Số 06 - 2022

đánh giá: +12+x

What this is

A bunch of miscellaneous CSS 'improvements' that I, CroquemboucheCroquembouche, use on a bunch of pages because I think it makes them easier to deal with.

The changes this component makes are bunch of really trivial modifications to ease the writing experience and to make documenting components/themes a bit easier (which I do a lot). It doesn't change anything about the page visually for the reader — the changes are for the writer.

I wouldn't expect translations of articles that use this component to also use this component, unless the translator likes it and would want to use it anyway.

This component probably won't conflict with other components or themes, and even if it does, it probably won't matter too much.

Usage

On any wiki:

[[include :scp-wiki:component:croqstyle]]

This component is designed to be used on other components. When using on another component, be sure to add this inside the component's [[iftags]] block, so that users of your component are not forced into also using Croqstyle.

Related components

Other personal styling components (which change just a couple things):

Personal styling themes (which are visual overhauls):

CSS changes

Reasonably-sized footnotes

Stops footnotes from being a million miles wide, so that you can actually read them.

.hovertip { max-width: 400px; }

Monospace edit/code

Makes the edit textbox monospace, and also changes all monospace text to Fira Code, the obviously superior monospace font.

@import url('https://fonts.googleapis.com/css2?family=Fira+Code:wght@400;700&display=swap');
 
:root { --mono-font: "Fira Code", Cousine, monospace; }
#edit-page-textarea, .code pre, .code p, .code, tt, .page-source { font-family: var(--mono-font); }
.code pre * { white-space: pre; }
.code *, .pre * { font-feature-settings: unset; }

Teletype backgrounds

Adds a light grey background to <tt> elements ({{text}}), so code snippets stand out more.

tt {
  background-color: var(--swatch-something-bhl-idk-will-fix-later, #f4f4f4);
  font-size: 85%;
  padding: 0.2em 0.4em;
  margin: 0;
  border-radius: 6px;
}

No more bigfaces

Stops big pictures from appearing when you hover over someone's avatar image, because they're stupid and really annoying and you can just click on them if you want to see the big version.

.avatar-hover { display: none !important; }

Breaky breaky

Any text inside a div with class nobreak has line-wrapping happen between every letter.

.nobreak { word-break: break-all; }

Code colours

Add my terminal's code colours as variables. Maybe I'll change this to a more common terminal theme like Monokai or something at some point, but for now it's just my personal theme, which is derived from Tomorrow Night Eighties.

Also, adding the .terminal class to a fake code block as [[div class="code terminal"]] gives it a sort of pseudo-terminal look with a dark background. Doesn't work with [[code]], because Wikidot inserts a bunch of syntax highlighting that you can't change yourself without a bunch of CSS. Use it for non-[[code]] code snippets only.

Quick tool to colourise a 'standard' Wikidot component usage example with the above vars: link

:root {
  --c-bg: #393939;
  --c-syntax: #e0e0e0;
  --c-comment: #999999;
  --c-error: #f2777a;
  --c-value: #f99157;
  --c-symbol: #ffcc66;
  --c-string: #99cc99;
  --c-operator: #66cccc;
  --c-builtin: #70a7df;
  --c-keyword: #cc99cc;
}
 
.terminal, .terminal > .code {
  color: var(--c-syntax);
  background: var(--c-bg);
  border: 0.4rem solid var(--c-comment);
  border-radius: 1rem;
}

Debug mode

Draw lines around anything inside .debug-mode. The colour of the lines is red but defers to CSS variable --debug-colour.

You can also add div.debug-info.over and div.debug-info.under inside an element to annotate the debug boxes — though you'll need to make sure to leave enough vertical space that the annotation doesn't overlap the thing above or below it.

…like this!

.debug-mode, .debug-mode *, .debug-mode *::before, .debug-mode *::after {
  outline: 1px solid var(--debug-colour, red);
  position: relative;
}
.debug-info {
  position: absolute;
  left: 50%;
  transform: translateX(-50%);
  font-family: 'Fira Code', monospace;
  font-size: 1rem;
  white-space: nowrap;
}
.debug-info.over { top: -2.5rem; }
.debug-info.under { bottom: -2.5rem; }
.debug-info p { margin: 0; }

đánh giá: +12+x

LƯU Ý: Đây là bài tin báo thuộc Chi Nhánh Việt Nam của SCP Wiki. Các tin báo khác nhau của Nhóm Tin Báo đều truyền tải quan điểm riêng từ người soạn báo kì ấy, không đại diện cho cả Nhóm Nhân Viên trực thuộc hay các Nhân Viên của Wiki. Nếu bạn cảm thấy nội dung có vấn đề, vui lòng liên hệ trưởng nhóm để họ xem xét và đưa ra quyết định chỉnh sửa. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp cho bạn những nội dung thú vị, và chúng tôi hiểu rằng mỗi người đều có sở thích và ý kiến khác nhau. Cảm ơn bạn vì đã ủng hộ và thấu hiểu cho chúng tôi!

Table of Contents
Mag008.png

Tuần Báo SCP-VN

Tuần báo SCP-VN là một dự án mới được triển khai trên Wiki SCP-VN bởi Nhóm Phụ Tin Báo. Dự án này hướng tới mục đích tăng mức độ nhận diện cho các bài viết/bản dịch mới được đăng tải trên Wiki trong cộng đồng thành viên, cũng như thúc đẩy việc sáng tác hội họa về vũ trụ SCP và các hoạt động bên lề khác mà độc giả quan tâm.

Tin Mới Wiki



Tác Phẩm Nổi Bật

Dưới đây là danh sách tổng hợp các tác phẩm mới nhất được đăng tải trên wiki trong ba tuần vừa qua (từ ngày 07/03/2022 tới ngày 27/03/2022).

Các SCP Mới

SCP-016-VN - Tre Trường Tồn

TÁC GIẢ: Ts StreetBoiiTs StreetBoii

"…Cứ giây chốc lại có thêm một anh em, một người bạn của chúng con ngã xuống mà lòng con đau quặn thắt. U ơi, chiến tranh tàn khốc quá u ơi, nhiều phen trên chiến trường con chỉ muốn về nhà ăn cơm với u thôi u ơi! Tiếng súng, tiếng pháo, tiếng máy bay địch lộn nhào trên không đinh tai nhức óc càng khiến con nhớ về quê nhà ở hậu phương. Mùi hôi thối, tanh lợm, khét lẹt nồng nặc trên chiến trường càng khiến con nhớ về bữa cơm đạm bạc mà đủ đầy tình thương vô bờ của u…”

Chia sẻ với phóng viên về cảm hứng để sáng tác nên bài viết, Ts StreetBoii cho biết mình khá có hứng thú với đề tài cuộc chiến giải phóng dân tộc, và muốn viết một SCP dựa trên những câu chuyện thực tế. Ts StreetBoii có cảm nhận tích cực với sự giúp đỡ sôi nổi từ các thành viên khác trong quá trình yêu cầu cấp greenlight và duyệt bản thảo, dù rằng quá trình viết bài bị gián đoạn do anh đã tham gia cuộc thi viết SCP-100-VN với một ý tưởng khác. Tác giả của SCP-016-VN cảm thấy hài lòng về tác phẩm của mình, dù đây là một bài viết đơn giản, bởi anh chỉ mới bắt đầu tham gia sáng tác cho Wiki.

Họa Phẩm Của Tuần

LƯU Ý: Các họa phẩm này đã được các tác giả cho phép đăng tải và gửi vào khu nhận họa phẩm của tin báo. Tin báo không nắm giữ hay sở hữu bất kì họa phẩm nào dưới đây!

PSX_20220317_233319.png

No Name // Last Call

Họa phẩm bởi Song wuSong wu. Trang hội họa tại đây.


pixil-frame-0_1.png

Boug pixel nhưng tôi vẽ ngu

Họa phẩm bởi TheFeedTheFeed. Trang hội họa tại đây.


Khong_Co_Tieu_e91_20220209094829.jpg

Damagen

Họa phẩm bởi FishuFishu.


PHỎNG VẤN TUẦN NÀY


scp_6820__termination_attempt__by_duygiang1207

SCP-6820 – TERMINATION ATTEMPT, vẽ bởi Duy Giang

Khách Mời: Placeholder McDPlaceholder McD
Phỏng Vấn Viên: KirQ
Biên Soạn: KirQ, Irina Bougainvillea

SCP-6500? SCP-6747? SCP-6820? SCP-INTEGER? Đúng vậy, chúa tể hack não, ông hoàng pataphysics Placeholder McD đã nhận lời mời phỏng vấn với chi nhánh Việt Nam. Hãy cùng đón xem anh sẽ chia sẻ những điều gì nhé!


Phỏng Vấn

Anh có muốn tham gia phỏng vấn với chi nhánh -VN không?

Tôi hết sức vui lòng. Thật tuyệt khi được tham gia phỏng vấn cùng tất cả các bạn. Tôi thấy thật ấm lòng khi biết rằng mình được nhiều thành viên từ chi nhánh các bạn yêu thích đến vậy.

Ngài biết tới sự hiện diện của Tổ Chức SCP từ khi nào và bằng cách nào? Ngài có tham gia cộng đồng hay fandom nào ngoài SCP không?

Khi tôi nhỏ tuổi hơn (tầm 10-15 tuổi) thì tôi là fan của rất nhiều phim ảnh có fandom, nhưng tôi chỉ tham gia được một khoảng thời gian ngắn thôi. Đầu tiên là Doctor Who cùng với gia đình, cosplay vài phiên bản Doctor trong một số buổi gặp mặt. Sau đó là một webcomic nhỏ vui nhộn tên là Homestuck mà tôi cũng đã cosplay vài lần. Cũng có cả Gravity Falls nữa, đây là bộ phim đầu tiên mà tôi có thể nhớ rằng bản thân mình đã bị cuốn hút vào cốt truyện và các bí ẩn1. Vào hồi năm nhất trung học thì Undertale ra mắt – tôi đã xem Markiplier chơi qua phần Ruins, rồi ngay lập tức mua nó và chơi toàn bộ. Trò chơi thực sự đã gây ấn tượng mạnh với tôi theo rất nhiều cách và định hình cách tôi nhìn nhận các phương tiện truyền thông có tương tác với người dùng suốt nhiều năm sau đó.

Trong khoảng thời gian ấy, tôi khá chắc là mình đã xem qua vài video chơi game SCP: Containment Breach rồi, nhưng về cơ bản tôi chỉ nghĩ rằng đó là một trò chơi kinh dị nào đó và không biết đến chuyện Wiki tồn tại. Nhiều năm sau, vào năm cuối trung học, tôi nhớ rõ là mình từng đọc qua một bài viết vào khoảng 8 giờ tối trong một đêm học, mở mọi link liên kết chéo trong bài, đọc các bài viết được liên kết để hiểu ngữ cảnh, mở từng link liên kết chéo của CHÚNG, v.v. Tôi đã không ngủ suốt đêm đó. Nhưng ngày hôm sau khi tôi đến trường, sự chú ý của tôi đã trôi đi nơi khác; tôi đã không khám phá lại SCP Wiki cho tới khoảng 18 tháng sau, vào tháng 4 năm 2020. Cách ly tại gia khiến tôi không còn nhiều việc phải làm, vì vậy tôi đã bắt đầu đọc lại, và đó là lúc tôi thực sự xem xét thực tế rằng những tài liệu này được viết bởi nhiều người và tôi có thể là một trong số đó.

Thể loại SCP ngài thích viết/thích đọc nhất là gì?

"Hack não" có được tính không? Nhìn chung, khi tôi đọc hay xem bất kỳ thứ gì, nó cần phải thổi bay tâm trí tôi hoặc tôi sẽ cảm thấy buồn chán; giống như với các bài viết của tôi vậy. Không phải chỉ những khái niệm cao siêu mới khiến tôi nổ não đâu – Harold and Kumar Go to White Castle luôn khiến tôi thấy bất ngờ khi xem. Dù sao thì, tôi nghĩ câu trả lời của mình sẽ là "format screw" bởi vì những biến dị là một phần vốn có của “thể loại” đó.

SCP không phải do ngài viết mà ngài thích nhất là gì?

SCP-5243: The Breach that Keeps On Breaching, viết bởi HarryBlankHarryBlank. Tôi không biết liệu nó có thể được coi là "không phải do tôi viết" hay không nữa, vì có những đoạn văn và liên kết chéo trong đó là do tôi gợi ý, và tôi cũng tạo ra một theme riêng chỉ dành cho bài viết này. Nhưng dù sao thì, bài viết này ngầu quá trời quá đất – thực ra tôi phải đọc SCP này vài lần mới hiểu được rằng mỗi lần vi phạm quản thúc đều là cùng một sự kiện được lặp đi lặp lại; điều đó thật điên rồ và ảo diệu làm sao. Những hình ảnh trong bài viết, ý tưởng về phân khu giảm thiểu hậu quả dị thể, tất cả đều hoàn toàn khiến tôi thấy ấn tượng. Tôi yêu thích bài viết này tới mức tôi đã hợp tác với Harry để viết phần kế tiếp của nó, 5956, và sáng tác chung đối với tôi chưa bao giờ vui đến vậy. 5243 thật là một tuyệt tác.

Đối với ngài, đề xuất 001 nào là hay nhất và tệ nhất?

Nghe này, tôi không muốn nói xấu sau lưng bạn bè mình và cũng chẳng muốn làm họ vênh váo hơn đâu (lol), và có nhiều người từng viết 001 là bạn bè tôi hoặc những người mà tôi đánh giá cao khả năng viết. Vậy nên tôi không biết mình có nên dùng từ "hay nhất" và "tệ nhất" ở đây hay không nữa. Quan điểm của tôi, nhìn từ góc độ bên ngoài tác phẩm, là nếu như chúng ta quá coi trọng các 001 và đánh giá chúng dựa trên việc chúng "nên" hay "không nên" được viết thế nào, chúng ta sẽ cản trở mọi người sử dụng hình thức kể chuyện này cho những mục đích mới mẻ và sáng tạo. Bạn có thể phản biện rằng việc chúng được coi trọng vốn dĩ chính là điều khiến chúng đặc biệt, và đó là một luận điểm chính đáng, nhưng chúng ta không nên ngăn cản mọi người tái định nghĩa điều mà một đề xuất 001 có thể trở thành và cách mà chúng trở nên đặc biệt.

Dù vậy, tôi muốn nói điều này: những 001 khiến cá nhân tôi thấy thích thú là những tác phẩm làm được điều gì đó mới mẻ mà tôi chưa từng thấy trước đây, và những 001 làm tôi thất vọng là những bài viết có vẻ như đi theo những hình thức cũ hoặc kể ra một câu chuyện với diễn biến dễ đoán. Việc bám theo những thiên kiến có sẵn trong tim mọi người, so với việc khiến họ bất ngờ bằng những điều mới mẻ, là dễ dàng hơn nhiều.

Cá nhân ngài thích nhất canon nào?

Tôi có gian lận không nếu trả lời là Cứ Điểm 43? Phần lớn những bài viết của tôi vô hình trung lại nằm trong vũ trụ mở rộng của canon này, nhưng kể cả nếu như tôi chưa từng đóng góp cho canon này đi chăng nữa, tôi vẫn thấy rằng Harry đã xây dựng nên một bầu không khí thật đổi mới làm sao, dựa trên canon S & C Plastics của IhpIhp và tập trung vào việc Tổ Chức thực lòng nỗ lực để làm những điều tốt đẹp, với những cách nghĩ sáng tạo và mang tính phản biện. Tôi cảm thấy phần lớn những bài viết ra đời ngay trước khi Cứ Điểm 43 hình thành đều tập trung vào việc đánh lừa độc giả, Tổ Chức hoặc cả hai, với việc sử dụng bài viết SCP như một hình thức để gián tiếp châm biếm và phê bình những ý tưởng khác. Điều này vốn dĩ không xấu, nhưng việc quay trở lại với sự chân thật – thích thú một cách chân thật với việc viết về Tổ Chức và cảm thấy họ thật ngầu – rất vui, và tôi nghĩ cộng đồng độc giả và thành viên ngoài wiki hiện tại đều sẽ đồng cảm được với suy nghĩ này.

Phương châm viết của ngài là gì? Ngài tự hào về tác phẩm nào của mình nhất, và tác phẩm nào của ngài đã nhận được nhiều sự chú ý và/hoặc upvote hơn ngài dự đoán?

Phương châm viết của tôi: Nếu bạn không cố gắng vượt lên trên những giới hạn, thì viết lách có nghĩa lý gì?

Thật khó để chọn ra một tác phẩm mà tôi tự hào nhất – nhưng chắc là SCP-6820 đấy. Trong suốt quá trình viết nên nó, tôi luôn cảm thấy như thể nó là một trong những tác phẩm tốt nhất tôi từng viết, và tôi rất vui khi phản hồi của mọi người cũng cho thấy điều này.

Nói một cách thật lòng ư? Tôi ngạc nhiên lắm khi INTEGER không bị xóa ngay sau khi nó được đăng tải. Tôi đã chỉnh sửa lại một số chi tiết trong bài, và chắc chắn bài viết này sẽ không nhận được phản hồi tốt đến vậy nếu tôi không được những tác giả khác trong Discord trợ giúp. Phải nói thật là ý tưởng của bài khá hạn hẹp. Tôi mừng là mọi người thích nó, nhưng theo tôi thì hầu như mọi tác phẩm của tôi về sau đều có chất lượng vượt xa bài viết này.


Ngài ngưỡng mộ và lấy cảm hứng từ những tác giả nào (Cả SCP và ngoài SCP)?

Tôi đã rất may mắn khi có cơ hội được trò chuyện và/hoặc làm việc với những tác giả SCP truyền cảm hứng cho tôi nhiều nhất – HarryBlankHarryBlank, qntmqntm, TanhonyTanhony, S D LockeS D Locke, Jack IkeJack Ike, BillithBillith, những người như họ. Với các tác giả ngoài SCP thì, tôi là một fan cuồng của Nick Bostrom; ông ấy không viết sách hư cấu, nhưng lại có một tài năng đặc biệt trong việc vừa bóc tách và bàn luận về những khái niệm phức tạp, vừa biểu hiện sự đồng cảm với người đọc.

SCP nào đã khiến ngài nhức não?

Có vẻ ý bạn là những bài viết đã khiến tôi nhức nào một cách tích cực, chứ không phải những bài khiến tôi phát điên nhỉ (haha). Có một số bài viết xoắn não một cách tuyệt diệu mà tôi cũng mới chỉ hiểu được phần nào, và chúng đều là những tác phẩm khiến tôi phải suy nghĩ suốt một thời gian dài sau khi đọc. Ngay bây giờ thì tôi đang nghĩ đến…

SCP-2253 – Juridical Person, viết bởi spikebrennanspikebrennan
███-3955 – Eight Notes, viết bởi HenzoidHenzoid
SCP-5492 – The Vacuum, viết bởi Jack IkeJack Ike
SCP-5541 – Occultation, viết bởi BillithBillith
SCP-6689 – M🜂ZE, viết bởi DodoDevilDodoDevil
SCP-6987 – Your Legally Entitled Coverage As An Employee of the SCP Foundation (Provided by Goldbaker-Reinz Ltd.), viết bởi LORDXVNVLORDXVNV

Không nằm ngoài dự đoán, chúng cũng là một phần trong số những bài viết mà tôi thích nhất.


Động lực để viết SCP của ngài là gì? Duyên nợ nào với sự hack não đã khiến ngài làm khổ não bộ của chúng tôi?

Tôi sống trên đời là để khiến người ta nổ não.

Nhưng thôi, nghiêm túc này. Việc hiểu rõ rằng các ý tưởng của mình đã mở rộng những giới hạn xoay quanh việc điều gì là khả thi khi viết SCP, đề xuất 001, format screw hay bất cứ thứ gì khác là điều khiến cho tôi mãn nguyện. Vấn đề không phải chỉ là tôi thích gây ấn tượng với người khác đâu – tất nhiên gây ấn tượng vẫn là điều tốt thôi – nhưng sự mãn nguyện thực thụ ấy đến từ việc tôi biết rằng những ý tưởng khiến tôi thấy ấn tượng cũng tạo dấu ấn được với người khác. Hơn nữa, từ khi sinh ra tới giờ, tôi đã đọc/xem/trải nghiệm nhiều tác phẩm nghệ thuật và truyền thông đến nỗi tôi có thể ngay lập tức đoán ra được một câu chuyện sẽ có diễn biến như thế nào; đặc biệt là nếu như tôi có thể hoàn thiện câu chuyện ấy ngay trong đầu, tôi sẽ cảm thấy rất nhàm chán. Vậy nên, để giải trí, tôi đã viết nên những câu chuyện với ý tưởng và quy mô phức tạp một cách khó đoán, đồng thời cũng thường khám phá những chủ đề hay đề tài mà trước đây chưa có ai khai thác. Trong một môi trường như SCP Wiki, nơi có quá nhiều điều đã được người khác khai thác rồi, tôi đã cần suy nghĩ và sáng tạo rất nhiều để có thể đưa ra những tác phẩm mới mẻ.


Có người quen nào của ngài là fan hay tác giả của cộng đồng SCP không? Ngài có quen biết tác giả SCP nào ngoài đời không?

Em trai tôi từng là fan SCP cho đến khi tôi trở thành tác giả (lol). Ngoài ra thì, tôi chắc chắn muốn nói rằng tôi và Harry là bạn bên ngoài SCP Wiki, nhưng không, tôi chưa bao giờ quen biết ai có cùng niềm đam mê với wiki ở ngoài đời.

Ngài có tài lẻ nào không? Như hát, vẽ chẳng hạn?

Tôi có quá nhiều thú vui và tài lẻ luôn. Tôi vẽ rất nhiều tranh trừu tượng bằng mực với phong cách tương tự như kênh YouTube "Peter Draws", và tôi cũng từng vẽ một số tranh pixelart cho SCP Wiki – gần như mọi tranh vẽ trong series Bộ Nhớ Hạn Chế (Limited Memory) đều là của tôi. Tôi là sinh viên trường nhạc và tôi thường tự sáng tác nhạc để thỏa mãn sở thích của bản thân – tôi biết chơi trống, guitar, bass, marimba, keyboard, đàn organ và nhiều nhạc cụ chạy điện khác. Tôi biết lập trình sơ sơ, đang làm dở vài game dạng nhấp chuột, và có thi chơi Scrabble nữa. Tôi cũng dành cực kỳ nhiều thời gian để lập chiến thuật cho những trò chơi điện tử hoặc board game; suốt cuộc đời mình, tôi đã chơi Liên Minh Huyền Thoại được tổng cộng ít nhất 3000 giờ. Vậy là, đó, tôi cũng sáng tạo nhiều thứ đấy chứ.

Ông có vật nuôi nào không, nếu không có thì ông muốn nuôi con gì nhất?

Gia đình tôi nuôi một cô chó chăn cừu Bỉ (Belgian Malinois) 18 tháng tuổi tên là Athena. Rất thông minh, được huấn luyện tốt và luôn tràn đầy năng lượng. Chúng tôi đã huấn luyện cô bé leo lên cây, bảo vệ khu vực sân nhà, vượt qua các chướng ngại vật, v.v. Từng có lúc tôi nghĩ mình giống một người yêu mèo hơn, và dù rằng tôi coi trọng trí thông minh của một con vật cưng, tôi nghĩ rằng một con mèo thông minh sẽ ghét tôi, và hầu hết mọi thú cưng ngoài chó hoặc mèo đều tốn quá nhiều sức (chim) hoặc hơi thiếu kỹ năng (bò sát/cá). Vì vậy, trong tương lai, tôi có thể vẫn sẽ nuôi một con chó.

Ai là người đằng sau cái tên "Placeholder"?

Tôi tên là Nathan, và tôi vẫn đang cố gắng tìm ra bản thân mình là ai. Tôi là một người rất hoạt bát, quá tự tin và thích giao tiếp xã hội. Tương tác với tôi và những tác phẩm nghệ thuật của tôi vốn dĩ là một trải nghiệm kỳ lạ; tôi không thể thay đổi và không muốn thay đổi điều đó. Nếu bạn chấp nhận sự kỳ lạ và bỏ đi hoài nghi, hy vọng bạn sẽ thấy rằng tôi là một tên khá ngầu với rất nhiều điều thú vị trong đầu và những tác phẩm nghệ thuật của tôi cũng nhằm mục đích mang lại trải nghiệm tương tự. Có rất nhiều điều để nói và chuyện đó có thể khiến bạn thấy choáng ngợp, nhưng nếu bạn dành thời gian để xem xét chi tiết, bạn sẽ có thể hiểu tại sao tôi lại thể hiện bản thân mình theo cách đó. Tôi quan tâm đến toán học, khoa học, âm nhạc, văn học, điện ảnh, công nghệ, vật lý, trò chơi điện tử, triết học và hàng triệu thứ khác mà tôi đang không thể nào nhớ nổi ngay bây giờ. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn: tôi là một người kể chuyện, không phụ thuộc vào bất kỳ phương tiện cụ thể nào, và đó là điều tôi dự định tiếp tục trở thành.

Thường thì ngài sẽ mất bao nhiêu lâu để viết xong một SCP?

Tổng thời gian viết của tôi cho mỗi tác phẩm dao động nhiều đến nỗi con số trung bình chẳng có ý nghĩa gì cả. Khi tôi bắt đầu viết, thường thì sẽ có một luồng suy nghĩ và say mê mạnh mẽ lèo lái tôi, và mục tiêu của tôi là hoàn thiện toàn bộ quá trình viết trong khoảng 6 giờ trước khi động lực ấy tan biến. Thỉnh thoảng tôi thành công, nhưng trong phần lớn các trường hợp thì tôi sẽ bị phân tâm, và những gì tôi viết sẽ trở thành một trong số hàng trăm bản thảo bị trì hoãn. Những bản thảo đó hoặc là sẽ bị lãng quên, hoặc sẽ được tôi dùng lại để phục vụ những dự án lớn hơn bao gồm nhiều bài viết và khái niệm mới. Khoảng 2/3 của SCP-6820 được tôi viết nên trong khoảng hai ngày tôi thức xuyên đêm vì háo hức được viết. Nhưng tôi đã trì hoãn suốt nhiều tuần sau đó cho tới hạn chót, và chỉ hoàn thiện nốt bản thảo trong vòng vài giờ để kịp đăng bài dự thi Memecon. Quá trình viết của tôi thường là như vậy – nếu như không có deadline, tôi sẽ phải hoặc là chờ đến khi có hứng thú trở lại, hoặc là tự tạo ra deadline với sự giúp đỡ của những người bạn đang chờ đợi tác phẩm mới của tôi.

Liệu ngài có thể chia sẻ những kỹ năng viết nên biết nhưng không có trong Hướng dẫn viết SCP không?

a) Quy trình greenlight không dành cho tất cả mọi người. Tôi đã cố gắng nhiều lần để được nhận greenlight cho ý tưởng về INTEGER, và việc đó luôn bị đình trệ khi các reviewer nhận thấy rằng có quá nhiều khó khăn trong việc triển khai ý tưởng này, hoặc không thấy ý tưởng này đủ thú vị để thành công. Quy trình greenlight hoàn toàn phù hợp với nhiều người khác, và tôi không muốn hạ thấp uy tín của sự hỗ trợ mà Butterfly Squad cung cấp cho những tác giả SCP triển vọng, nhưng nhiều khi bạn phải viết hẳn bản thảo ra thì mới thấy được ý tưởng nào có thể thành công và ý tưởng nào thì không. Và cũng có những khi bạn không thể diễn tả được hết những điểm thú vị trong ý tưởng của mình thông qua một post trên forum Nhận xét ý tưởng. Hoặc bạn đã hiểu rõ cách sử dụng giọng văn chuyên nghiệp khi viết, đồng thời cũng không cần người khác chỉ rõ bạn sẽ gặp khó ở đâu khi triển khai ý tưởng của mình. Nhìn chung, bản thân bạn thường sẽ tự ý thức được rằng mình đã suy nghĩ kỹ về ý tưởng của mình hay chưa, và liệu bạn có hứng thú với việc viết nó thành một tác phẩm không – bạn là người hiểu rõ tác phẩm của mình nhất, và chẳng có lý do gì bạn phải để cho người khác chỉ đạo cách bạn sáng tạo và chia sẻ tác phẩm NẾU NHƯ bạn không có cùng quan điểm với họ.

b) Được nhận xét quá nhiều không phải là chuyện tốt. Bạn không nên chỉ xin nhận xét từ những tác giả “lớn” hay “nổi tiếng”, và cũng không nên đưa bản thảo một cách bừa phứa đến bất cứ nơi nào có thể sẽ có người nhận xét cho bạn. Thường thì con người bạn là độc nhất, và tác phẩm của bạn hẳn là cũng có một sự khác lạ nhất định nào đó – đừng ngại ngùng vì điều đó, và đừng lắng nghe sự phủ nhận điều đó đến từ những người không nằm trong nhóm độc giả mục tiêu của bạn. Nếu bạn để cho nhiều tác giả với những góc nhìn rất khác nhau đánh giá và gây ảnh hưởng đến bài viết của mình, tác phẩm của bạn sẽ trở thành trung bình cộng của những góc nhìn đó; có thể, nhìn chung, điều đó sẽ khiến bạn nhận được nhiều upvote hơn, nhưng điều này cũng sẽ khiến cho tác phẩm của bạn trở nên nông cạn, mất đi ý nghĩa và niềm đam mê mà bạn đặt vào nó ngay từ đầu.


Ngài đã từng cảm thấy chán nản khi viết SCP chưa?

CÓ CHỨ. Đối với tôi, viết là một công cuộc khi tôi làm nảy sinh một cuộc tranh cãi trong đầu, bàn qua tán lại về từng câu chữ mà tôi muốn đưa ra. Tôi luôn chật vật suy nghĩ về cách sắp đặt và lựa chọn từng từ ngữ một, và điều đó yêu cầu sự tập trung lớn đến mức làm hao tổn rất nhiều năng lượng trong tôi. Việc biên tập, nhìn chung, luôn khiến tôi hết sức chán nản – một khi ý tưởng đã được đưa vào những trang văn và tác phẩm dần trở nên ‘hoàn thiện’ đối với tôi, rất khó để tôi tự ép mình đầu tư thêm công sức vào tác phẩm ấy. Gần đây, tôi đã tìm kiếm sự trợ giúp y tế liên quan tới rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), với hy vọng rằng việc chữa trị sẽ giúp tôi có khả năng tập trung tốt hơn, cả trong viết lách và trong những khía cạnh khác liên quan tới cuộc sống của tôi.

Tôi nên đọc gì để có thể viết nên những SCP hay, hay nói cụ thể hơn, các SCP hay về siêu việt học?

Ôiiiiiiii trời. “Hay” là một trong những ý niệm phụ thuộc vào góc nhìn chủ quan nhiều nhất trên đời. Thường thì mỗi người sẽ phải tự tìm ra đáp án cho mình, và tự xác định quy mô của nhóm độc giả mà mình muốn có. Bạn có thể viết cho một nhóm độc giả hết sức, hết sức cụ thể và cực kỳ trung thành với tư tưởng của bản thân, và rồi có thể bị downvote bay khỏi wiki. Bạn có thể viết cho những nhóm đối tượng rất rộng và làm những điều mà bạn nghĩ rằng phần lớn mọi người sẽ thích, và điều đó có thể đem lại cho bạn vị trí tác giả số 1 của mọi thời đại. Cả hai thái cực đó có phải là “viết hay” hay không? Tất cả phụ thuộc vào bạn thôi.

Dù vậy, những tác phẩm đề cập đến hoặc có liên quan tới siêu việt học mà tôi thích nhất là:

SCP-4755 – Khi Chúng Ta Toàn Năng, viết bởi NagirosNagiros
SCP-5875 – A Call to Adventure in a Missive from Below, viết bởi ZzuxonZzuxon
SCP-5500 – Cái Chết của Các Tác Giả, viết bởi IhpIhp
Đề xuất của I. H. Pickman – Câu Chuyện Của Đời Bạn, viết bởi IhpIhp
SCP-3309 – Where We Go When We Fade, Fade Away, viết bởi Lt FlopsLt FlopsPhamtomGuyPhamtomGuy
SCP-2747 – Dưới sao, trên vậy, viết bởi minminminmin
An FAQ Part Two; Or, Your Hume Questions Answered, viết bởi JekeledJekeled (nếu bạn đọc kỹ, bạn sẽ hiểu được tôi lấy cảm hứng cho Archetypicals từ đâu)

Thường thì anh phải bỏ đi bao nhiêu bản thảo trước khi có thể cho ra đời sản phẩm cuối cùng?

Nếu tôi hiểu đúng ý bạn thì, không một bản thảo nào hết. Ý tưởng được đưa vào tác phẩm ngay từ đầu là phần có sức nặng lớn nhất trong bản thảo của tôi, và tôi thường chẳng bao giờ vứt bỏ bản thảo cho tới khi tôi hoàn thành chúng hoặc hoàn toàn biến đổi chúng thành một tác phẩm khác. Viết lại từ đầu đến cuối là chuyện rất hiếm khi xảy ra đối với tôi, đặc biệt là khi tôi đã tiến bộ trong việc viết lách và tìm được nhiều người có chung kiểu tư duy để nhận xét những bài viết của mình, thay vì những người có thể sẽ gợi ý cho tôi viết lại.

Anh vất vả nhất khi viết SCP nào, và anh ghét SCP nào của chính mình nhất?

Nói một cách hài hước thì câu trả lời của tôi sẽ là Thư Ký Tạm Thời, vì tôi đã phải nghe cái bài hát kinh khủng ấy lặp đi lặp lại trong suốt năm tiếng đồng hồ tôi dành ra để viết nó. Hài hước là vì thực ra tôi rất thích bài hát này.

Câu trả lời thực sự về bài viết khiến tôi vất vả nhất chính là đề xuất 001 của tôi, vì tôi đã cố gắng xin nhận xét từ tất cả những người có thể phản hồi tôi trên Discord, và nhìn chung những nhận xét tôi thu được đã khiến tôi cực kỳ nản chí. Cuối cùng thì tôi đã để cho những nhận xét đó làm nhòe đi ham mê của tôi với dự án tôi đặt ra và những ý tưởng mà tôi muốn trao đổi. Đây cũng là khi tôi nhận ra rằng có quá nhiều người nhận xét là điều không tốt. Tôi vẫn tự hào về tác phẩm này, và nó không phải ‘tác phẩm mà tôi ghét nhất’, nhưng chắc chắn là tác phẩm mà tôi chật vật với nó nhiều nhất.

Tôi không ghét tác phẩm nào của bản thân mình cả, nhưng nếu phải hồi tưởng lại, thì tác phẩm mà tôi không hài lòng nhất là 5241. Nó làm tốt nhiệm vụ mở đầu cho series Bộ Nhớ Hạn Chế, và nó là bài viết thứ hai của tôi, nên tôi đã mắt nhắm mắt mở với một số điểm chưa ổn. Nhưng nó đứng độc lập không được tốt cho lắm, và sẽ tốt hơn nếu tôi đào sâu thêm về những hiểm họa thực tế của trí tuệ nhân tạo tổng hợp.


Làm thế nào mà ngài có thể kiên nhẫn viết hết một SCP siêu dài và hack não? Ngài thường hay làm gì sau khi viết xong một SCP?

HA! Ngay từ khi mới bắt đầu viết, tôi đã tự hỏi bản thân câu hỏi này. Tôi không có một câu trả lời hay cho bạn đâu – viết đối với tôi là một quá trình rất mập mờ để đem lại kết quả là một thứ gì đó còn chưa được gọt giũa chút nào, và phần não bộ không dành cho việc sáng tạo của tôi sẽ phải tìm ra cách để biến thứ đó thành một tác phẩm hoàn thiện. Tôi có viết một số tác phẩm ngắn nhưng có lẽ chúng không phải những bài viết mà mọi người thường nghĩ đến, vì lý do này hay lý do khác. Nhưng đúng vậy, tôi coi việc viết một tác phẩm dài như thể một cuộc trò chuyện dài với bản thân mình vậy – một phần trong tôi lên tiếng rằng “tôi có một ý tưởng hay như thế này” và một phần khác đáp lại “ừ, nhưng thế này thì sao?”. Và rồi chúng tranh cãi với nhau cho tới khi tôi đi đến kết luận cuối cùng về cái kết của tác phẩm.

Sau khi viết xong một SCP, xin nhận xét, đăng tải bài viết và làm những công việc phụ liên quan, tôi thường quảng bá nó trên Discord và những tài khoản mạng xã hội của tôi, quan sát tương tác từ người khác một cách đầy ám ảnh trong vài phút sau đó, rồi tự thúc giục bản thân đi ngủ và không theo dõi nó cho tới khi thức dậy. Nếu tôi thấy được những đánh giá tiêu cực, não bộ tôi sẽ tỉnh như sáo suốt nhiều giờ và ngẫm nghĩ xem những chỉ trích đó có giá trị đến đâu.


Ngài đã “nghiên cứu” như thế nào để sáng tạo nên những lý thuyết trong các SCP của ngài?

Tôi thấy thú vị khi có người giả định rằng tôi có “nghiên cứu” để phục vụ việc viết lách đấy. Tôi có làm thế đâu. Nói chung tôi thường viết về những chủ đề mà tôi đã có hiểu biết sẵn bởi vì tôi vốn có hứng thú với chúng. Vậy nên, đại loại là thế này, khi tôi bắt đầu sáng tạo những lý thuyết về siêu việt học entropy, tôi phải xem lại những kiến thức về phương trình trường Einstein và mối quan hệ không gian – thời gian một chút để có thể cân nhắc xem “dạng chiều thứ ba (a third type of dimension)” có thể nghĩa là gì và chúng sẽ tương tác như thế nào với nhau, nhưng trước đó thì tôi gần như đã xác định được hệ thống đó sẽ hoạt động như thế nào và điều đó nghĩa là gì. Tôi là dạng người xem rất nhiều nội dung mang tính giáo dục trên YouTube – Vsauce, Numberphile, Tom Scott, kiểu như vậy – nên tôi vốn dĩ đã có nhiều hiểu biết về những thứ phức tạp từ khi còn nhỏ rồi. Gần như tôi chẳng phải tìm hiểu thêm chút gì để viết nên mọi thứ trong series ADMONITION cả.

Chủ đề đặc trưng trong các bài viết hiện nay của bạn rất dễ nhận ra. Điều gì đã khiến bạn quyết định lựa chọn con đường này, có phải là do ảnh hưởng từ chuyên ngành của bạn không? Một điều nữa, bạn cảm thấy thế nào khi nội dung bài viết của bạn quá khó tiếp cận và chỉ có một số người thực sự yêu thích nó, so với các tác giả khác lựa chọn những chủ đề đơn giản và truyền thống hơn? Tại sao bạn vẫn dồn nhiều tâm huyết cho nó đến như vậy?

Hình như vừa nãy tôi đã nói những chuyện từa tựa thế này rồi, nhưng nói một cách chính xác thì: hiển nhiên tôi thuộc loại người hết sức kỳ cục và điều đó đã khiến nhiều người không có ấn tượng tốt lắm, nhưng nếu bạn dành thời gian để hiểu được những gì xuất hiện trong đầu tôi, tôi nghĩ chuyện đó sẽ rất hay ho. Những bài viết của tôi cũng vậy, và điều đó chưa bao giờ là cố tình – đó chính là con người tôi và cách mà tôi thể hiện bản thân. Tôi đặt rất nhiều suy nghĩ của bản thân vào mọi tác phẩm nghệ thuật mà tôi tạo ra, vì truyền đạt những ý tưởng đó thông qua giao tiếp bình thường không được dễ dàng/thú vị cho lắm. Những bài viết của tôi đều cố gắng đánh lừa bạn, để bạn cảm nhận được rằng những thứ nhàm chán cũng hết sức thú vị y như trong suy nghĩ của tôi, và điều đó yêu cầu tôi bỏ ra rất nhiều thời gian cũng như công sức.

Ngài đã bao giờ có ý định viết một SCP hài chưa?

SCP-2011-EX chính là tác phẩm hài của tôi! Nhưng nhìn chung thì tôi coi sự hài hước là một công cụ để sử dụng trong những câu chuyện với quy mô lớn hơn, thay vì chất liệu để tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. INSIDE của Bo Burnham chính là một ví dụ tốt cho điều này.

Chào Placeholder! Tôi nhớ rằng khoảng một năm trước mình đã đọc SCP-INTEGER của anh trên đường đi học, và nó đã khiến tôi nổ não. Làm sao anh có thể nghĩ ra một ý tưởng như vậy nhỉ? Và anh có gặp khó khăn gì trong quá trình xin nhận xét trước khi đăng bài không, khi mà ý tưởng của anh giàu tham vọng đến như vậy?

Thực ra thì bản thảo SCP đầu tiên mà tôi từng viết là một bản viết lại của SCP-079. Khi tôi viết bản thảo đó, ở cuối một ghi chú cần có chữ ký của một nghiên cứu viên, nhưng tôi không thể nghĩ ra nổi một cái tên. Vậy nên tôi đã viết "Ts. Placeholder McDoctorate, PhD.", và điều đó khiến tôi buồn cười đến nỗi tôi bắt đầu nghĩ xem một dị thể như thế nào sẽ khiến cho một cái tên như vậy trong vũ trụ SCP trở nên hợp lý. Đó là cách ý tưởng về INTEGER, một dị thể khiến cho những từ ngữ bị biến đổi và đề cập đến chính chúng, và những thứ có liên quan bị “khái quát hóa” thành những ẩn dụ tương ứng, nảy sinh. Và đúng vậy, như tôi đã nói lúc nãy, INTEGER chính là kiểu bài mà sẽ không bao giờ và không thể nào được greenlight trong forum, vậy nên tôi đã phải tìm kiếm và liên lạc trực tiếp với những tác giả khác qua Discord. Họ đã rất tốt bụng khi giúp đỡ tôi cho tới khi bản thảo của tôi có vẻ sẵn sàng để được đăng tải trên wiki.

Anh đã có kế hoạch gì trong tương lai cho các series LOGICIAN và ADMONITION chưa? Và anh có ý định viết thêm Đề xuất 001 nào không?

CÓ và CÓ. Không phải tôi đang tiết lộ trước đâu, nhưng cả ba đều sẽ liên quan đến nhau.


Một vũ trụ có số chiều tường thuật cực cao nhưng có số chiều không gian và/hoặc chiều thời gian cực thấp thì sẽ tương tác với những vũ trụ ngược lại (số chiều tường thuật thấp nhưng số chiều không gian và/hoặc chiều thời gian cực cao) như thế nào? Vị trí của chúng trong narrative ladder (và các thang đo không/thời gian ở dưới) như thế nào? Dựa trên Daumal (trung bình cộng cả 3) hay số chiều tường thuật?

Số chiều tường thuật chỉ đơn giản là cho biết vị trí của bạn trong hệ thống thứ bậc bao gồm nhiều vũ trụ lồng vào nhau, và khả năng kiểm soát hiện thực nơi mình đang tồn tại của bạn lớn đến mức nào so với những hiện thực khác. Trị số này càng thấp, bạn sẽ càng gặp được nhiều hiện tượng dị thường và càng có thể sử dụng chúng để điều khiển vũ trụ của chính mình, tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là những vũ trụ cao hơn có thể điều khiển bạn. Trị số này càng cao, bạn càng có khả năng kiểm soát những vũ trụ phía dưới, nhưng bạn cũng ít điều khiển được vũ trụ của chính mình hơn. Chiều không-thời gian là các cấu hình bên trong mỗi vũ trụ, cho phép những câu chuyện nhất định được kể ra; có những câu chuyện nhất định chỉ có thể diễn ra trong 2 chiều của không gian, hoặc 2 chiều của thời gian, hoặc trong những cấu hình nhất định khác. Vậy nên nếu một vũ trụ có số chiều tường thuật cao được liên kết với một vũ trụ có số chiều tường thuật thấp, nó sẽ chịu trách nhiệm cho thành phần tường thuật của vũ trụ được liên kết với nó. Nếu vũ trụ phía dưới về mặt tường thuật có nhiều chiều không thời gian hơn vũ trụ phía trên, thì tức là những kẻ tưởng tượng của vũ trụ phía trên đang cố gắng tưởng tượng ra một câu chuyện với bối cảnh có nhiều chiều hơn thế giới của chính họ, giống như khi chúng ta sáng tạo ra một câu chuyện trong một bối cảnh có bốn chiều không gian vậy.

Nên là vậy đấy, các vũ trụ hoàn toàn được sắp xếp dựa trên số chiều tường thuật, không phải mức độ phức tạp trung bình về mặt topology (như ý nghĩa của Daumal).


Liệu có khả năng các thực thể tác giả (author-entity) ở Proxyverse được truyền cảm hứng từ mô hình siêu việt học của Placeholder (nhân vật) hay không? Nếu vậy thì có khả năng họ tạo các vũ trụ nằm trong mô phỏng SCP với cấu trúc và cách hoạt động giống với Mô hình Placeholder không? (Ví dụ: vô hạn lớp tường thuật với bản sao của Proxyverse và thế giới thực trong đó, có cả mô phỏng SCP và Tin Quyển/Siêu Quyển/Trí Quyển.) Quá trình này có dẫn đến đệ quy vô hạn không? Các thực thể bản sao sẽ tương tác thế nào với những Kẻ Sáng Tạo - Creators (các thực thể tác giả) của chúng?

Tôi rất thích câu hỏi này. Lưu ý: tôi không thể đưa ra một số thông tin nhất định ở đây vì nó là một phần của những dự án lớn trong tương lai.

Proxyverse là nơi sinh sống của những Kẻ Chỉnh Sửa (Editors), một chủng tộc các thực thể hư cấu được tạo ra bởi hình tượng của những tác giả như chúng tôi trên wiki. Ví dụ nhé, có một thực thể chỉnh sửa tên là djkaktusdjkaktus, là bản sao của tác giả trong thế giới thực tương ứng đằng sau cái tên đó, và thực thể đó là một sinh vật có chủ ý tự coi mình như đang sống trong Proxyverse, một vũ trụ bản sao của SCP Wiki được tạo ra từ quá trình thần thoại hóa SCP của chính cộng đồng chúng ta. Những Kẻ Chỉnh Sửa tự coi chúng là người phục vụ các Tác Giả, những người sống ở góc nhìn cao hơn và tích cực truyền đạt ý định sáng tạo của họ khi đăng tải bài viết trên Wiki. Những Kẻ Chỉnh Sửa hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng cách sắp xếp gọn gàng tất cả những tưởng tượng do Tác Giả gửi đến vào tất cả các dòng thời gian mà chúng ta thấy trong vũ trụ SCP. Vì vậy, họ không thực sự cảm thấy cần phải đưa ra ý tưởng của riêng mình, chính xác là vậy.

Tuy nhiên, ngay cả khi họ cố gắng tưởng tượng ra một chuỗi vũ trụ hoạt động theo cách này, thì mô phỏng vũ trụ SCP cũng được thiết lập một cách rất thông minh sao cho nó sẽ chỉ tạo ra một cốt truyện giả vờ hành động theo cách này khi Tác Giả cần, để họ có thể kể câu chuyện mà họ muốn kể. Điều này cũng đúng với bất kỳ dòng thời gian nào dường như hoạt động xung đột trực tiếp với lý thuyết Placeholder-Ike: chúng giả vờ hoạt động khác đi, chỉ vì lý thuyết Placeholder-Ike cho phép chúng giả vờ để phục vụ cốt truyện. Sẽ không có đệ quy thực sự, chỉ có vẻ giống như là đệ quy thôi, nếu đó là câu chuyện mà một người tưởng tượng muốn kể.


Có phải SCP-3125 trong "There Is No Antimemetics Division" bị Wild Light đánh bại do nó đã phát triển lớn hơn Trí Quyển của vũ trụ nó (điều trái với lẽ thường)?

Tôi cảm thấy khá tội lỗi khi trả lời câu này thay qntm đấy, lol. Một số thông tin trong câu trả lời này sẽ dựa trên những điều anh ấy đã nói:

Wild Light là một công trình mang tính lý tưởng được xây dựng từ việc lý tưởng hóa các phần "tốt" của Tổ Chức thành một khái niệm. Siêu cốt truyện (metanarrative) của vũ trụ SCP là ý tưởng rằng Sự Sống (SCP-5000) là nhân vật chính trong nhiệm vụ tìm hiểu những điều chưa biết (vì bất cứ điều gì chưa biết đều là dị thường và bất kỳ điều gì dị thường chỉ là khoa học chưa được hiểu rõ). Các đối thủ của nhiệm vụ này là những Hằng Số (Constants), các thuật toán đa vũ trụ xác định các ý tưởng và yếu tố tường thuật lớn cho tất cả các dòng thời gian, và chúng biểu hiện như những sinh vật rùng rợn dị thường nhất, ít được hiểu rõ nhất và có thể coi là mấy tên xấu xa của vũ trụ SCP. Vũ trụ SCP được xây dựng có chủ đích theo cách mà Sự Sống có khuynh hướng chiếm ưu thế trong nhiệm vụ của nó.

Vậy tại sao Wild Light đánh bại được 3125? Bởi vì nó đẩy nhanh khái niệm của Tổ Chức/Sự Sống vượt ra ngoài khả năng lý tưởng hóa của bộ não người bình thường (sử dụng cơ thể khổng lồ đã được sửa đổi của Hughes) và cho phép phiên bản Hằng Số Hỗn Mang (Constant of Chaos) được hiểu rõ – chúng ta biết được điều này khi Marion nói cô ấy bắt đầu hiểu rõ 3125, một quả cầu hỗn độn của hư vô gấp lại trên chính nó, không có cấu trúc cốt lõi, không có ý tưởng cốt lõi, chỉ là sự ngẫu nhiên, la hét và đau khổ. Và khi nó được hiểu rõ, sự ngẫu nhiên đó không còn đáng sợ nữa, và không còn sở hữu bất kỳ sức mạnh nào của nó như một ý tưởng. Cấu trúc Tổ Chức/Wheeler/Bảo Vệ làm cho điều chưa biết được biết đến, và đó là cấu trúc tường thuật cơ bản của vũ trụ SCP.


Có phải sau khi đánh bại 3125-avatar, Marion Wheeler/Wild Light đã trở thành một "Hằng Số" giống như 682 trong SCP-6820-A?

Không. Khá bất khả thi 'để trở thành một Hằng Số' mà không cần thiết kế lại hoàn toàn toàn bộ mô phỏng trong vũ trụ SCP. Chúng được mã hóa cứng, và có chính xác mười ba Hằng Số.

Có phải một thực thể khái niệm (essophysical embodiment) của khái niệm X sẽ bao quát mọi đặc tính liên quan/gắn liền với khái niệm đó ngay cả khi những đặc tính đó không nằm trong Trí Quyển, tương tự với "những cái bóng không hoàn thiện" của thực tại vật lý? Có phải vậy nghĩa là chỉ cần một khái niệm có thể lấp trong Trí Quyển thì những "những cái bóng" của nó sẽ có mọi đặc tính, dù trong hay ngoài Trí Quyển? Có phải thực tại vật lý chứa đựng mọi “cái bóng” của bất cứ khái niệm nào bên trong Tin Quyển hay không? Những khái niệm đó có bao gồm những nghịch lý như “Trí Quyển”, “Lý Thuyết về Hình Thức” (World of Forms)”, “Lý thuyết Placeholder-Ike” hay thậm chí là những suy nghĩ vặt vãnh và ngẫu nhiên nhất trong tâm trí chúng ta hay không? Tại sao những điều đó lại liên quan tới việc Trí Quyển là tập hợp mọi quan hệ nhân quả và là nền tảng của các chiều thời gian?

Trong vũ trụ SCP, 50% trong số mọi sự kiện/hiện thực được tạo ra bởi ý định tường thuật (narrative intent). 50% còn lại, chính là thực tại vật lý/nhân quả mà các thực thể có trí khôn bên trong vũ trụ SCP có thể trải nghiệm, được tạo ra bởi nhận thức đồng thuận; những điều diễn ra chính là thực tại được tạo nên bằng nhận định xã hội từ những gì con người nói chung nghĩ rằng sẽ xảy ra. Khi phần lớn mọi người trong vũ trụ SCP nghĩ rằng những điều kì diệu và dị thường tồn tại, chúng sẽ rất phổ biến. Khi Tổ Chức bắt đầu tác động khiến cho ma thuật và phép màu dần biến mất ở quy mô lớn, Tất Yếu sẽ xảy ra.

Vậy nên một thực thể khái niệm sẽ không có những tính chất mà con người không thể nhận thức được, bởi vì thực thể đó được xây dựng từ nhận thức ở cấp độ bằng với con người. Ngoài ra, theo như một ý tưởng đã được thừa nhận trong 6820, Trí Quyển thực chất chính là Thế Giới của Những Hình Thức Thần Thánh (World of Divine Forms) của Plato. Thế giới vật lý chứa đựng cái bóng của mọi tồn tại như vậy, nhưng mọi khái niệm đã thoát khỏi nhận thức chung của con người sẽ không thể xuất hiện trong thế giới vật lý theo cách mà con người có thể cảm nhận được.

Siêu Quyển thực chất có liên quan nhiều hơn đến những mối quan hệ nhân quả — tôi xin lỗi nếu như đã khiến các bạn hiểu nhầm về khía cạnh này, vì tôi đang tinh chỉnh lý thuyết này dần dần. Siêu Quyển là tập hợp của mọi câu chuyện mà con người có thể nghĩ ra trong một cốt truyện nào đó, và về mặt chức năng, nó chính là Cấu trúc Alpha/Chiều Tường Thuật của cốt truyện ấy. Một câu chuyện chỉ là một tập hợp những sự kiện có mối quan hệ nhân quả, vậy nên Siêu Quyển kiểu như định nghĩa rằng nhân quả cần phải 'vận hành' thế nào trong một dòng thời gian nhất định. Trí Quyển, ngược lại, chính là 'môi trường thời gian chạy hoạt động (active runtime environment)' nói về cách mà một bước của một quá trình giả lập nối tiếp bước trước đó, nghĩa là những điều mà con người nghĩ là đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra, đối lập với những điều có khả năng xảy ra. Theo cách đó, Trí Quyển định nghĩa những giới hạn trong nhận thức tập thể của con người. Những khuôn mẫu nhất định đã được cài cắm vào nhận thức về những điều đã xảy ra và sẽ xảy ra – Hình Thức của một cái bàn là một ý niệm được tạo thành từ mọi cái bàn mà con người đã từng biết đến hay sẽ còn biết đến.


Năng lượng tường thuật, Năng lượng-H và hạt Imaginon là gì? Có phải cả 3 được chuyển xuống từ tầng góc nhìn trên xuống tầng góc nhìn dưới hay chỉ có năng lượng-H và Imaginon thôi? Jack Ike từng bảo với tôi là Năng lượng-H với Năng lượng tường thuật là khác nhau vì năng lượng tường thuật sẽ được giải phóng ở cái kết của cuối câu chuyện, vậy có phải năng lượng-H là thứ tạo nên chi tiết của thế giới truyện còn năng lượng tường thuật là thứ tạo nên chi tiết của cốt truyện?

"Năng lượng tường thuật" là một hình thức năng lượng có thể tồn tại trong vũ trụ, giống như cách mà năng lượng điện, hấp dẫn, nhiệt năng, v.v tồn tại. Năng lượng tường thuật về cơ bản là thước đo mức độ chú ý của những kẻ tưởng tượng ở góc nhìn cao hơn đến một phần nào đó của vũ trụ với góc nhìn thấp hơn. Trong một khu vực có nhiều năng lượng tường thuật, các tác giả sẽ chú ý nhiều hơn đến khu vực đó; nếu khu vực đó tiếp tục hoạt động theo cách tự thuật thú vị, nó sẽ tạo ra nhiều sự chú ý hơn và do đó năng lượng tường thuật nhiều hơn, và nếu cốt truyện ở khu vực đó trở nên không thú vị nữa, tác giả sẽ mất hứng thú và khu vực đó sẽ mất đi năng lượng tường thuật. Giống như bất kỳ dạng năng lượng nào khác, năng lượng tường thuật hoạt động theo entropy – trung bình, nó phân tán khắp vũ trụ SCP khi phát triển để hình thành các cốt truyện và lĩnh vực viết. Các nhân vật có nhiều năng lượng trần thuật có nhiều khả năng làm được nhiều điều viển vông hơn, bởi vì các tác giả chú ý đến họ sẽ viết họ theo cách đó. Các nhân vật có năng lượng tường thuật thấp có nhiều khả năng rơi vào trope và rập khuôn vì tác giả không chú ý nhiều đến họ. Năng lượng tường thuật trong vũ trụ là một hệ thống khép kín, và thường không thể được tạo ra/phá hủy/chuyển giao đến các cõi giới khác.

Ý tưởng của tôi là Imaginon là hạt cơ bản của tương tác vật lý, và có thể được chuyển theo cả hai hướng; trích từ SCP-5875:

"Khi một cá nhân hình dung về một viễn cảnh không có thật, một gói thông tin đại diện cho viễn cảnh đó sẽ phóng ra khỏi vũ trụ của họ và đi xuống […] trước khi tự gắn nó vào một vũ trụ non trẻ với hàm lượng thông tin thấp, mang lại viễn cảnh tưởng tượng trong vũ trụ đó. Ngoài ra, vũ trụ cũng có thể phát ra thông tin hướng lên trên, mà một cá nhân trong vũ trụ cao hơn đó về mặt siêu việt học có thể nhận được như một ý tưởng cho một viễn cảnh hay câu chuyện giả định. Cơ chế siêu việt là sự tác động lẫn nhau của thông tin di chuyển theo cả hai hướng, một chu kỳ của người tạo ra các sự kiện trong vũ trụ và được truyền cảm hứng từ vũ trụ đó…."

Jack Ike đã chính thức hóa việc ý tưởng về "gói thông tin" này không được tạo ra từ các hạt Imaginon, mà thay vào đó được cấu tạo từ năng lượng H, trong đó mỗi vũ trụ có một nguồn cung cấp hữu hạn được hút từ các tầng cao hơn thông qua truyền cảm hứng hai chiều. Về cơ bản, năng lượng H kết hợp để tạo nên Universal Narrative của một vũ trụ tưởng tượng, và hoạt động theo phương thức entropy thay vì 'được tạo ra thông qua trí tưởng tượng' như Placeholder (nhân vật) đặt ra với các hạt Imaginon.


McDoctorate đã làm gì với SCP-5999 trong SCP-6500 để có thể đưa Ibanez và McDoctorate trở lại từ Nevermeant về với mạch truyện gốc?

Tôi không viết phần đó. Theo lời của HarryBlank thì: "Về cơ bản, anh ta đã nhấn nút kích hoạt 5999, đột ngột kết thúc câu chuyện."

Liệu SCP-2614, SCP-3143, SCP-4028, SCP-5500, phòng ban của giám đốc Menard và Giám đốc Pnagiotolous có tồn tại trong mô hình Placeholder-Ike chứ?

Mọi thứ đã từng xảy ra trên SCP Wiki đều xảy ra trong một số dòng thời gian trong vũ trụ SCP, theo lý thuyết Place-Ike. Tuy nhiên, như tôi đã nói từ trước, bất kỳ phiên bản nào khác về cách siêu việt học hoạt động chỉ có vẻ là đúng, nhưng trên thực tế được phép xuất hiện theo cách này theo lý thuyết Placeholder-Ike.

Con người có thể điều khiển thực tại của họ qua "nhận thức đồng thuận/Nghĩa Quyển" ở mức độ của các tác giả (giống như cách mô hình Kaktus nằm trong 1 vũ trụ do nhận thức của các cá thể) hay không? Ngoài con người ra thì những tạo vật có trí khôn khác có thể làm điều tương tự hay không? Hay vì họ không chia sẻ cùng Nghĩa Quyển với con người nên điều đó là không thể?

Thao túng ngữ nghĩa rất phức tạp. Để làm được điều đó, bạn cần có khả năng quan sát và hiểu được giới hạn của con người trong việc trải nghiệm/hợp lý hóa hiện thực, để rồi tìm ra cách biến đổi nó. Việc hiểu rõ những giới hạn về hiểu biết của mình bằng cách sử dụng tâm trí của bản thân gần như là bất khả thi, và trí óc bạn chứa đầy những cơ chế đề phòng nhằm phủ nhận những khiếm khuyết hay sự thiếu chính xác của nó. Đó là lý do Phòng ban Siêu Thực sử dụng Agnostics/loại bỏ tuyến tùng của con người, hay nói cách khác, loại bỏ cái tôi của con người.

Ngoài ra, hệ thống truyền tải thông tin về hiện thực bao gồm Tin Quyển-Siêu Quyển-Nghĩa Quyển-Trí Quyển KHÔNG PHẢI là một hệ thống tự nhiên – hệ thống này được những Kẻ Chỉnh Sửa thiết kế chuyên biệt với mục đích quản lý vũ trụ SCP, và chỉ có thể được áp dụng với vũ trụ SCP mà thôi. Vì vậy, các Tác Giả không hẳn là có một Nghĩa Quyển nếu xét theo nghĩa đó, và thực tại vật lý của họ cũng không hẳn là được kiến tạo từ nhận định xã hội theo cách đó.


Vũ Trụ Nền Tảng (Universe Prime) chỉ là cấu trúc vô hạn không gian về góc nhìn, hay cả về chiều không/thời gian? Hay nó hoàn toàn nằm ngoài định nghĩa của những khái niệm này đến mức lý thuyết trên không thể áp dụng được?

Ike có thể sẽ không đồng tình với tôi về việc này, nhưng tôi nghĩ rằng Vũ Trụ Nền Tảng không có chiều nào cả. Nó là vũ trụ thực hoàn toàn duy nhất, và dù vậy, chẳng có chuyện gì thực sự đã xảy ra bên trong nó. Nó là một ý thức khổng lồ vô hạn đã tưởng tượng và kiến tạo nên toàn bộ hệ thống cấp bậc các tầng góc nhìn, và Toàn Bộ (the Everything) đều nằm trong tâm trí của nó.

Liệu ngài có thể giới thiệu một cái gì đó cao siêu khủng bố kinh khủng khiếp về các dự án tương lai trong lý thuyết siêu việt học sắp tới mà ngài và Jack Ike cùng vài người khác đang xây dựng và triển khai được không? Tiện thể bao giờ tập 4 của series Admonition sẽ được ra mắt? Tôi thực sự đang rất mong chờ nó. Và chuyện gì đã xảy ra với SCP-6747-A3? Tôi cũng đã đọc 2 bản thảo của Ike và ngài, và tôi thắc mắc rằng nếu như những tư liệu đó sẽ được sử dụng cho lý thuyết Siêu việt học của cả 2 người, thì điều gì sẽ xuất hiện trong tương lai, hoặc thứ gì hơn cả thứ trên cùng của mọi góc nhìn là Vũ Trụ Nền Tảng không? Kiểu, chúa của chúa, có lẽ thế?

Hố đen là những cánh cổng dẫn đến các lớp tường thuật ở chiều thấp hơn, và hố trắng là cánh cổng dẫn đến các lớp tường thuật ở chiều cao hơn. Hãy thử nghĩ xem điều đó có ý nghĩa gì trong bối cảnh của Archetypicals nhé :)

ADMONITION IV có thể sẽ được đăng tải trong tháng Năm, nhưng tôi không chắc đâu.

Tổ Chức trong vũ trụ ADMONITION đã gây ảnh hưởng đến SCP-6747-A3, làm cho nó đủ hài hước để những Tác Giả bên trên vũ trụ SCP chú ý đến nó, dẫn tới việc nó trải qua quá trình Thăng Cấp Tường Thuật (Narrative Promotion) và tới được lớp tường thuật thứ 2. Nó không còn được liên kết siêu việt học với cốt truyện của ADMONITION, mà thay vào đó, nó trở thành vũ trụ lolFoundation mà chúng ta đều biết rõ. Họ đã giả định rằng vị trí cao hơn về narrative dimensional sẽ khiến cho Anafabula tan biến, bởi nó chỉ hình thành và phát triển vì 6747-A3 vốn dĩ có narrative dimension thấp một cách dị thường. Dù vậy, có vẻ như Anafabula vẫn còn tồn tại và hiện đang là một vấn đề của những Kẻ Chỉnh Sửa bên trong Proxyverse (đó là lý do bạn có thể thấy một tên người dùng SCP Wiki ở cuối bài viết). Điều đó có nghĩa là những Kẻ Chỉnh Sửa đã phải tạo ra một cốt truyện cho phép họ cắt bỏ Hằng số Anafabula bằng cách khiến nó “được biết đến” nhiều hơn – cốt truyện đó chính là bài viết "SCP-2747".

Sẽ không bao giờ có thứ gì vượt lên trên Vũ Trụ Nền Tảng. Điều đó đi ngược với tinh thần mà chúng ta đang theo đuổi và gây ra cho chúng ta những vấn đề lớn.

Tôi rất trân trọng tinh thần của các bạn đằng sau những câu hỏi này, và trả lời chúng là một việc rất thú vị. Hy vọng rằng tôi đã truyền cảm hứng để các bạn tự tin hơn trong việc biểu đạt những ý tưởng kì cục của mình – đừng bất cẩn, nhưng cũng đừng kìm nén bản thân. Tôi là Placeholder McD, và rất vui lòng được trò chuyện cùng các bạn.


Cảm ơn bạn vì đã đón đọc Tin Báo SCP-VN!


Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License