vâng thưa đồng chí."
"Tốt. Còn giờ thì nhìn này. Em có thấy cái này không? Đây là một đồng 5 Mark Đức.5 Là một đồng tiền may mắn. Cha của anh đã tìm thấy nó trong cuộc Đại Chiến. Ông đã mang nó theo bên mình suốt cả Đại Chiến và cuộc Cách mạng. Nó đã giúp ông được an toàn. Ông đã trao nó lại cho anh, và nó giữ cho anh sống sót qua Chiến tranh Mùa đông và Đại chiến Vệ quốc. Anh chẳng có con cái để trao lại nó, nên anh sẽ trao nó cho em. Chừng nào em có đồng xu này bên mình, em sẽ chẳng có gì để sợ, và những người anh em bên cạnh em cũng vậy."
"E- Em cảm ơn anh."
"Có gì đâu, Alexei. Nào, ngẩng đầu lên. Quanh em còn có bạn bè mà."
Điểm-17, 20 tháng Một, 1992:
Đối tượng được phỏng vấn: SCP-2273
Người phỏng vấn: Isaac Abrahamovich
Ghi chú mở đầu: Ngôn ngữ chính của cuộc phỏng vấn là tiếng Nga. Cuộc phỏng vấn được tiến hành bởi Đội phó Đội An ninh Điểm-17, Isaac Abrahamovich, nhằm xác định liệu SCP-2273 có phù hợp để được hạ cấp xuống thành Dị thể Có trí khôn Loại-C và nguy cơ an ninh tiềm ẩn của sự thay đổi này nếu có. Ts. Friedrich có mặt trong cuộc phỏng vấn với vai trò hỗ trợ.
Nội dung phỏng vấn:SCP-2273, bằng tiếng Nga: À, xin chào? Mọi người cần gặp tôi vì việc gì sao?
Ts. Friedrich, nói với SCP-2273: Alexei, đây là Đội phó Đội An ninh của Điểm này. Anh ấy muốn hỏi bạn một vài điều.
SCP-2273: Được rồi. Ông cần biết điều gì? Và tôi có thể xưng hô với ông như thế nào?
Đội phó Abrahamovich: Bạn có thể gọi tôi là Đặc vụ Abrahamovich. Tôi ở đây để đánh giá các biểu hiện thái độ của bạn, và cách bạn sẽ cư xử trong một số tình huống nhất định.
SCP-2273: Những tình huống như thế nào vậy, Đặc vụ Abrahamovich?
Đội phó Abrahamovich: Tôi hiện không có quyền bàn luận với bạn về điều đó. Bây giờ thì, những hình xăm trên vai bạn và tài liệu này đều chỉ ra cho tôi rằng bạn là một chiến binh. Bạn có những kinh nghiệm chiến đấu như thế nào?
SCP-2273: Chủ yếu là chiến đấu tầm xa. Tôi cũng từng tham gia đột nhập, thỉnh thoảng cả đánh giáp lá cà, trong một vài chiến dịch đầu tiên tôi tham gia, nhưng tôi chủ yếu thực hiện công việc giao - nhận mệnh lệnh, và bắn yểm trợ cho đồng đội nếu như tôi tới đủ gần để thấy được kẻ thù.
Đội phó Abrahamovich: Bạn có từng đấu tay đôi không vũ khí không? Chỉ dùng nắm đấm? Hay dùng vật nặng?
SCP-2273: Gần như là không. Tôi từng nói với Ts. Friedrich rằng tôi thường mang theo dao, nhưng tôi gần như chưa bao giờ phải dùng nó như một vũ khí.
Đội phó Abrahamovich: Thật tốt khi biết điều đó. Vậy còn tình trạng tâm lý của bạn thì sao? Bạn nghĩ sao về Tổ Chức?
SCP-2273: Tôi có đồ ăn nóng ngày ba bữa. Tôi có nơi để ở. Tôi có âm nhạc, và sách, và tôi cuối cùng cũng có thể nghỉ ngơi mà không phải trăn trở xem liệu sáng hôm sau mình còn có thể thức dậy hay không. Tổ Chức, đám quạ các ông, đã giúp tôi nhiều hơn cả những gì tôi có thể tưởng tượng.
Đội phó Abrahamovich: Được rồi, SCP-2273, tôi muốn hỏi bạn vài câu hỏi về bộ giáp của bạn.
SCP-2273: Có vấn đề gì về bộ giáp của tôi vậy? Ông cần và muốn biết điều gì?
Đội phó Abrahamovich: Tôi muốn biết bộ giáp của bạn có những khả năng gì. Nó cứng đến đâu? Nó được làm từ gì? Nó có tự lành lại được không? Và có cần nhiều thời gian cho việc đó không? Ở một trong số những cuộc phỏng vấn đầu tiên của bạn, bạn đã giải thích rằng nó cung cấp cho bạn thông tin chiến thuật và giúp bạn xây dựng kế hoạch chiến đấu. Bạn có thể chia sẻ với chúng tôi những gì về chuyện đó?
SCP-2273: Nhiều câu hỏi thật đấy. Và tổ chức của các ông đã có thể hỏi tôi những điều này bất cứ lúc nào. Thật sự là ông không thể nói với tôi tại sao tới lúc này ông mới hỏi tôi về điều này ư?
Đội phó Abrahamovich: Đúng, đúng vậy.
SCP-2273: Được rồi. Tôi sẽ trả lời lần lượt từng câu hỏi của ông. Bộ giáp của tôi chống lại được đạn súng máy cỡ 12.7x99 milimét, trừ vùng đầu tôi, ở đó thì hoàn toàn không chống đạn. Tôi cũng không thể mô tả cho ông cách nó được chế tạo đâu; cách tạo ra sinh vật sống là một trong những bí mật kín kẽ nhất của các Kĩ Sư. Tôi nhớ rằng tôi từng nói với Tiến sĩ Friedrich về việc bộ giáp của tôi có thể lành lại nhanh như thế nào; phần lớn các vết thương nhỏ sẽ liền lại trong ngày, còn những vết thương lớn hơn thì tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Còn với khả năng cảm biến và đưa ra thông tin chiến thuật, thì nó có cảm biến nhiệt và cảm biến phóng xạ, tôi có thể nhìn được sóng ngắn trong phổ tia cực tím, và bộ giáp có một hệ thống Nhận diện Bạn hay Thù rất cơ bản. Nó cũng nhận diện được các dấu hiệu của nhu yếu phẩm, thực phẩm và nước, dấu hiệu kẻ thù đang chuyển động, cũng như giúp tôi tính toán đường đi của đạn và lựu đạn.
Đội phó Abrahamovich: Có điều gì khác bạn chưa nói với chúng tôi mà bạn có thể nghĩ đến không? Vậy còn khả năng liên lạc của bạn thì sao? Bạn có thể truyền và nhận thông tin trong phạm vi bao xa?
SCP-2273: Vào một ngày đẹp trời nhỉ? Có lẽ tôi có thể truyền tin đi xa tới 80 kilômét, nhất là trong trường hợp tôi đang ở tại một cao điểm và thời tiết quang đãng. Nhưng tín hiệu được truyền đi ở cự ly đó vẫn có thể bị nhiễu, kể cả khi được truyền trong điều kiện lý tưởng. Còn lại thì, trong phần lớn những ngày bình thường, tôi chỉ có thể truyền tin đi xa được khoảng một nửa khoảng cách đó, và đó cũng là lý do chúng tôi thường để cho giao liên và trinh sát truyền thông tin lại cho chỉ huy.
Đội phó Abrahamovich: Cảm ơn bạn, SCP-2273. Tôi nghĩ ngày hôm nay như thế là đủ rồi.
Kết thúc bản ghi chép
Ghi chú Kết thúc:
Đội An ninh Điểm-17 đã đồng thuận rằng SCP-2273 đủ điều kiện để được hạ cấp xuống thành dị thể có trí khôn Loại C với điều kiện những biện pháp phòng ngừa sau đây được thực hiện:
- Nhân viên an ninh giám sát SCP-2273 phải được phép sử dụng vũ lực trong trường hợp dị thể tiến hành vi phạm quản thúc.
- Thiết bị phá sóng radio phải được sử dụng và hoạt động tốt ở mọi thời điểm, hoặc SCP-2273 phải bị ngăn chặn truyền thông tin ra ngoài Điểm bằng cách khác.
- SCP-2273 không được phép biết rõ toàn bộ cấu trúc của Điểm-17, để ngăn chặn khả năng nó lập kế hoạch vi phạm quản thúc.
Các dị thể có trí khôn phù hợp với việc giao tiếp với SCP-2273 đang được xem xét. Ứng viên tiềm năng nhất ở thời điểm hiện tại được cho là SCP-191. SCP-2273 đã đồng ý tham gia học tiếng Anh với mục đích phục vụ việc giao tiếp với nhân sự không có khả năng sử dụng ngoại ngữ.
Boong-ke Volgograd #12, 1 tháng Năm, 1964:
Cũng cậu bé ấy, nhưng đã cứng cáp hơn, ngồi trước một chiếc bàn, với Đại úy của em ngồi đối diện.
"Alexei, Đại tá đã quyết định rằng ông sẽ trao quân hàm cho các tân binh sau khi các em được gắn thêm găng tay chiến đấu. Ông ấy đã yêu cầu anh lựa chọn các ứng viên hạ sĩ quan và sĩ quan trong số các tân binh. Anh đã trao đổi qua với những học viên khác mà anh cảm thấy sẵn sàng để được thăng quân hàm rồi. Phần lớn trong số họ đã đồng ý. Trung đội của em đang cần có thêm một trung sĩ. Em có cảm thấy mình sẵn sàng cho công việc này không?"
"Có, thưa đồng chí Grigory. Em sẽ làm bất cứ điều gì mà anh cần ở em."
"Tuyệt lắm, Trung sĩ Belitrov. Bọn anh sẽ gửi Đại đội B tới các phòng thí nghiệm của những Kĩ Sư vào sáng mai. Người đại diện của phía chúng ta đã nói với bọn anh rằng gắn găng tay sẽ dễ chịu hơn gắn giày bốt đấy. Bọn anh cũng sẽ bắt đầu quá trình huấn luyện sử dụng vũ khí thực sự khi các em đã hồi phục, cùng với việc huấn luyện các ứng viên Sĩ quan và Hạ sĩ quan. Điều đó nghĩa là các em sẽ được sử dụng những vũ khí mà ta dùng trong chiến đấu đấy."
"Tin này tuyệt quá! Anh có muốn em nói với toàn bộ đại đội về việc huấn luyện sử dụng vũ khí hay về găng tay chiến đấu không?"
"Về việc huấn luyện sử dụng vũ khí, không. Về găng tay chiến đấu, có. Anh biết rằng quá trình đó sẽ gây ra nhiều đau đớn, nên anh muốn các em chuẩn bị tinh thần. Nhưng anh muốn việc huấn luyện sử dụng vũ khí là một bất ngờ đối với các em ấy."
"Cảm ơn anh, đồng chí."
"Không, cảm ơn em, Alexei."
Bệnh viện và Nhà tĩnh dưỡng Saint Thomas Aquinas dành cho Người Khuyết tật Dị thường, Austin, Texas, 11 tháng Ba, 2004:
Một ông già và một cô gái trẻ đang chơi cờ. Họ làm việc này mỗi tuần một lần, và đã làm điều đó hàng bao nhiêu năm nay, từ khi họ mới gặp nhau. Trong mắt họ, mỗi người trong số cả hai đều là điều gần gũi nhất với một gia đình mà người còn lại từng có được, nhờ vào mối liên hệ chung là quá khứ với tuổi thơ vụn vỡ và hàng năm trời sống trong buồng quản thúc.
"Chiếu tướng. Như thế nghĩa là quân Vua của cháu đang gặp nguy đó, cô gái trẻ. Đến lượt cháu rồi."
V NG. CHÁU HỎI CHÚ MỘT C U NHÉ?
"Có chuyện gì vậy, dorogaya?"6
CHÚ KỂ CHÁU NGHE MỘT C U CHUYỆN VỀ THỜI CHIẾN TRANH ĐI?
"Victoria, cả chú và cháu đều biết rõ rằng có lẽ cháu đã thuộc làu những câu chuyện của chú rồi mà. Vả lại, chiến tranh chẳng có gì là vui vẻ cả. Chúng ta không thể nói về chuyện gì khác sao?"
CHÁU THÍCH CÁCH CHÚ KỂ CHUYỆN. VÀ NGHE CHÚ KỂ CHUYỆN VẪN TỐT HƠN LÀ CHẲNG NÓI GÌ CẢ.
"Được thôi, nếu cháu muốn."
Boong-ke Volgograd #3, 3 tháng Chín, 1967:
Hơn một trăm chiến sĩ trẻ đang đi trong một thang máy, thứ sẽ cho phép họ nhìn ngắm bầu trời lần đầu tiên trong suốt gần một thập kỉ. Và nhiều người trong số ấy sẽ không quay trở lại.
"Trung úy Belitrov, làm sao chúng ta biết được bộ lọc không khí có tác dụng hay không?"
"Chúng sẽ hoạt động được, tin tôi đi. Hãy tin vào các Kĩ Sư. Họ cũng cống hiến cho đất nước Xô Viết này nhiều y như chúng ta vậy."
"Tôi từng nghe nói rằng họ cũng đang chế tạo những bộ giáp cho quân Mỹ."
"Đừng suy nghĩ ngớ ngẩn thế, Sergei. Họ có lý do gì để chế tạo giáp cho lũ lợn tư bản ấy chứ? Kìa, chúng ta gần tới mặt đất rồi. Nào các cậu, chuẩn bị, sẵn sàng! Đừng quên tắt kính nhìn đêm của mình đấy! Cửa sẽ mở trong 3… 2… 1…"
Bệnh viện và Nhà tĩnh dưỡng Saint Thomas Aquinas dành cho Người Khuyết tật Dị thường, Austin, Texas, 11 tháng Ba, 2004:
Ván chơi đành phải ngừng lại. Quả là một điều đáng tiếc, bởi chỉ bốn nước nữa thôi là cô gái trẻ sẽ chiến thắng.
XIN HÃY ĐỂ CHÚ ẤY KỂ NỐT C U CHUYỆN NÀY.
"Thưa ngài, làm ơn, chúng tôi có thể chơi nốt ván cờ này được không?"
"Tôi e là không được đâu, Alexei. Sắp hết giờ thăm nom rồi. Và sức khỏe của Victoria cũng đang có một vài vấn đề nữa. Cá nhân tôi nghĩ rằng hai người nên giữ nguyên bàn cờ này và tiếp tục chơi vào lần thăm nom sau thôi."
"Chắc là đành phải vậy thôi. Chú sẽ kể nốt câu chuyện vào tuần sau, cháu nhé."
CHÁU HIỂU RỒI.
Đâu đó bên ngoài tàn tích của Berlin, 22 tháng Tám, 1975:
Đồng nung chảy và acid mạnh trong những viên đạn cối đang đổ như mưa xuống những chiến binh đã trở nên sắt đá vì chiến trận, những cậu bé nhà nông thuở nào. Đại úy của họ, người cũng từng là một binh nhì, đang nép mình tránh đạn trong một hố bom.
"Trung sĩ Volkov! Tôi cần cậu dẫn tiểu đội của cậu tới bãi đá ở phía nam! Solokov, tôi cần tiểu đội của cậu yểm trợ cho đội của Volkov. Và có ai nhìn thấy Sergei không?
"Đại úy, tôi thấy cậu ấy rồi! Cậu ấy đang đi cùng Kuznetzov! Tôi nghĩ rằng họ đang thử đánh vào sườn quân địch!"
"Chỉ có họ thôi à?! Volkov, bao giờ các cậu tìm được chỗ nấp, tôi cần những tay súng giỏi nhất trong đội của cậu yểm trợ cho mấy thằng ngu kia!"
"Rõ! Voloshyn, cân nhắc xem cậu có nhắm trúng được bằng lựu đạn không! Yastrebov, dùng súng đi, xem cậu có hạ được mấy tên to khỏe bên phía chúng không!"
"Trung úy Soldatov, cậu có nghe thấy tôi không?"
"Có thưa đại úy, tôi nghe thấy cậu. Cậu nán lại chút được không? Tôi đang hơi bận."
"Sergei, cậu đang nghĩ cái quái gì thế? Làm vậy là toi đấy!"
"Tôi đang nghĩ đến việc Trung sĩ Kuznetzov và tôi sẽ tấn công vào bên sườn địch trong khi toàn đơn vị rút lui."
"Sergei, rút về con mẹ nó đi! Cậu nghe thấy tôi nói không? Sergei!?"
Bệnh viện và Nhà tĩnh dưỡng Saint Thomas Aquinas dành cho Người Khuyết tật Dị thường, Austin, Texas, 18 tháng Ba, 2004:
Sau một tuần tạm nghỉ, ông già đã quay trở lại thăm cô gái trẻ, để hoàn thành nốt câu chuyện và ván chơi mà cả hai người đều mong chờ hồi kết.
CHÀO CHÚ ALEXEI.
"Chào cháu, dorogaya, Victoria. Tuần vừa rồi thú vị chứ?"
KHÔNG. CHÚNG TA CHƠI TIẾP ĐƯỢC KHÔNG?
"Tất nhiên rồi, quý cô à. Người hộ lý đâu rồi nhỉ, người mà đã nói rằng anh ta sẽ giữ lại ván cờ cho chúng ta ấy?"
ANH ẤY ĐANG ĐI LẤY CÀ PHÊ. ANH ẤY SẼ VỀ SỚM THÔI.
"À. Được rồi. Này cháu, không phải là chú đang kể cháu nghe một câu chuyện sao?"
V NG.
"Ừ, đến đâu rồi nhỉ? Hay là cháu muốn chú bắt đầu kể lại từ đầu?"
LÚC ẤY CHÚ ĐANG HÀNH QU N XUỐNG PHÍA NAM, ĐI QUA CANADA.
Toronto, Canada, 10 tháng Bảy, 1989:
Những người lính mỏi mòn vì chiến trận, xa quê nhà, vừa mới đột kích thành công vào trong một pháo đài, một nơi trú ẩn từ trước chiến tranh. Chỉ còn lại đúng một căn phòng chưa bị chiếm.
"Theo hiệu lệnh của tôi. 1… 2… 3!"
"KẺ ĐỊCH BÊN PHẢI!"
"BÊN PHẢI AN TOÀN!"
"BÊN TRÁI AN TOÀN!"
"Thiếu tá Belitrov, có vẻ như ở đây không còn ai ngoài những người chạy nạn đâu. Toàn là thường dân cả. Tôi nghĩ còn chẳng có đàn ông con trai nữa, chỉ có phụ nữ thôi."
"Đại úy Soldatov, cậu có nhớ cái hồi chúng ta tái chiếm Berlin không?"
"Có, thưa thiếu tá, có chứ. Tôi cũng ở đó khi Đồng chí Volkov cắm cờ của ta lên tòa Reichstag7 mà, cậu nhớ không?"
"Cậu nhớ lại xem lúc đó có còn ai sống sót trong những tầng dưới cùng của các nhà trú ẩn ở Berlin không?"
"Không, tôi không — Alexei, đừng nói với tôi rằng ý cậu là —"
"Nhìn chúng đi, Sergei. Chúng còn chẳng phải con người. Mẹ và cha chúng đã thiêu rụi mặt đất. Chúng đẩy chúng ta vào trong những bộ giáp này, biến chúng ta thành quỷ dữ. Chúng cướp đi tuổi thơ của chúng ta, và cách ly chúng ta khỏi ánh dương suốt gần một thập kỉ. Chúng ta gần như đã chiến đấu cả đời mình. Và đây là những người khiến chúng ta trở nên như thế này."
"Không, Alexei, cậu mới là người nên nhìn họ đấy. Họ chẳng phải lính tráng gì hết, họ chỉ là thường dân. Phần lớn trong số họ còn chỉ là trẻ con! Chúng ta không tài nào làm nổi việc này đâu."
"Đại úy Soldatov, tôi sẽ uốn lưỡi bảy lần trước khi nói nếu tôi là cậu đấy. Cậu là một chiến sĩ trong quân đội chúng ta và đã thề sẽ tuân theo mệnh lệnh, bất kể cái giá phải trả là gì."
"Kể cả cái giá này, thưa thiếu tá?"
"Kể cả cái giá này."
Bệnh viện và Nhà tĩnh dưỡng Saint Thomas Aquinas dành cho Người Khuyết tật Dị thường, Austin, Texas, 18 tháng Ba, 2004:
Ông già đang kết lại câu chuyện, cố tình bỏ qua những chi tiết không vui nhất, trông chờ một cơ hội để quay lại với ván cờ. Cô gái trẻ ngồi, chăm chú.
"Và rồi, bọn chú xuống đến tầng dưới cùng của boong-ke, nơi bọn chú tìm thấy và phá hủy trung tâm điều hành của chúng."
CHỈ THẾ THÔI HẢ CHÚ?
"Ừ, chỉ thế thôi."
CHÚ KỂ CHÁU NGHE LÀM CÁCH NÀO CHÚ TỚI ĐƯỢC CHỖ CHÚNG TA TỪNG SỐNG ĐI? NƠI CHÚ VÀ CHÁU GẶP NHAU ẤY?
"Chú nói thật là chú không kể lại được. Vừa thức dậy vào một buổi sáng, chú đã thấy mình ở đó rồi."
CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI HỌ VẬY? NHỮNG TIẾN SĨ KHÁC ẤY? NHỮNG NGƯỜI HỒI TRƯỚC LÀM VIỆC VỚI CHÚNG TA?
"Họ vẫn đang làm việc của mình, cô gái ạ. Nhưng giờ thì họ không cần giữ chúng ta trong các buồng giam nữa, nên những tiến sĩ ấy cũng không cần phải ở lại trong những tòa nhà đó."
TẠI SAO?
"Sự tồn tại của chúng ta từng là một bí mật. Cháu cũng biết giữ bí mật, phải không? dorogaya? Chúng ta từng như vậy. Nhưng giờ thì không thế nữa."
TẠI SAO?
"Những tiến sĩ trước kia cảm thấy rằng thế giới vẫn chưa sẵn sàng để biết đến chúng ta. Nhưng đã có chuyện gì đó xảy ra khiến cho thế giới buộc phải chấp nhận chúng ta, dù họ có sẵn sàng hay không."
CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA VẬY?
"Chú không thể kể cháu nghe được, dorogaya. Có những thứ vẫn còn là bí mật. Nhìn kìa. Người hộ lý mới quay lại rồi đó."
Đâu đó ở Wisconsin, 11 tháng Mười, 1989:
Những người lính bụng đói, người mệt lử, không được tiếp tế lại bị tấn công bởi đạn bom. Lần này, họ chẳng có nơi nào để ẩn nấp, không có cây, không có đá. Chỉ huy của họ đã tuyệt vọng rồi, và thấy mình chẳng còn lựa chọn nào khác cả.
"Đây là chỉ huy Tiểu đoàn Bộ binh 112, Sư đoàn Bộ binh 22! Tôi đang yêu cầu chỉ huy đơn vị phía Hoa Kỳ ngừng bắn để tiếp nhận sự đầu hàng của chúng tôi! Các anh đã thắng chúng tôi rồi! Chúng tôi đã hết đạn dược và thuốc men! Làm ơn hãy ngừng bắn! Tôi nhắc lại, làm ơn hãy ngừng bắn.
"Ôi vãi, Trung úy ơi! Chúng ta hốt được nguyên cả một tiểu đoàn!
"Chúng ta làm được rồi, Trung sĩ. Cho đội của anh kiểm tra và tước bỏ vũ khí của chúng đi. Rồi tìm xem chỉ huy là tên nào. Tôi muốn biết chúng ta đã bắt được những ai."
"Vâng thưa ngài! Nghe rõ chưa, các cậu. Không cần đánh lại mấy tên này nữa. Hạ súng xuống đi."
"Trung sĩ Crowley, tên này có vẻ là một thiếu tá! Tôi nghĩ hắn là chỉ huy!"
"Brunson, cậu biết tiếng Nga, nhỉ? Tìm xem anh bạn Thiếu tá của chúng ta tên gì đi nào."
"Ờ, hình xăm ghi là 'Belitrov,' thưa trung sĩ."
"Brunson, cậu đang giỡn mặt với tôi đấy à?! Đừng có nói láo đấy!"
"Không, thưa Trung sĩ! Tên này là Thiếu tá Belitrov, tôi thề!"
"Brunson, thằng chó đẻ đần độn này, cậu không biết đấy là ai à?! Chúng ta vừa bắt được Nỗi kinh hoàng của Toronto, Quân Bồi Bích đấy! Ai đó đi tìm Trung úy, và một người nữa đi liên lạc với Đại tá qua radio đi!"
"Ôiiiiiii dào. Nhiều người sẽ mừng lắm vì chúng tao bắt được mày đấy. Đại tá đã bảo tao rằng chúng tao sẽ được thăng quân hàm, vinh danh, và quan trọng nhất là, được nghỉ phép khi chúng tao về với cuộc sống văn minh. Mày biết thế nghĩa là thế nào không? Văn minh ấy? Chắc là không đâu nhỉ, thằng mọi cộng sản này. Đấy là lý do mày ra lệnh thảm sát 200 dân thường, là lý do mày phá hủy một trong những nhà trú ẩn cuối cùng và lớn nhất trên lục địa Bắc Mỹ nhỉ? Vì mày có biết thế nào là văn minh đâu? Mày biết không, tao sinh ra khi chiến tranh kéo dài đã được mười năm. Em gái tao sẽ không bao giờ được thấy bầu trời bởi lũ chúng mày đã không ngừng phá hủy bầu trời của bọn tao bằng bom nguyên tử. Được rồi, để tao nói cho mày biết nhé: người Mỹ bọn tao không biết bỏ cuộc, bọn tao không biết đầu hàng, và chắc con mẹ nó chắn là không biết giết hại dân thường đâu!"
"Trung úy Finn, Trung sĩ Crowley đang muốn hỏi rằng chúng ta sẽ làm gì với những tù binh còn lại. Chúng ta không có đủ thuốc men để chữa trị cho chúng."
"Đi với tao mau, thằng nhãi con này. Này cậu binh nhì, Trung sĩ Crowley đang giam giữ chúng ở đâu?"
"Bên này, thưa ngài."
"Các người đang làm cái quái gì vậy?! Chúng tôi đã đầu hàng rồi! Trời đất ơi, không!"
Austin, Texas, 20 tháng Ba, 2004:
Ván chơi và chuyến thăm nom đã kết thúc từ lâu, còn ông già ấy đang nằm trên giường trong căn hộ rẻ mạt của mình, nhìn trân trân lên trần nhà, không tài nào chợp mắt. Ông vẫn còn cảm nhận được miếng kim loại đang nằm ngay bên cạnh trái tim mình, đúng tại vị trí của nó từ khi những Kĩ Sư gắn ông vào bộ giáp này. Nó vốn được kì vọng sẽ mang lại may mắn cho ông. Và ông vẫn chưa thể hiểu liệu nó đã thực sự làm được điều đó chưa. Ông trăn trở, rằng liệu mình có thể nào được những vị thần trên cao kia xá tội, vào thời khắc sự phát xét cuối cùng hiển hiện trước mắt mình.
"Thượng sĩ Slate này?"
"Có chuyện gì vậy?"
"Trung sĩ Peridot mới kể rằng thượng sĩ ra đời từ trước Chiến tranh. Có thật vậy không ạ?"
"Phải."
"Vậy thì?"
"Vậy thì sao, Binh nhì Steele?"
"Thượng sĩ kể chúng tôi nghe về hồi đó đi?"
"Vâng, thượng sĩ à, thượng sĩ kể chúng tôi nghe cuộc sống trước Chiến tranh là như thế nào đi."
Bộ giáp khiến cho Thượng sĩ Slate chẳng thể nào thở dài như cách một người bình thường, một Người trần trụi, có thể làm, nhưng những người lính với cấp bậc thấp hơn kia vẫn hiểu rõ ý nghĩa đằng sau tín hiệu radio tĩnh mà bộ thu sóng của họ bắt được ngay lúc ấy.
"Được thôi, tôi sẽ kể các cậu nghe về thế giới trước kia, nhưng trước hết, các cậu phải trả lời một câu hỏi này. Các cậu trung thành với tôi đến mức nào?"
"Thượng sĩ hỏi gì vậy chứ? Thượng sĩ đã giúp tất cả mọi người ở đây thoát khỏi rắc rối nhiều lần không đếm xuể. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì vì thượng sĩ mà."
"Nếu các cậu biết những thông tin có thể khiến tôi bị đem ra xét xử ở tòa án quân sự, những thông tin có thể khiến tôi bị trục xuất khỏi Quân đội hay thậm chí là bị xử tử, các cậu sẽ che giấu chúng chứ?"
"Thượng sĩ đang nói cái quái gì vậy?"
"Hạ sĩ Goldman, tôi muốn cậu và Steele trả lời câu hỏi đó. Các cậu sẽ nói dối để bảo vệ tôi trước tòa án quân sự chứ?"
Sự lặng ngắt của họ tưởng như đã hóa hữu hình, như thể người ta có thể dùng một lưỡi dao cắt xuyên qua nó. Và rồi, họ cùng lên tiếng, gần như đồng thanh.
"Vâng."
"Tốt lắm. Các cậu muốn biết bao nhiêu? Các cậu muốn biết chuyện gì?"
"À, Hạ sĩ Cooper kể rằng bầu trời đã từng xanh trong ở bất cứ đâu, chứ không phải chỉ mãi tít tận phía nam, như hồi chúng ta còn ở Texas."
"Phải, đúng là như vậy."
"Và cây cối từng có ở khắp mọi nơi, còn trời thì mưa dầm mưa dề?"
"Đúng vậy, cả hai chuyện này đều đúng."
"Có thật là cây cũng đã từng xanh như màu giáp của chúng ta không?"
"Đúng. Các cậu chỉ muốn hỏi những chuyện lặt vặt này thôi, hay là các cậu thực sự muốn hỏi điều gì đó nghiêm túc vậy, Steele?"
"Chuyện mà Binh nhì Steele ngại hỏi, thưa Thượng sĩ, chính là có phải thượng sĩ đã thực sự xung phong ra trận hay không, và tại sao đấy ạ."
"Có thật không ấy à?" Sự do dự của anh đã phơi bày tất cả. "Đúng vậy, Binh nhì Steele, người nào nói với cậu rằng tôi xung phong đều là nói thật đấy."
"Nhưng tại sao vậy, Sarge?"
"Đó là một câu chuyện dài, nhưng chúng ta có thời gian mà…"
Tôi được sinh ra năm 1940 bởi một ngư dân cùng vợ của ông. Tôi chưa từng được biết mặt cha; ông đã tòng quân và phải ra chiến trường — trong cuộc Chiến tranh trước kia, chứ không phải cuộc chiến này — và hy sinh trên một hòn đảo nào đó khi quân Mỹ xâm lược Đế quốc. Phải, đúng rồi đấy, tôi là người Nhật. Mẹ tôi khăng khăng muốn tôi theo họ của cha dượng tôi, nhưng tôi sẽ kể chuyện đó sau.
Một cô bé đang lắng nghe mẹ kể chuyện trước giờ đi ngủ. Bom đang đổ xuống nơi đầu kia thành phố, làm cả thị thành sáng lóa. Họ đã ở trong hầm trú ẩn rồi, và chẳng nơi đâu có thể an toàn hơn thế nữa trong tình cảnh ấy.
"Con cần phải dũng cảm như những vị Nữ Võ nghệ giả8, con gái nhỏ à. Những nàng công chúa của chiến trường xưa. Khi chiến tranh rình rập nơi quê nhà, họ không rơi lệ. Họ đứng vững với lòng tự tôn, và giao chiến, hệt như cách phu quân của họ chiến đấu nơi phương xa. Họ đứng lên với cây thế đao9 sắc bén trong tay và chiến đấu với quân thù khi chúng tới gần. Con cũng phải dũng cảm, y như vậy."
"Mẹ ơi, cha đâu rồi?"
"Mẹ đã nói với con rồi đấy, con yêu, cha con đã lên đường tòng quân. Cha con là một chiến binh thực thụ, chẳng khác nào những bậc tiền nhân. Cha của con sẽ chiến đấu vì Đế quốc chúng ta cho tới tận ngày khải hoàn."
"Vâng ạ."
Mẹ tôi quả là một người phụ nữ cực kì cấp tiến. Mẹ chưa từng kể tôi nghe những câu chuyện cổ về những Võ sĩ đạo đối đầu với kẻ thù hung bạo và muôn vàn quỷ dữ, và, kể cả khi bà làm vậy, bà đều thay thế họ bằng những người phụ nữ. Nữ Võ nghệ giả, "những nàng công chúa của chiến trường", mẹ gọi họ bằng cái tên ấy. Mẹ vẫn thường kể tôi nghe, những khi máy bay ném bom Mỹ vụt qua trên đầu, rằng tôi cũng sẽ phải trở thành một nàng công chúa mạnh mẽ trên chiến trận. Tôi nghĩ điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến những lựa chọn của tôi sau này. Đúng, tôi là nữ. Không, nữ giới không được phép tham gia Quân đội. Đây là lý do tôi hỏi rằng cậu có trung thành tuyệt đối với tôi không đấy, Goldman.
Tin đã về. Một người lính trẻ, trước đây từng làm nghề ngư phủ, đã hiến dâng trọn vẹn đời mình cho Đế quốc. Người đưa tin kể với vợ người ngư phủ rằng anh đã vấp ngã lên một trái lựu đạn khi cố gắng cứu sống đồng đội của mình.
Tất thảy vinh quang trong sự ra đi của anh cũng chẳng thể nào xóa nhòa hay làm dịu bớt những tiếng khóc bi thương.
Nhiều tháng sau, tin tức rằng Đế quốc đã đầu hàng, trước nguy cơ về một cuộc xâm lược của Liên Xô và nỗi khiếp sợ vũ khí hạt nhân Hoa Kỳ, chỉ xát muối thêm vào vết thương chưa lành của người chinh phụ mà, dù có từng cấp tiến đến nhường nào, đã dành trọn vẹn niềm tin vào cuộc chiến ấy.
Năm 1949, sau khi chiến tranh kết thúc đã bốn năm, mẹ tôi gặp một người lính trong Quân đội Hoa Kỳ và hai người phải lòng nhau. Năm 1950, hai người kết hôn, và mẹ đã yêu cầu tôi theo họ cha dượng, Slate. Em trai Sean Slate của tôi ra đời đầu năm 1951. Đó cũng là lúc cha dượng tôi quyết định đưa chúng tôi tới Mỹ.
Cha dượng đưa chúng tôi tới một thành phố mang tên Seattle. Ở đó mưa khá nhiều, nhưng những Kĩ Sư đã giúp chúng tôi xây dựng một mái che ngoài đường phố. Nó màu xanh lá và tuyệt đẹp, và đến đêm, nó lấp lánh như những vì sao.
"Ý cậu là gì cơ, 'Sao là gì?' ấy hả? Steele, cậu cũng đi cùng chúng ta tới Texas, phải không? Cậu có nhớ bầu trời đêm đã rực sáng thế nào, nhưng không phải vì những đám mây xấu xí đó không? Đó chính là những vì sao. Không có bộ giáp, trông chúng giản dị hơn, nhưng vẫn đẹp tuyệt vời."
Quay trở lại với câu chuyện, cha tôi đã rời Quân đội để trở thành một Vệ binh — cũng làm việc như một người lính, nhưng chỉ đôi khi thôi10 — để cha có thể dành nhiều thời gian hơn với gia đình. Cha đã mở một nhà hàng trong thời gian rảnh rỗi. Mẹ tôi dạy ông nấu những món ăn của Đế quốc, của quê nhà, và cả hai người đã dạy tôi cách chạy bàn, trước và sau giờ học.
Đó là những ngày tuyệt đẹp. Đôi khi ông có hơi cứng nhắc, nhưng cha dượng tôi luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho chúng tôi. Cha đọc truyện cho chúng tôi hàng đêm, để dạy em tôi tập đọc và dạy tôi tiếng Anh. Cha kể chúng tôi nghe những câu chuyện dân gian về những người dũng cảm, làm những việc can đảm và chấp nhận hy sinh, luôn luôn ưu tiên người khác trước khi nghĩ tới bản thân mình. Những câu chuyện ấy khiến tôi nhớ đến chuyện về Nữ Võ nghệ giả ngày xưa, những nàng công chúa của chiến trường. Tôi đã tưởng tượng rằng, một ngày nào đó, tôi cũng sẽ dũng cảm y như thế.
Một cô bé chỉ biết tiếng Anh bập bõm vừa bị đẩy vào bên trong tủ khóa. Đứa con trai đã làm việc đó — lớn hơn cô ba tuổi — vừa mới gọi cô là "con người Nhật bẩn thỉu" và nói rằng nó muốn cô "cút về nước đi."
Cô bé chạy về với mẹ, nước mắt giàn giụa. Từ ngày hôm ấy, cô được cho học tại nhà, dù rằng cha dượng cô kịch liệt phản đối. Rồi cô cũng lấy được bằng GED,11 nhưng chẳng hề muốn vào học đại học, nơi cô sẽ bị đối xử chẳng khác nào ngày trước. Thay vào đó, cô ở nhà, làm một bồi bàn.
Khi bom rơi và bầu trời rực lửa, cha tôi đã chạy được cho chúng tôi một chỗ bên trong Boong-ke Seattle trước khi mặt đất nơi chúng tôi sinh sống cháy rụi, vì ông đã từng là một người lính trong Quân đội Hoa Kỳ.
Chỗ ngủ của cô tương đối gần cánh cửa dẫn ra bên ngoài. Cô vẫn nhớ như in tiếng thét của những kẻ kẹt lại ngoài kia, những cú nện vào cánh cửa, van xin được náu vào trong. May mắn thay, những Kĩ Sư đã được thuê để dọn dẹp mớ lộn xộn còn sót lại trước khi hành lang ấy lại tiếp tục có người bước qua. Cô không muốn nghĩ tới chuyện những Kĩ Sư đã làm cách nào để hoàn thành công việc đó.
Khoảng ba tháng sau, người của quân đội chẳng biết từ đâu đã tìm tới boong-ke của chúng tôi, và nói rằng họ cần triệu tập mọi nam giới trên năm tuổi. Em trai tôi mới chỉ khoảng mười tuổi ở thời điểm ấy, và đã được ghi tên trên bản danh sách tòng quân.
Tôi van nài cha dượng tôi ngăn họ lại, nhưng cha nói rằng cha không thể. Và rồi tôi cầu xin mẹ làm gì đó — Sean mới mười tuổi, họ không thể đưa nó đi! Tôi sẽ không cho phép điều đó xảy ra.
Đó là khi tôi nhận ra tôi cần phải làm gì. Tôi cắt tóc, và, khi họ tới đưa em tôi đi vào buổi sáng hôm sau, tôi đã đứng bên ngoài cánh cửa, mặc quần áo lấy trộm của cha dượng mà rõ ràng là lớn hơn cỡ người tôi. Họ biết tôi chắc chắn lớn hơn mười tuổi, nhưng rồi cha dượng tôi nói chuyện với họ, giải thích rằng cha đã từng ở trong quân đội, và đã phục vụ tại Đức trong Cuộc chiến trước đây. Cha thuyết phục họ đưa tôi đi thay cho đứa con trai. Mẹ tôi đã khóc sụt sùi khi họ dẫn tôi đi.
"Chỉ có vậy thôi sao?"
"Đúng vậy, Hạ sĩ, chỉ có thế thôi. Sau khi tôi bị đưa đi, tôi đã được huấn luyện và gia công giống như hai cậu vậy. Tôi được phân vào đơn vị pháo binh của chúng ta không lâu sau đó. Đã hơn hai mươi năm rồi."
"Vậy sao thượng sĩ không để họ mang em trai đi?"
"Steele, cậu có em không?"
"Tôi không biết. Tôi được nuôi lớn trong một trại huấn luyện quân sự. Người ta không nói gì với chúng tôi về gia đình mình, về cội nguồn của chúng tôi."
"Ồ. Tôi — tôi xin lỗi. Tôi đã không biết điều này."
"Ôi, có gì đâu. Chỉ là Thượng sĩ đã già rồi thôi."
Những người con trai lại nghe được tín hiệu radio tĩnh thêm lần nữa, nhưng cảm xúc mà nó chứa chở lần này giống với tiếng cười hơn bất cứ điều gì khác. Họ cũng cười theo, chỉ để lòng mình bình tĩnh lại. Tiếng cười của họ chẳng mấy chốc đã bị chen ngang bời một người giao liên chạy tới chỗ họ.
"Thượng sĩ Slate, có một vài cảm biến đang phát tín hiệu. Có vẻ như đang có một trung đội lính đi tới từ cách đây vài dặm về phía bắc, ở bên kia dãy đồi."
"Bạn, hay thù?"
"Bộ nhận diện bạn - thù của chúng tắt, nên không biết chắc được đâu."
"Goldman, tin tình báo mới nhất của Chỉ huy gửi đến nói rằng đang có một tiểu đoàn Liên Xô hành quân về phía chúng ta phải không?"
"Ờ, đúng thưa c— Đúng, thưa Thượng sĩ."
"Vậy thì có lẽ trung đội của Trung úy Finn đã bị phá rồi." Người chiến sĩ lớn tuổi nhất hướng về phía người giao liên. "Bảo những người còn lại trong đại đội chuẩn bị chiến đấu, và xin lệnh bắn của Đại úy đi. Và chúng ta cũng có thể thử luôn loại đạn mới đó, đạn 'Tesseractor'."
"Rõ, thưa Thượng sĩ."
Người giao liên chạy đi. Không lâu sau, những viên đạn với khả năng xé toạc không - thời gian theo nghĩa đen bắt đầu đổ xuống một trung đội lính Hoa Kỳ đang áp giải một tù binh quan trọng. Sự kiện này sẽ được nhớ đến như một trong những lần bắn nhầm đồng đội tồi tệ nhất ở giai đoạn này của cuộc chiến tranh.
Boong-ke Berlin #1, 22 tháng Tám, 1975:
Hai người lính trẻ đang tiến hành một nhiệm vụ đầy nghiệt ngã. Ngay lúc này, cả hai đều đã hiểu mình sẽ chẳng thể nào sống đến ngày được chứng kiến cái kết của cuộc trường chinh mà họ đã chiến đấu cả đời. Người lính trẻ hơn, một Binh nhì, đang gắng sức bình tĩnh lại khi cậu đi xuyên qua hành lang bảo trì chật chội, tù mù.
"Không thể nào tin nổi, không thể nào tin nổi, Chúa ơi, tại sao chúng ta lại đang làm điều này chứ? Được rồi, xốc lại tinh thần nào, sắp đến nơi rồi. Tất cả những gì chúng ta phải làm chỉ là vặn một cái van thôi. Chỉ có thế. Được rồi, mình sẽ làm được thôi."
"Schwarz, em ổn chứ?"
Người lính trẻ tuổi hơn nhảy cẫng lên như thể thân xác cậu sắp lìa khỏi Giáp, nhưng mau chóng hoàn hồn và lên tiếng, "Vâng, Krause, em ổn."
"Nhìn cách em nhảy bổ lên, anh không nghĩ vậy đâu. Cả bộ Giáp của em nữa."
"Em ổn mà."
Người lính lớn tuổi đứng lại, và đưa tay ra trước mặt người lính trẻ. Họ đứng đối mặt nhau.
"Anh có ý gì thế, Krause? Em bảo là em ổn mà."
"Không. Em đang không ổn."
"Điều gì khiến anh quả quyết đến thế chứ?"
"Anh biết em không ổn bởi vì anh đang không ổn. Chúng ta đều hiểu chúng ta đang làm gì mà. Đừng vờ như em đang không lo lắng nữa. Đừng vờ như em không nghi ngờ gì đi."
"Thế thì chúng ta phải làm cái đéo gì bây giờ?"
"Nói về chuyện đó."
"Để làm gì? Chúng ta đều biết rõ việc mình sắp phải làm mà. Có gì để nói chứ?"
"Anh không biết nữa."
Họ đi thêm một lúc lâu, tiến gần hơn tới đích, và rồi người lính trẻ tuổi thấy mình cần phải lên tiếng thêm lần nữa.
"Chuyện này thật chẳng công bằng chút nào, anh có thấy vậy không?"
"Ừ, anh biết. Nhưng chúng ta có lựa chọn nào khác chứ?"
"Chúng ta vẫn có thể chiến đấu tiếp mà! Vậy mà giờ chúng ta lại, sao đây, đầu hàng ư? Chuyện vớ vẩn gì vậy?!"
"Anh không thể giả vờ rằng mình hiểu tại sao chuyện này lại tốt hơn nhiều so với đoàn kết tất cả mọi người lại và chiến đấu, Schwarz, nhưng anh có thể nói với em thế này: khi kẻ thù của chúng ta tới được một boong-ke, chúng sẽ —"
"Chúng sẽ không giữ lại ai làm tù nhân cả, em biết. Nhưng vì lý do quái quỷ gì mà lại là chúng ta hả giời? Tại sao chúng ta lại phải làm việc này?"
"Anh không biết, nhưng chúng ta cứ phải làm thôi. Cố lên nào. Sắp tới nơi rồi."
Vặn van một lần, vô hiệu hóa thủ công tất cả những phương án dự phòng bảo đảm an toàn, và thế là hết. Nhưng những người lính trẻ chẳng có giây phút nào để nghĩ ngợi về hậu quả của những việc mình làm; ở đâu đó khác, có người cần đến họ.
Boong-ke Berlin #1, 21 tháng Tám, 1975:
Một vị Đại tá già, một trong số những người lính không áo giáp cuối cùng trên khắp châu u, đang chỉ huy những người lính dưới trướng mình lần cuối. Những con sói đã ở ngay bên ngoài cánh cửa, và chuyện cánh cửa ấy bị phá vỡ chỉ còn là vấn đề thời gian. Vào thời khắc ông đứng trên sân khấu nhỏ trước hội trường rộng rãi, sáng sủa ấy, ông đã chẳng thể nào ngăn nổi dòng suy nghĩ rằng những người lính mình đang chỉ huy trông thật đáng khiếp hãi biết nhường nào, rằng cái vẻ ngoài nghiêm chỉnh trong những bộ Giáp ấy của họ chính là cả một loạt tranh biếm họa đầy kinh dị dựa trên hình ảnh của những chiến binh chân chính.
"Này các cậu, từ khi các cậu sinh ra, mối hiểm họa từ chiến tranh đã bao phủ cuộc đời các cậu. Các cậu đã dành cả đời mình để chuẩn bị cho thời khắc chiến đấu. Giờ đây, thời gian chuẩn bị đã hết rồi. Kẻ thù truyền kiếp của chúng ta, Quân đội Hoa Kỳ, đã tiến vào bên trong tầm bắn hệ thống phòng vệ trên mặt đất của chúng ta. Đồng minh của ta vẫn còn cách đây nhiều tuần hành quân. Chúng ta chỉ còn cách tự lực cánh sinh. Giờ đây chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài chiến đấu."
"Tôi không khỏi nặng lòng khi mong cầu những điều này ở các cậu, nhưng, chừng nào danh dự và phẩm giá mà dân tộc chúng ta từng nắm trong tay là điều đáng để khắc cốt ghi tâm, chừng nào niềm hy vọng dành cho dân tộc Đức và lý tưởng xã hội chủ nghĩa của chúng ta vẫn còn trường tồn, tất cả chúng ta đều phải chiến đấu. Ta phải chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Sẽ không có một viên đạn nào không rời nòng súng, không một người lính nào còn chờ chực, khi mà kẻ thù vẫn đang trên đường hành quân tới thành phố chúng ta. Tất cả các cậu đều đã chứng tỏ bản lĩnh và sức mạnh không gì đo đếm nổi. Ngay lúc này, chúng ta cần đem bản lĩnh ấy ra thử lửa. Chúng ta SẼ cho chúng biết điều gì đã làm nên Berlin!"
Mớ âm thanh hỗn độn lấp đầy hội trường ấy chẳng đến từ tiếng hô hào của những người đàn ông, mà là những luồng sóng radio lặng ngắt. Không một người lính nào với bộ Giáp trên mình còn có thể lên tiếng; chẳng người lính đương thời nào cả.
Sau bài phát biểu, vị Đại tá gọi những sĩ quan cấp cao nhất dưới quyền mình tới một phòng họp nhỏ hơn nhiều, để tiến hành một cuộc họp nhân sự cuối cùng. Họ đứng thẳng, túm tụm quanh dãy bàn chính giữa phòng, với giấy tờ và bản đồ trước mặt.
"Và, cậu nói xem chúng ta có bao nhiêu đạn dược cho mỗi chiến sĩ?"
"Hai trăm viên, thưa ngài."
"Như thế không đủ đâu. Khẩu phần ăn thì sao? Và nước, hay dụng cụ lọc nước?"
"Chúng ta có đủ thực phẩm để chống chọi cho tới khi Sư đoàn Bộ binh 22 của Hồng quân tới đây sau ba tuần nữa, nhưng khi đó Quân đội Hoa Kỳ đã vượt qua được hệ thống phòng vệ tự động của chúng ta từ lâu rồi. Chúng ta có thể đưa thêm quân lên phòng thủ trên mặt đất —"
"Không. Chúng ta cần củng cố hệ thống phòng vệ tự động tối đa trong khả năng, nhưng ta cần rút hết quân trên mặt đất về. Họ sẽ thảm bại ngoài đó đấy."
"Thưa ngài, có lẽ họ chính là cơ hội cuối cùng của chúng ta."
"Vài trăm quân chống lại cả một nửa sư đoàn sao? Không. Tất cả những ai đang ở bên ngoài đều phải rút về ngay. Hơn nữa, đội quân đang tiến về phía chúng ta có đầy đủ lương thực, khí tài và yểm trợ. Chúng ta phải chấp nhận thất bại thôi."
"Thưa ngài, ngài đang yêu cầu chúng ta đầu hàng sao?"
"Không. Hoàn toàn không. Tôi cần các cậu chọn ra những người đáng tin tưởng nhất, những người lính dày dạn nhất, để giao cho họ mệnh lệnh thực sự. Chúng ta cũng cần triệu tập các Kĩ thuật viên của chúng ta. Những người còn lại có thể sử dụng kế hoạch ta đã đề ra để kéo dài thời gian."
Tàn tích của Berlin, 22 tháng Tám, 1975:
Hệ thống phòng vệ tự động, từ những bãi mìn tự cắm tới súng cối tự động 80 li, đang ồ ạt trút xuống một đội quân xâm lược. Dù thế, họ vẫn tiến lên. Hàng trăm mét sâu bên dưới lòng đất, mọi nam giới đủ sức chiến đấu đều đang tự trang bị cho mình, những người lính không mặc giáp nhỏ tuổi nhất đang đeo thêm mặt nạ phòng độc. Sâu hơn thế nữa, những người phụ nữ, những người con gái, và một vài cậu trai được lựa chọn, niềm hy vọng cuối cùng cho tương lai của thành phố này, đang nằm nghỉ, chẳng mảy may có một ý niệm gì về cuộc chiến đang gầm thét trên đầu mình. Một nhóm quân phòng thủ bất tuân thượng lệnh đang phải trả giá đắt cho hành vi vô kỉ luật của mình. Người trẻ nhất trong số họ là người duy nhất còn lành lặn và tỉnh táo sau khi hứng chịu một loạt đạn cối đánh chặn. Cậu đứng ở trung tâm của khoảng không gian nhỏ mà tiểu đội mình đang tụ tập, đầu óc choáng váng, liên hồi gọi đồng đội mình.
"Sarge? Wolf? Y sĩ?! Có ai không?!"
"Berg, đi qua đây và ngậm mẹ mồm vào đi."
"Trời đất ơi, Lange, nhìn chân anh kìa!"
"Im đi. Chúng đang ở gần đấy. Cậu quay về và cảnh báo những người còn lại rằng chúng đã vượt qua hệ thống phòng vệ tự động đi. Có khi mọi người sẽ nghĩ ra cách nào đó cũng nên."
"Ta phải đưa anh đi trị thương thôi, Lange."
"Berg, để tôi ở yên đây đi! Tôi chết rồi! Cả tiểu đội chết hết mẹ rồi, còn mỗi cậu thôi! Cậu phải quay về, nghe chưa?"
"Em không bỏ lại anh ở đây đâu!"
Nhiều người đã nói rằng, những người lính vốn dĩ chẳng hề chiến đấu vì một lý tưởng nào, hay vì bất cứ vị vua và quốc gia nào, cũng chẳng phải vì những hồi ức quê nhà, mà là chiến đấu cho nhau, và lý do họ không chùn bước dù đã lâm vào tuyệt cảnh chính là vì họ muốn nối dài sinh mệnh của những người anh em kề vai sát cánh. Có lẽ chính điều đó đã trở thành động lực cho những hành động ngay khi ấy của người binh nhì trẻ. Cũng có thể là nỗi sợ hãi sự cô đơn trên đường quay lại, hay sợ hãi việc mình sẽ bị vu oan là hèn nhát. Thật chẳng dễ dàng phân định. Điều rõ ràng duy nhất chỉ có những hành động ngay sau đó của người binh nhì trẻ; cậu tóm lấy người tiền bối bị thương của mình, và bắt đầu vác anh lên.
"Berg, cái thằng ăn hại này! Bỏ tao xuống!"
Người lính trẻ chẳng nói gì và bắt đầu chạy dọc theo con đường đổ nát phủ đầy gạch vụn dẫn tới lối vào boong-ke trung tâm thành phố. Người lính lớn tuổi mau chóng thay đổi chiến thuật, khai hỏa yểm trợ hướng về phía sau khi anh thấy kẻ thù đang tới gần. Nhưng chẳng mấy chốc mọi việc đều trở nên vô nghĩa khi một tay bắn tỉa nã súng, làm nổ tung lồng ngực của người lính đang trên đường chạy, đồng thời làm đứt rời cánh tay không cầm súng của người lính bị thương. Người lính đã hy sinh ngã xuống, đè lên gánh nặng đã bị thương trên vai mình.
"Berg, thằng ngu này! Đáng lẽ đã xong rồi!" Những chiến binh phe địch đang tiến lại gần có thể nghe rõ nỗi đau trong luồng thông tin mình vừa nhận. Họ mau chóng lờ chúng đi; chiến trường không phải là nơi người ta được phép đồng cảm cùng kẻ địch. "Cậu cố vác tôi về làm gì hả giời?! Đáng lẽ cậu đã về được đến nơi rồi!" Khi kẻ thù của anh tiến lại mỗi lúc một gần hơn nữa, người lính ấy chuyển hướng sự chú ý của mình về phía họ. "Chết đi, lũ lợn bẩn thỉu chúng mày, chết đi!" Những phát súng của anh không trúng đích. Tên xạ thủ vừa giết chết người lính trẻ kia lại ngắm bắn thêm lần nữa, và nổ súng. Hòn đạn trúng mục tiêu, không một chút khó khăn.
Boong-ke Berlin #1, 22 tháng Tám, 1975:
Ngay lúc này, hai chiến sĩ trẻ đang chạy xuyên qua những lối đi bằng bê tông lạnh lẽo, xám xịt. Kẻ thù đã phá được một cánh cổng, và mọi lực lượng phòng thủ có thể được triển khai đều là cần thiết.
"Nhanh lên nào, Schwarz! Gần đến nơi rồi!"
"Em biết, em biết, em chỉ đang tháo chốt an toàn trên vũ khí thôi!"
"Thôi chết, đúng là còn việc đó." Người lính lớn tuổi hơn đứng lại, và hướng sự chú ý sang những vũ khí của chính mình. "Em đang mang theo gì thế? Cần thêm đạn dược không?"
"Ờ… Thuốc nổ loại nhỏ ở bên trái, súng máy tiêu chuẩn ở bên phải. Nếu anh có một băng cỡ 12.7x108 thì tốt."
"Không có rồi, xin lỗi nhé. Lúc lấy trang bị, bên hậu cần ki bo với anh lắm. Em không có đạn nổ dự phòng hay đạn đinh chùm à?"
"Không."
"Không sao, thế này là đủ rồi."
Một vụ nổ từ đâu đó trong thành phố làm rung chuyển hành lang nơi hai người đang đứng. Người lính trẻ vô tình bắn một loạt súng, làm những viên đạn nảy qua lại trong không gian chật hẹp.
"Chúa ơi, Schwarz! Kiểm soát cho tốt vào, còn phải dành đạn mà bắn địch chứ!"
"Chết, em xin lỗi, em xin lỗi. Anh có trúng đạn không?"
"Không, anh không sao. Đi thôi."
Boong-ke Berlin #1, 21 tháng Tám, 1975:
Một trung đội lính có Giáp, tất thảy đều đã quen mùi chiến trận, nhiều người trong số đó mới được triệu tập về từ mặt đất, đang đứng thành hàng trong một hành lang tối tăm, chật chội tại một tầng hành chính của boong-ke, đợi lệnh.
"Hạ sĩ Krause! Binh nhì Schwarz! Vào văn phòng tôi!"
Hai người hô lên "Rõ!" gần như đồng thanh và nhanh nhẹn bước vào văn phòng của vị đại úy.
"Được rồi, các cậu. Các cậu còn nhớ nhiệm vụ của mình trong bản kế hoạch chứ? Phải có mặt ở vị trí nào, và tất cả những việc khác nữa?"
Hai tiếng hô "Vâng" nữa lại vang lên.
"Được rồi, quên chúng đi. Đấy chỉ là phiên bản ngụy tạo của Đại tá thôi. Những thông tin mà tôi sắp tiết lộ cho các cậu là tối quan trọng đối với việc phòng vệ cho thành phố, nên tôi cần biết các cậu có khả năng thực hiện mệnh lệnh này hay không. Nếu bất kì ai trong số hai cậu tiết lộ việc này cho người khác dù chỉ một tiếng, đích thân tôi sẽ yêu cầu xử tử các cậu. Tôi nói vậy đã rõ chưa?"
Nỗi sợ hiển hiện rõ trong lời hồi đáp đúng theo quy củ của hai người, và sự do dự càng làm điều đó thêm chắc chắn.
"Giờ thì, đã có ai trong số hai cậu từng nghe nói về Quy trình Samson chưa? Không à? Tốt, vậy nghĩa là thông tin mật này vẫn chưa lọt ra ngoài. Tôi sẽ cho các cậu biết toàn bộ kế hoạch trước khi chúng ta hành động, nhưng, đêm nay, tất cả những ai đang đợi ngoài kia và tất cả những người tôi đã gặp kể từ khi cuộc họp diễn ra đều sẽ làm việc trong ca trực đầu tiên. Chúng ta sẽ có một nhánh quân quản lý radio và các cảm biến tự động, nhưng phần lớn trong số chúng ta sẽ sắp xếp chất nổ vào tất cả các hành lang lớn xuyên đêm, để đảm bảo rằng chúng sẽ sụp đổ. Một vài người được chọn trong số những người tôi đã trao đổi cùng sẽ được cấp thuốc nổ điều khiển được thông qua bộ Giáp, và số vũ khí nổ này sẽ được kích hoạt ngay khi họ bỏ mạng. Họ sẽ là phòng tuyến cuối cùng của chúng ta. Khi họ hy sinh, cả thành phố sẽ sụp đổ. Nhưng riêng với hai cậu, tôi đang lưu ý đến một chuyện quan trọng hơn nhiều."
"Đại tá hoàn toàn tin rằng thành phố đã thất thủ. Ông ấy cảm thấy lựa chọn tốt nhất của chúng ta không phải là đầu hàng hay đợi chi viện từ phía Đông, mà là đảm bảo rằng cư dân của chúng ra sẽ không bao giờ phải đối mặt với chiến trận, với kẻ thù. Một cách nào đó, ông ấy thấy rằng sẽ tốt hơn nếu, đêm nay, đường dẫn khí từ mặt đất tới các tầng có thường dân sinh sống trong boong-ke được chặn lại, để tất cả họ đều từ trần trong giấc ngủ. Nên tôi giao nhiệm vụ này cho hai cậu. Trung sĩ Becker đã đề xuất với tôi rằng cả hai cậu đều biểu hiện rất tốt trong những tính huống căng thẳng, và cả hai đều từng thực hiện mệnh lệnh mình được giao kể cả khi mục tiêu cuối cùng không rõ ràng. Đêm nay, tôi cần những phẩm chất ấy ở các cậu."
Người lính trẻ đã giật bắn mình khi mục đích của việc Đại úy cho gọi họ được tiết lộ, và giờ đây, ngay khi cậu thấy một cơ hội cho mình lên tiếng, cậu chớp ngay lấy nó. "Thưa ngài, ngài đang nói cái quái gì vậy chứ? Chúng tôi không thể làm điều này được! Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ thành phố này, chứ không phải làm sao để kịp trở tay trước kẻ thù!"
"Cậu nghĩ tôi không hiểu điều đó sao?! Nhìn lại vị trí của mình đi, cậu binh nhì! Chúng ta không có quyền nghi ngờ mệnh lệnh, và những ai ngang hàng với cậu thì càng không! Nếu tôi không thể hoàn toàn tin tưởng rằng cậu sẽ thực hiện việc này, tôi sẽ buộc phải đưa cậu ra xử bắn. Giờ thì tôi cần biết, các cậu có nghe lệnh tôi không?"
Người lính lớn tuổi hơn là người duy nhất lên tiếng; người lính trẻ tuổi vẫn còn quá giận dữ và quá tổn thương. "Vâng, thưa ngài. Chúng tôi đã hiểu, và chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì ngài cần chúng tôi thực hiện đêm nay."
"Tốt. Hãy đến gặp tôi và những người còn lại ở Thang máy số 2 lúc 2345. Hai cậu giải tán đi."
Người lính lớn tuổi hơn nắm lấy người lính trẻ và kéo cậu ra bên ngoài cánh cửa. Trên đường đi, người lính trẻ lên tiếng, khẽ khàng nhất có thể trong giới hạn mà bộ Giáp cho phép.
"Chẳng đúng đắn gì cả, anh à. Đéo công bằng chút nào."
"Anh biết, nhưng đó là việc chúng ta phải làm thôi. Đi nào, nếu chúng ta đủ nhanh chân, có lẽ chúng ta sẽ kiếm được gì đó ăn tạm đấy."
Bên trong văn phòng, vị Đại úy ngồi bên bàn, hai tay ôm đầu. Ông ước rằng mình có thể thét gào trong cái văn phòng chật hẹp nơi mình đang ngồi, rằng bộ Giáp không ngăn ông uống rượu, rằng ông vẫn còn bất cứ lựa chọn nào khác. Nhưng thời khắc cuối cùng này của Berlin cần đến ông. Ông đứng dậy, đi ra cửa, và gọi tốp lính tiếp theo vào trong văn phòng mình.
Boong-ke Berlin #1, 22 tháng Tám, 1975:
Hai người lính trẻ đã tới được điểm đột nhập của địch. Ở giữa họ và chiến trường chỉ còn một chỗ ngoặt và vài mét hành lang xám xịt. Họ đã chuyển sang chế độ truyền tin được mã hóa qua tần số riêng để tránh bị địch phát hiện.
"Schwarz, anh sẽ bắn yểm trợ, còn em chạy tới chỗ nấp gần nhất có thể, được chứ?"
"Được. Đếm đến ba nhé?"
"Đếm đến ba. Một… Hai… Ba XUNG PHONG!"
Người lính lớn tuổi hơn đưa cánh tay (bên trên gắn một khẩu súng trường đa dụng lớn) ra bên ngoài khúc ngoặt, ghé mắt ra nhìn một góc chỉ vừa đủ để anh ngắm bắn sao cho chuẩn. Phần lớn quân địch có vẻ như đang ở trong chỗ nấp, và rất nhiều quân bị thương hay đã tử trận của cả hai phe đang nằm rải rác trên nền đất. Trong một chỗ nấp, một người lính cứu thương cùng phe đang đầu tắt mặt tối trị thương cho một người lính khác với phần lớn cánh tay phải đã đứt lìa. Một tên địch có vẻ như đang tiến gần tới người lính cứu thương. Ngay khi người chiến sĩ lớn tuổi hơn chuẩn bị nổ súng, người chiến sĩ trẻ tuổi đã nã một loạt đạn 12.7x108 milimét, đánh ngã tên địch nọ. Người lính trẻ vội vàng chạy tới chỗ người y sĩ. Người lính lớn tuổi hơn ngay tức khắc theo sau.
"Ngoài kia có bao nhiêu địch thế? Anh biết không?" Câu hỏi của người lính lớn tuổi dường như mang vẻ cục súc, nhưng anh có ý tốt.
"Không. Tôi chỉ đang gắng sức cứu chữa mấy người này thôi."
"Sao anh không rút về điểm tập kết?"
"Chỗ này là điểm tập kết. Chúng cứ tiến đến đấy chứ."
"Bố khỉ. Y sĩ à, anh có vũ khí không? Có lựu đạn không?"
"Không, tôi không có lựu đạn. Tôi chỉ là lính cứu thương thôi."
"Được rồi, thế còn những người ở đằng sau thì sao?"
"Krause, tên đang nằm trước mặt mình có lựu đạn đấy."
"Hả, tên em vừa bắn à?"
"Ừ."
Người lính lớn tuổi thở dài theo cách duy nhất mà một người lính mặc Giáp có thể làm và nhìn ra phía ngoài chỗ nấp.
"Được rồi. Schwarz, em ra kiếm lựu đạn. Tháo chốt và ném ngay khi em đến chỗ tên kia, rồi chạy ra chỗ nấp gần nhất. Anh sẽ bắn yểm trợ. Còn anh, y sĩ, anh cứ làm việc của anh đi. Hỏi mấy tên lính bị thương này xem chúng có biết gì không. Nếu như chúng còn đứng dậy được, anh cứ thu thập thông tin từ chúng, và bắt chúng đi mò thêm trang bị cho ta. Ngay khi anh biết được tên nào sẽ sống và tên nào sẽ chết, anh hãy chạy tới một điểm tập kết khác, dẫn theo nhiều tên trong số chúng nhất có thể. Cả hai người làm được chứ?"
"Được, được." Người lính cứu thương dành sự chú ý cho kẻ mình đang chữa trị nhiều hơn hẳn so với bất cứ chuyện gì người hạ sĩ kia đang nói.
"Đếm đến ba nhé?"
"Đếm đến ba. Một… Hai… Ba XUNG PHONG!"
Người lính lớn tuổi hơn ngay lập tức đưa tay phải lộ ra phía trên nơi họ đang ẩn náu — một chiến lũy dày được xây nên để dự phòng những tình huống như thế này — và bắt đầu xả đạn về phía mục tiêu. Người lính trẻ nhảy qua chiến lũy và chạy nhanh về phía mục tiêu của mình, vừa chạy vừa nhặt nhạnh vài quả lựu đạn bên người những tên địch nằm trên nền đất, và nép vào chỗ nấp tiếp theo trước mặt mà không hề lúng túng. Khi cậu tới được nơi an toàn, người binh nhì trẻ tháo chốt một quả lựu đạn và ném bừa nó ra bên ngoài. Một toán địch tháo chạy khỏi chỗ nấp khi nhìn thấy quả lựu đạn ấy lăn về phía mình. Chúng nhanh chóng bị người hạ sĩ bắn hạ khi anh chạy tới chỗ người binh nhì.
"Hay lắm. Em yểm trợ cho anh để anh chạy tiếp, nhé?"
"Ừ, được. Nhưng hình như tên lính em vừa cướp lựu đạn vẫn còn sống đấy. Anh có nghĩ mình nên tra hỏi hắn chút trước đã không?
Người hạ sĩ ngẫm nghĩ một thoáng, rồi gật đầu. "Được thôi. Em canh chừng cho anh đi, để anh kéo hắn ra đây."
Khi anh rời chỗ nấp, quân địch ngay tức khắc tiến đến chỗ ngoặt tiếp theo và khai hỏa. Người binh nhì nhanh nhẹn đáp trả lại, gắng sức dùng cả hai thứ vũ khí mình có để đánh bại chúng. Họ nhanh chóng chạy về chỗ nấp khi người hạ sĩ kéo lê nguồn tin mình vừa tìm được về vị trí của người binh nhì.
"Được rồi. Schwarz, em canh chừng đồng đội của tên này đi. Mày. Mày biết tiếng Đức không?" Tín hiệu mà hai người bắt được chính xác là điều mà họ dự đoán (cụ thể là, sự sợ hãi), nhưng tên địch cũng dường như đang cố gắng liên lạc với đồng đội thông qua một tần số bí mật. Khi người hạ sĩ chĩa súng vào mặt tên tù nhân, luồng tín hiệu ấy lập tức ngừng được truyền đi. "Mày. Có. Biết. Tiếng. Đức. Không. Hả. Thằng. Mỹ. Tư bản. Cặn bã. Này?"
"Tên tôi là Rico Camisa-Roja. Tôi là một thượng sĩ. Mã số của tôi là 903-57-680. Tên tôi là —" Những lời lặp đi lặp lại của tên lính Mỹ ngừng hẳn ngay khi người hạ sĩ Đức kề dao vào miệng một vết thương của hắn.
"Hoặc là mày khai, hoặc là tao sẽ đẽo gọt bộ Giáp Hoa Kỳ của mày thành một bộ đồ gốm sứ ra gì và này nọ. Mày hiểu tao nói gì không?" Người lính Mỹ gật đầu. "Tốt. Nói đi."
"Tên tôi là Rico Camisa-Roja. Tôi là một Thượng —" Lần này, lời hắn nói bị cắt ngang khi người hạ sĩ nhấc bổng tên tù nhân lên và ném hắn ra bên ngoài chiến lũy, kèm theo mấy lời quát nạt về chuyện tên tù nhân chẳng chịu khai gì. Khi anh làm điều đó, anh lại nhìn thấy địch tiến đến chỗ ngoặt ở cuối dãy hành lang ngắn, và chúng đã bắt đầu bắn ngay khi chúng thấy anh.
"Schwarz, đưa anh một quả lựu đạn nào." Người binh nhì lặng lẽ làm theo, và dành một chút thời gian để liếc ra bên ngoài chiến lũy. "Ném một quả của mình luôn đi. Đếm đến ba nhé. Một… Hai… Ba!" Hai người quăng lựu đạn gần như cùng lúc, khiến cho một cơn mưa đạn hướng về phía mình, đồng thời làm quân địch đang tiến đến gần mình la hét và chạy đi tìm chỗ nấp. Hai người còn chẳng có thời gian để tận dụng cơ hội trong lúc địch đang tiến lên, khi mà người y sĩ họ bỏ lại phía sau đã gào lên thu hút sự chú ý của họ không biết từ bao giờ.
"Này! Hai người! Ở đây có vấn đề!"
"Chuyện quái gì thế, Y sĩ? Chúng tôi đang hơi bận!"
"Người này sắp chết vì mất máu rồi!"
"Bọn tôi quan tâm làm gì? Việc của anh mà!" Người hạ sĩ mất một lúc để bắn một loạt đạn đinh chùm vào quân địch đang tiến lên.
"Trước khi anh ta ngất đi, anh ta nói toàn bộ chỗ này sắp nổ tung!"
"Rồi sao nữa? Biết rồi!"
"Anh ta bảo việc mình còn sống chính là điều duy nhất có thể ngăn chuyện đó xảy ra!"
"Cái đệt! Được rồi, được rồi, giờ thế này đi. Y sĩ, nếu anh muốn sống, anh phải bỏ mặc họ ở đây thôi. Đi theo sau bọn tôi, đi gần vào. Schwarz, chiến thuật bộ binh cơ bản; em yểm trợ khi anh chạy, anh cũng làm ngược lại. Hiểu chưa?" Người lính cứu thương và người binh nhì lên tiếng đồng ý gần như cùng lúc. Người hạ sĩ đáp lại bằng cách đứng thẳng dậy và khai hỏa về phía cuối hành lang. "Schwarz, đi!"
Người binh nhì chỉ kịp tiến thêm hai bước trước khi người lính bị thương đằng sau cậu bỏ mạng, kích hoạt một số lượng lớn những thiết bị nổ cài trong boong-ke ở khu vực xung quanh họ. Người binh nhì, người y sĩ, người hạ sĩ, hàng bao nhiêu người lính bị thương xung quanh họ, và kẻ thù đang chực chờ ở xa hơn phía ngoài đầu kia hành lang đều bị chôn vùi trong cát bụi chỉ sau giây lát.
Boong-ke Berlin #1, 23 tháng Tám, 1975:
Đơn vị vũ trang tiếp viện cho lực lượng phòng vệ thành phố đã tới nơi, sớm hơn nhiều so với dự kiến, nhưng lại quá muộn so với mong đợi. Cái giá họ phải trả để có được tốc độ ấy thật chẳng rẻ rúng gì, và đã được trả bằng máu, vậy nhưng như thế vẫn là không đủ. Một Đại úy đứng trước một hành lang ngắn, quan sát những người lính dưới quyền mình dọn dẹp đống đổ nát đang cản đường họ. Một trung úy dưới trướng anh đang chạy tới báo tin.
"Đại úy Belitrov! Đại úy Belitrov!"
"Chạy chậm thôi, Sergei. Việc gì phải nghiêm túc thế. Có chuyện gì vậy?"
"Một người trong số quân ta đã tìm thấy cái này trong một văn phòng ở đầu kia boong-ke. Cậu nhất định phải đọc nó."
"Còn gì nữa không? Đại tá Engels thì sao? Chúng ta đã gặp ông ấy chưa?"
"Đại tá Engels chết rồi, Alexei. Tự sát. Chúng tôi tìm thấy cái này bên người ông ấy. Đi mà, đọc nó đi."
Người chỉ huy cấp cao hơn nhận lấy chiếc phong bì từ người trung úy và lấy ra bức thư bên trong. Anh đọc lướt qua, và, khi đã xong xuôi, chầm chậm ngả mình tựa lên bức tường. Những người lính xung quanh anh ngừng tay khi họ nhìn ra nỗi xúc động của người chỉ huy mình.
"Sergei, đây là lỗi của chúng ta. Chúng ta đã không đủ nhanh."
"Chúng ta đã không thể nào làm gì khác. Chẳng có cách nào để tới đây nhanh hơn cả, và cũng chẳng có cách nào để chúng ta biết được những chuyện này. Chúng ta đã phải đánh đổi quá nhiều mạng người hữu ích để tới được đây với tốc độ ấy rồi. Giờ thì chẳng còn lại gì cho ta ngoài việc đưa những người đã ra đi trở về đất mẹ."
Boong-ke Berlin #1, 22 tháng Tám, 1975:
Người Đại tá phụ trách phòng vệ thành phố ngồi bên trong văn phòng nhỏ của mình, vội vã viết một lá thư trên chiếc bàn gỗ thông đã sứt mẻ.
Kính gửi chỉ huy các đơn vị Hồng quân giải phóng Berlin,
Tôi xin lỗi. Chúng tôi đã cố gắng kìm chân họ lâu nhất có thể. Tôi tin rằng chúng tôi không có lựa chọn nào tốt hơn. Đây là lỗi lầm của tôi, và của một mình tôi. Tôi không cầu xin bất kì sự tha thứ nào.
Các tầng thấp nhất của hệ thống boong-ke này hiện chứa đầy đủ tất cả những gì cần thiết để các anh xây dựng lại thành phố và tiếp tục chiến đấu. Các Kĩ thuật viên đã khẳng định lại với tôi rằng bất cứ người lính Hồng quân nào cũng có thể tiến vào một cách an toàn, nhưng các anh cần biết rằng các tầng phía dưới của boong-ke đã được cài chất nổ với mật độ dày để ngăn chặn địch xâm nhập.
Làm ơn, xin đừng để Berlin lụi tàn, và đừng để những hy sinh của chúng tôi trở nên vô nghĩa. Chúng tôi không thể cho phép cuộc chiến này đi tới thất bại.
Trân trọng và với toàn bộ niềm thương tiếc,
Đại tá Hans Engel, Tiểu đoàn Bộ binh Thiết giáp 5, Quân đội Nhân dân Quốc gia
Người đàn ông kéo tờ giấy ra khỏi máy đánh chữ (một di vật từ trước Chiến tranh, và cả Cuộc chiến từ trước đó. Giống như chủ nhân của nó, trên thế giới này còn lại rất ít những gì tương đồng với nó, nếu không muốn nói rằng hoàn toàn không còn nữa.) và cẩn thận gập nó lại. Ông nhét nó vào một phong bì và đặt nó vào túi áo bên trong của bộ đồng phục đã bạc màu. Một loạt chấn động bên ngoài làm bên trong văn phòng rung lên bần bật, khiến ông hiểu rằng mình chẳng còn nhiều thời gian nữa. Bên cạnh ông, một khẩu súng lục bán tự động được treo trên tường, gần như chưa bao giờ dùng đến. Ông cầm súng, gỡ băng đạn ra để đảm bảo rằng đạn ở trong băng, thay băng đạn khác, lên đạn, đặt nòng súng dưới hàm và kéo cò.
Ở một vị trí bí mật dưới chân dãy núi Himalaya, 1 tháng Hai, 1950:
Một tá đàn ông với quân phục màu xanh lục và cũng chừng ấy trẻ con — phần lớn là những bé gái nhỏ mồ côi, nhiều em trong số đó ngoại hình dị dạng hay không như mong muốn theo cách khác — đang chờ đợi ở bìa rừng tại một nơi rất ít người biết tới và càng không nhiều người dám nhắc đến, vào thời khắc trăng lên. Thứ ánh sáng duy nhất ở nơi này là ánh sao và những ngọn đèn dầu nhỏ. Những người đàn ông có thể thấy rõ hơi thở của mình trong làn khí lạnh. Có hai người đàn ông đang lên tiếng.
"Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra với chúng?"
Người đàn ông thấp bé hơn đưa một điếu thuốc lên khóe môi sứt sẹo. "Bất kể đó là chuyện gì, điều đó cũng xứng đáng thôi. Hơn nữa, chúng chỉ là trẻ mồ côi. Sẽ chẳng có ai nhớ đến chúng đâu."
"Nhưng mà, Tuấn này, anh vẫn phải quan tâm đến việc những Dã Cư sẽ làm gì chúng chứ? Họ muốn gì ở chúng?"
"Bất kể đó là chuyện gì, điều đó cũng xứng đáng." Người đàn ông thấp lùn mặt sẹo hút một hơi thuốc dài và đăm đăm nhìn rừng tre, chẳng liếc sang người đồng nghiệp của mình lấy một lần.
"Vì sao anh có thể chắc chắn như vậy?"
Người đàn ông ấy rút điếu thuốc khỏi miệng, vứt nó xuống dưới chân, và giẫm chân lên cho lửa lịm hẳn đi. "Phòng này, quê anh ở đâu?"
"Sao cơ?"
"Tôi hỏi anh rằng 'quê anh ở đâu' thôi mà? Chỉ là một câu hỏi đơn giản."
Câu hỏi ấy đã làm người đàn ông kia ngỡ ngàng, và tư thế mới thay đổi của anh đã chỉ ra điều đó. "…Một ngôi làng nhỏ ở phía bắc Bảo Sơn."12
Người còn lại gật đầu, và lấy thêm một điếu thuốc. Sau một chốc, anh đưa một điếu cho người đàn ông cao lớn hơn, và người kia lặng lẽ từ chối lời mời ấy. "Vậy là anh chưa bao giờ phải đối mặt với lũ Nhật Bản Quỷ Tử,13 nhỉ?"
"Chúng không ngừng ném bom xuống chỗ chúng tôi, vì những người Hoa Kỳ, Phi Hổ Đội14 ấy, họ đóng quân ở Bảo Sơn mà."
"Ai mà chẳng bị đánh bom. Nhưng anh đã từng thực sự trông thấy quân lính của chúng chưa, đích thân giáp mặt chúng ấy? Trước câu hỏi này, người đàn ông cao lớn chỉ có thể phủ nhận. "Còn tôi thì, quê tôi ở Nam Kinh. Và tôi từng chạm mặt lũ hoàng quân15 dơ dáy đó biết bao nhiêu lần rồi. Chúng chính là những thứ cuối cùng mà mẹ tôi, anh tôi, em gái tôi trông thấy trước khi lìa đời."
"Tuấn này, tôi rất tiếc — "
"Tiếc? Tiếc? Anh tiếc ấy à?! Không. Anh chẳng có vẻ gì là hối tiếc cả. Lúc ấy anh có ở đó đâu. Anh nào có được thấy những việc tôi đã làm đâu. Anh nào có phải mai táng bất cứ ai sau khi chứng kiến cách — cách lũ chó chết ấy đối xử với họ đâu? Nếu anh thực sự tiếc cho tôi, thì anh đã giống như tôi rồi, sẵn sàng làm bất cứ, bất cứ chuyện gì để tổ quốc ta không bao giờ bị giặc ngoại xâm giày xéo nữa. Đấy là lý do chuyện đó không quan trọng với tôi. Đấy là lý do tại sao điều đó lại xứng đáng đấy. Đấy chính là lý do chúng ta đem những đứa trẻ mồ côi này trao cho lũ Dã Nhân đó để đổi lấy vũ khí. Bởi vì dù cho lũ trẻ ấy có phải trải qua chuyện gì đi chăng nữa, thì điều đó cũng chẳng là gì so với tất cả những thứ mà dân tộc ta từng nếm trải, hay so với những điều mà chúng sẽ ngăn chặn không cho xảy ra trong tương lai!"
Tới đây, người đàn ông nọ đã ngừng hẳn những lời gần như gào thét, và anh đang từ từ lấy lại sức. Đúng lúc ấy, một ánh đèn lé loi màu đỏ hiện lên trong cánh rừng trước mặt đoàn người. Thêm một ánh đèn nữa lập tức xuất hiện, và rồi khoảng một tá những ánh đèn khác cũng hiện lên theo. "Tắt đèn đi, tắt đèn đi!" Những người đàn ông khác mau chóng nhận ra điều đó, khi tiếng bước chân đạp lên những cây bụi thấp lọt vào tai họ và càng lúc càng rõ ràng hơn. Tuấn, người đàn ông Nam Kinh, bước về phía trước khi một ánh đèn duy nhất dần tiến tới bên rìa cánh rừng. "Ở yên đây đi, Phòng. Và các anh cũng vậy!" Anh lặng lẽ nói với Phòng, "Nếu bình minh lên mà tôi vẫn chưa quay trở lại, thì các anh cứ cho là cuộc giao dịch này đã đi tong và trở về đi. Cứ làm những việc mà các anh dự định làm với số vật trao đổi này."
Một thân một mình, người đàn ông tiến vào giữa những bụi rậm; từng chút từng chút một, những ánh đèn màu đỏ tan biến khi tiếng những bụi cây gãy nát lùi sâu dần vào màn đêm. Trái với nỗi lo sợ của cả bản thân anh lẫn những người đồng nghiệp, người đàn ông ấy đã quay trở lại ngay khi mặt trời ló rạng khỏi những rặng tre, với một Kĩ Sư theo sau. Khi tay Kĩ Sư đang kiểm nghiệm lại lô hàng, người đàn ông quay trở về bên cạnh những người bạn đồng hành, rút một điếu thuốc, châm lửa bằng đôi bàn tay run rẩy, và hướng sự chú ý trở lại đoàn người ấy. "Để số vật trao đổi này lại đây đi, và những Dã Cư sẽ lo nốt phần việc tiếp theo!" Lặng lẽ, lẹ làng, họ rời khỏi cánh rừng, đầu không ngoảnh lại.
Thành phố Thất thủ, Năm Phục sinh thứ 54, Đêm ngày thứ 11 Mùa phương Bắc ấm lên:
Đau. Lúc nào cũng đau. Vẫn nhớ những bài hát. Họ muốn chúng mình quên những bài hát. Không thể hát, phải học hát theo cách khác. Nhớ thanh âm của những lời mẹ nói.
Không có gương. Gương không được phép. Nhìn trộm hình phản chiếu khi mình có thể. Thứ nhìn lại không phải mình. Họ không thích việc chúng mình nghĩ đến những chuyện đó. Đôi khi Họ đưa vài người trong số chúng mình đi, và chúng mình không bao giờ được gặp lại những người Họ đưa đi cả.
Chúng mình không ngủ nhưng không bao giờ mệt. Lúc nào cũng đứng và bước đi. Chân khỏe. Nhưng không giống của cha. Như chân dế. Con gái không được phép có chân giống như chân dế, phải không?
Lúc nào cũng đói. Họ không bao giờ cho chúng mình ăn đủ. Bữa nào cũng vậy. Mình không thích mùi vị. Trông như giun. Mình nghĩ đó là giun. Không nhai được. Miệng không như cũ nữa. Khi mình nhìn vào hình phản chiếu, nó luôn làm mình sợ.
Họ thường xuyên đưa chúng mình đi khắp nơi. Họ không muốn chúng mình đi trên những hành lang lớn. Họ muốn chúng mình đi trong những đường hầm nhỏ. Lúc nào cũng lom khom. Nhưng không sao cả. Chân khỏe. Chẳng giống cha.
Mình nhớ đến những người lính. Cáu bẳn. Đùn đẩy và nhồi nhét và túm và kéo. Đường rất xa. Lính không cho chúng mình ăn. Họ bỏ lại phía sau vài người trong số chúng mình. Mong là những người bị bỏ lại đều đã ổn.
Đôi khi chẳng có ký ức. Nhưng không giống như khi ngủ. Họ đưa chúng mình đi tới đâu đó hay bảo chúng mình đi tới đâu đó và ánh sáng lóe lên và rồi không có gì cả và rồi chúng mình quay trở lại và chúng mình biết thêm đôi điều dù chúng mình không được dạy. Và rồi Họ ép chúng mình vận dụng những gì chúng mình đã biết. Chúng mình nói chuyện với những cỗ máy của họ nhưng máy móc của họ không biết hát. Không vui lắm.
Đôi khi máy móc cũng đáp lời. Chúng không kể chúng mình nghe cái gì thú vị như những bí mật hay những câu chuyện hay những bài hát. Chúng không dùng từ ngữ nhưng chúng mình hiểu và đôi khi có sự cố xảy ra và chúng mình sửa chữa nó. Đôi khi chúng mình không hiểu vấn đề nên chúng mình cho Họ biết. Đôi khi chúng mình không làm việc với những cỗ máy biết nói. Vài người trong số chúng mình vẫn còn tay và Họ bắt ép những người đó sửa chữa đường ống và làm nhiều việc khác.
Mình nhớ đôi bàn tay. Họ cướp đi tay của mình. Họ cho mình những lưỡi dao. Như bọ ngựa. Mình có thể sửa chữa một số máy móc của Họ, có thể nhận thấy những sự cố nhỏ và nói với những cỗ máy biết nói của Họ rằng vấn đề nhỏ ấy nằm ở đâu.
Đôi khi chúng mình đông đúc hơn. Đôi khi những người mới đến nói về một Cuộc chiến. Những người mới đến lúc nào cũng sợ. Nhưng các bạn ấy thường có những bài hát mới. Ước gì mẹ có thể hát những bài hát ấy. Nhớ thanh âm của những lời mẹ nói.
Chúng mình đang ở một nơi khác. Họ bắt ép chúng mình đi trên một toa tàu kì lạ trong một khoảng thời gian rất dài. Nhiều người chúng mình trong một nơi chật hẹp. Rất lâu mà không được ngồi. Không sao cả. Chân khỏe. Nhưng không giống cha. Như chân dế.
Kiến thức mới mà không cần học. Kiến thức kì lạ. Máy móc kì quái. Máy móc gắn với con người. Không thích những kiến thức này. Không muốn dùng chúng.
Họ mang trẻ con tới chỗ chúng mình. Sợ hãi. Bẩn thỉu. Rất nhiều trẻ con. Lâu lắm rồi mình không được thấy ngần ấy trẻ con tập trung ở cùng một chỗ. Hát được thì tốt, nhưng không hát được. Cố gắng nói chuyện với lũ trẻ nhưng chúng không nghe được mình.
Phải hỗ trợ Họ lắp những máy móc kì lạ lên người lũ trẻ. Mình không thích thế. Mình không dừng lại được Họ đang ép mình làm thế tôi xin lỗi tôi xin lỗi tôi xin lỗi tôi xin lỗi tôi xin lỗi tôi xin lỗi tôi xin lỗi không làm ơn tại sao các người lại muốn tôi làm điều này chúng chỉ là trẻ con thôi làm ơn hãy dừng lại đi tôi thật sự xin lỗi.
Mình cố ngăn họ lại. Họ đang đưa mình đi. Những người khác còn chẳng ngừng tay mà chú ý đến mình. Trừ một người. Bạn ấy cũng phải đi theo mình. Họ đưa cả hai đứa chúng mình đi. Mình cố cất tiếng hát, nhưng không thể. Nhưng mình đã dạy mọi người những bài hát mình biết. Nhớ thanh âm của những lời mẹ nói.
Chương 4: Những người lính từ Thành phố bị ẩn giấu
Chương 5: Người lính già từ New York
Khoang điều khiển của Tàu vũ trụ Endeavor, Ngày 089/10/13 theo thời gian trên tàu:
Một con tàu vũ trụ với chiều dài hàng kilômét vừa đạt tới trạng thái quỹ đạo ổn định quay quanh một hành tinh bé nhỏ màu xanh lam. Người chỉ huy con tàu, một người phụ nữ sắp bước sang tuổi ngũ tuần với vẻ ngoài nghiêm trang, nhưng dường như đã già dặn hơn hẳn so với tuổi thật, đang đứng sau lưng người phụ trách thông tin liên lạc chính dưới quyền bà.
"Phát ở mọi tần số phải không, thưa bà?"
"Đúng vậy. Phát đi."
Thêm một vài cú gạt trên bàn điều khiển, và nhiệm vụ đã hoàn thành.
"Thiếu úy Frailey, hãy chuyển lời cho những người điều khiển tàu để họ đưa con tàu lên quỹ đạo cao hơn, và kích hoạt hệ thống tàng hình đi. Báo cho tôi ngay nếu như chúng ta nhận được bất cứ phản hồi nào từ mặt đất. Tôi sẽ có mặt ở khu vực làm việc của mình."
"Vâng, thưa bà."
Người lính trẻ nhanh nhẹn bước đi và thực hiện mệnh lệnh. Khi người chỉ huy về tới khu vực làm việc của mình, bà có thể nhận thấy con tàu đã bắt đầu rung lắc khi nó di chuyển đến vị trí mới. Bà thở dài, và trăn trở rằng phải chăng những thống khổ mà giống loài của bà đã đối mặt suốt hàng thiên niên kỷ ấy là hoàn toàn vô nghĩa.
Thành phố nơi tọa lạc tòa nhà Quốc hội, Năm Tái khởi thứ 1004, Đêm ngày thứ 13 Mùa phương Bắc lạnh lẽo:
Một tín hiệu vừa mới được thu nhận ở mọi đài quan sát vô tuyến lớn trên toàn lục địa, với nguồn phát chưa xác định. Một bản lược dịch đã được chuẩn bị để Hội đồng Tối cao xem xét.
Chúng ta tha thứ cho tất cả. Tương lai đang nằm trong tay các ngươi bây giờ, nhưng sự chờ đợi của chúng ta không phải là mãi mãi.
Cho chúng ta trở về đi.
Trích dẫn:
"Chiến tranh là Trò trẻ dại" bởi Agent MacLeod, từ Wiki SCP.
Nguồn: http://www.scp-wiki.wikidot.com/war-is-child-s-play.Dịch bởi Irina Bougainvillea, từ Wiki SCP-VN.
Nguồn bản dịch: http://scp-vn.wikidot.com/war-is-child-s-play.Xuất bản dưới giấy phép CC-BY-SA
Để biết thêm thông tin, xem Hướng Dẫn Giấy Phép.
Hiện Giấy Phép
Để biết thêm thông tin về nội dung trên wiki, ghé thăm Danh Sách Giấy Phép.