Cú Pháp Coding Wiki


đánh giá: +10+x

Ghi chú: Trang này được dịch từ Wiki SCP tiếng Anh, và phần lớn nội dung trong trang được lấy từ trang Wiki Syntax của chi nhánh tiếng Nhật.

Còn đây là tài liệu chính thức về cú pháp coding của Wikidot.

Đây là bản tổng hợp các cú pháp coding phổ biến của Wikidot thường được sử dụng trong việc viết SCP. Nếu bạn muốn tham khảo những cách trình bày bài viết khác sử dụng cú pháp coding ngoài Wikidot, hãy xem bài luận Advanced Formatting and You (Trình bày Nâng cao và Bạn) của DrMagnusDrMagnus. Nếu bạn muốn xem một số mẫu trình bày tùy chọn khác có thể dễ dàng áp dụng với các loại bản ghi phụ lục, hãy xem bài luận SCP Style Resource (Nguồn tham khảo Cách trình bày SCP) của ShaggydredlocksShaggydredlocks. Các bài luận này đều được đăng trên Wiki SCP tiếng Anh.

Kiểu chữ

Mẫu coding Ví dụ
**In đậm** In đậm
//In nghiêng// In nghiêng
__Gạch dưới__ Gạch dưới
--Gạch ngang-- Gạch ngang
{{Kiểu máy đánh chữ (Kiểu chữ đơn cách)}} Kiểu máy đánh chữ (Kiểu chữ đơn cách)
Chữ^^nhỏ phía trên^^ Chữnhỏ phía trên
Chữ,,nhỏ phía dưới,, Chữnhỏ phía dưới
[[span style="color:red"]]//span// Yếu tố trong dòng[[/span]] span Yếu tố trong dòng
##blue|Màu có tên sẵn## hoặc ##0000FF|Mã màu Hex## Màu có tên sẵn hoặc Mã màu Hex
@ @ Giữ cho chữ không bị coi là code {{Ví dụ}} @ @ Giữ cho chữ không bị coi là code {{Ví dụ}}

*Chú ý: Để giữ cho chữ không bị coi là code, giữa 2 ký hiệu @ và văn bản cần không có khoảng cách. Cú pháp được viết như trên để người đọc có thể hiểu rõ hơn.

Cỡ chữ

Đổi cỡ chữ dựa trên cỡ chữ đang được sử dụng:

Mẫu coding Ví dụ
[[size smaller]]Chữ nhỏ[[/size]] Chữ nhỏ
[[size larger]]Chữ lớn[[/size]] Chữ lớn
[[size 80%]]80% kích cỡ gốc[[/size]] 80% kích cỡ gốc
[[size 100%]]100% kích cỡ gốc[[/size]] 100% kích cỡ gốc
[[size 150%]]150% kích cỡ gốc[[/size]] 150% kích cỡ gốc
[[size 0.8em]]80% kích cỡ gốc[[/size]] 80% kích cỡ gốc
[[size 1em]]100% kích cỡ gốc[[/size]] 100% kích cỡ gốc
[[size 1.5em]]150% kích cỡ gốc[[/size]] 150% kích cỡ gốc

Trực tiếp đổi cỡ chữ:

Mẫu coding Ví dụ
[[size xx-small]]Chữ rất-rất nhỏ[[/size]] Chữ rất-rất nhỏ
[[size x-small]]Chữ rất nhỏ[[/size]] Chữ rất nhỏ
[[size small]]Chữ nhỏ[[/size]] Chữ nhỏ
[[size large]]Chữ lớn[[/size]] Chữ lớn
[[size x-large]]Chữ rất lớn[[/size]] Chữ rất lớn
[[size xx-large]]Chữ rất-rất lớn[[/size]] Chữ rất-rất lớn
[[size 7px]]Cỡ chữ 7 pixel[[/size]] Cỡ chữ 7 pixel
[[size 18.75px]]Cỡ chữ 18.75 pixel[[/size]] Cỡ chữ 18.75 pixel

Các đường link

Các URL sẽ tự động chuyển thành link:

https://example.com/ - https://example.com/

Để đặt link vào các cụm từ ngữ cụ thể, hãy dùng cú pháp sau:

[https://en.wikipedia.org/wiki/Apple_Pie bánh táo] - bánh táo

Các trang trong cùng một wiki có thể được link trực tiếp bằng tiêu đề, nếu url và tiêu đề là như nhau (ví dụ như tiêu đề Wikidot tự tạo dựa trên url bạn sử dụng; viết hoa, viết thường không quan trọng):

Ngoại truyện [[[Ngày Giáng Sinh Đầu Tiên]]], viết bởi KH Nam - Ngoại truyện Ngày Giáng Sinh Đầu Tiên, viết bởi KH Nam

Nếu url và chữ bạn muốn cho hiện ra khác nhau, bạn cần ghi rõ url và chữ hiện ra:

[[[scp-001|Các Đề xuất 001]]] - Các Đề xuất 001

Thêm một dấu hoa thị (*) trước url sẽ giúp link được mở trong tab khác:

*https://example.com/ - https://example.com/
[*https://example.com/ Trang Ví dụ] - Trang Ví dụ

Các loại hộp sập (collapsible)

Hộp sập được sử dụng để giấu đi các đoạn văn bản, có thể để ngăn không cho bài đăng quá dài hoặc phục vụ cho diễn biến bài viết. Phần chữ bị giấu đi sẽ hiện ra khi bạn nhấn vào link tiêu đề hộp sập:

[[collapsible show="+ Mở" hide="- Đóng"]]
Chữ trong hộp
[[/collapsible]]

Chữ hiện ra mặc định khi hộp đóng và khi hộp mở lần lượt là "+ show block" và "- hide block", nếu như không có lệnh show/hide cụ thể.

Đối với các đoạn chữ dài, hãy dùng "hideLocation="both"" để chữ đóng hộp sập xuất hiện cả ở cuối đoạn:

[[collapsible hideLocation="both" show="+ Mở" hide="- Đóng"]]
Đoạn
Chữ
Dài
Hơn
[[/collapsible]]

Chú thích

Các chú thích sẽ hữu ích khi bạn muốn điền thêm thông tin vào văn bản mà không gây nhiễu:

Nội dung[[footnote]]Chú thích[[/footnote]]. Thêm nội dung[[footnote]]Thêm chú thích[[/footnote]].

Thêm lệnh [[footnoteblock]] giúp bạn đặt vị trí của hộp chú thích vào vị trí bất kì trên trang. Nếu không có lệnh này, hộp chú thích sẽ hiển thị ở cuối trang:

Nội dung1. Thêm nội dung2.

Ảnh

Hãy sử dụng cú pháp sau đây để chèn ảnh. width là một số đo không bắt buộc và có thể được lược bỏ; khi đó, chiều rộng ảnh sẽ được đặt là 300px theo như mặc định. align cũng không bắt buộc, với ảnh mặc định nằm ở bên phải trang.

[[include component:image-block
| name=URL-Ở-ĐÂY
| caption=TIÊU-ĐỀ-ẢNH-Ở-ĐÂY
| width=CHIỀU-RỘNG-ẢNH-Ở-ĐÂY
| align=VỊ-TRÍ (điền left, right hoặc center)]]

Chiều rộng của ảnh cần được điền kèm theo tên đơn vị, như px (pixels), em (liên quan tới cỡ chữ), %, v.v…

  • Để đặt ảnh bên trái trang, hãy dùng cú pháp align=left
  • Để đặt ảnh ở giữa trang và phóng to ảnh ra toàn bộ chiều ngang của trang, hãy để width là 100%.
  • Nhìn chung, bạn nên tránh quy ước kích cỡ ảnh bằng đơn vị pixel, và hãy đặt kích cỡ ảnh theo chiều rộng trang hoặc cỡ chữ. Điều này sẽ cải thiện giao diện của trang trên điện thoại và máy tính bảng.

Bản ghi âm và Video

Bạn có thể dùng trình phát tệp đa phương tiện HTML5 để phát bản ghi âm và video. Hãy đổi kiểu cú pháp thành "audio" hoặc "video" cho phù hợp:

[[include :snippets:html5player
| type=audio
| url=URL-Ở-ĐÂY]]

Các hộp trích dẫn

Các hộp trích dẫn sẽ hữu ích khi bạn muốn chèn văn bản từ các ghi chú, hay các đoạn trích dẫn:

> Chữ
>
> Thêm chữ

Chữ
Thêm chữ

Cần chú ý rằng bạn phải thêm "> " vào trang để chèn một dòng trống, và phải có dấu cách sau ký hiệu ">"; nếu không, dòng trống sẽ không hiện ra:

> Chữ
>
> Thêm chữ

Chữ
Thêm chữ

> Chữ

> Thêm chữ

Chữ

Thêm chữ

Ngoài blockquote tiêu chuẩn của Wikidot, có một cách khác để tạo hiệu ứng tương tự:

[[div class="blockquote"]]
Chữ
[[/div]]

Chữ

Các tạo hộp trích dẫn này sẽ giúp bạn tránh được phiền phức khi phải đặt ">" ở đầu mỗi dòng, và cũng cho phép các tác giả chèn thêm những cú pháp coding thường không hoạt động trong hộp trích dẫn tiêu chuẩn.

Các tab

Sử dụng tab có ích theo rất nhiều cách. Bạn có thể dùng nó để lưu trữ nhiều bản thảo trên cùng một trang nháp, hoặc dùng nó cho mục đích khác.

[[tabview]]
[[tab Tab 1]]
Nội dung tab 1
[[/tab]]
[[tab Tab 2]]
Nội dung tab 2
[[/tab]]
[[tab Tab 3]]
Nội dung tab 3
[[/tab]]
[[/tabview]]

Nội dung tab 1

Các tab có thể được lồng vào nhau, nhưng không thể làm được theo cách thức thông thường (đặt một lệnh [[tabview]] vào trong một lệnh [[tabview]] khác). Có một cách đặc biệt để lồng các tab vào nhau, nhưng tôi không khuyến khích bạn làm theo vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến độ dễ đọc của trang. Trong trường hợp bạn cần làm điều đó, hãy tạo một trang nháp khác.

Các loại bảng

Bảng sẽ hữu ích khi bạn sử dụng chúng trong các biên bản thử nghiệm, hoặc với các SCP có nhiều thành phần cấu tạo nên chúng:

||~ Ô TIÊU ĐỀ ||~ Ô TIÊU ĐỀ ||~ Ô TIÊU ĐỀ ||
|| Ô thông thường || Ô thông thường || Ô thông thường ||
||< Ô căn lề trái ||< Ô căn lề trái ||< Ô căn lề trái ||
||> Ô căn lề phải ||> Ô căn lề phải ||> Ô căn lề phải ||
||= Ô căn giữa ||= Ô căn giữa ||= Ô căn giữa||

Ô TIÊU ĐỀ Ô TIÊU ĐỀ Ô TIÊU ĐỀ
Ô thông thường Ô thông thường Ô thông thường
Ô căn lề trái Ô căn lề trái Ô căn lề trái
Ô căn lề phải Ô căn lề phải Ô căn lề phải
Ô căn giữa Ô căn giữa Ô căn giữa

Thêm các dòng kẻ dọc (||) trước nội dung của ô sẽ giúp ô kéo dài qua nhiều cột, dựa vào số lượng dòng kẻ dọc bạn sử dụng:

||~ Ô tiêu đề ||~ Ô tiêu đề ||~ Ô tiêu đề ||
|| Ô chiếm một cột |||| Ô chiếm hai cột ||
|||||| Ô chiếm ba cột||

Ô tiêu đề Ô tiêu đề Ô tiêu đề
Ô chiếm một cột Ô chiếm hai cột
Ô chiếm ba cột
Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License