TÌNH YÊU LÝ TÍNH, SUY NGHĨ HIỆN ĐẠI CHO NGƯỜI HIỆN ĐẠI

:root {
    --posX: calc(50% - 358px - 12rem);
    --fnTransition: 0.3s;
    --fnLinger: 0.15s;
    --fnInteract: calc(var(--fnTransition) + var(--fnLinger));
}
 
/*--- Footnote Auto-counter --*/
#main-content {
    counter-reset: megacount;
}
 
/*--- Footnote Superscript Number --*/
.fnnum {
    display: inline-block;
    width: max-content;
    text-indent: -0.475ex;
    vertical-align: super;
    line-height: 80%;
    word-break: initial;
    text-decoration: none;
    font-weight: bold;
    font-style: initial;
    color: transparent;
    position: relative;
    font-size: 80%;
    padding: .15em .05em;
    margin-right: -0.25em;
    counter-increment: megacount;
    -webkit-user-select: none;
    user-select: none;
}
.fnnum::after {
    content: "" counter(megacount);
    color: var(--fnColor, #E6283C);
}
.fnnum:hover {
    text-decoration: none;
    cursor: pointer;
    background-color: var(--fnColor, #E6283C);
}
.fnnum:hover::after { color: white; }
 
/*--- Footnote Content Wrapper --*/
.fncon {
    position: absolute;
    right: calc(var(--posX) + 80px);
    line-height: 1.25;
    padding: 0.8125rem;
    width: 12.5rem;
    box-sizing: border-box;
    background: white;
    border: .125rem solid black;
    font-size: .9125rem;
    font-weight: initial;
    font-style: normal;
    text-align: initial;
    visibility: hidden;
    opacity: 0;
    z-index: 9;
    transition:
        opacity 0.15s linear var(--fnLinger),
        right var(--fnTransition) cubic-bezier(.08,.72,.5,.94) var(--fnLinger),
        visibility 0.01s linear var(--fnInteract);
}
.fnnum:hover + .fncon, .fncon:hover {
    opacity: 1;
    z-index: 10;
    right: var(--posX);
    visibility: visible;
    transition:
        opacity 0.15s linear,
        right var(--fnTransition) cubic-bezier(.08,.72,.5,.94);
}
 
.fncon::before {
    position: absolute;
    top: 0; left: 0;
    transform: translateX(-52%) translateY(-55%) scale(1.15);
    background-color: var(--fnColor, #E6283C);
    color: white;
    content: counter(megacount);
    font-size: initial;
    font-weight: bold;
    font-style: initial;
    padding: 0.18rem 0.32em 0.08rem;
}
 
/*--- Mobile Query --*/
@media only screen and (max-width: 1279px) {
    .fncon {
        position: fixed;
        bottom: 1.5rem;
        left: calc(15% - 50px);
        width: 70%;
        transition:
            opacity 0.15s linear var(--fnLinger),
            left var(--fnTransition) cubic-bezier(.08,.72,.5,.94) var(--fnLinger),
            visibility 0.01s linear var(--fnInteract);
    }
    .fnnum:hover + .fncon, .fncon:hover {
        left: 15%;
        transition:
            opacity 0.15s linear,
            left var(--fnTransition) cubic-bezier(.08,.72,.5,.94);
    }
}
đánh giá: +16+x

GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO MỌI MỐI TÌNH


Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với lý thuyết tình yêu của Robert Sternberg, John Lee,… hoặc không, không sao cả, điều đó không quan trọng. Điều tôi muốn nhấn mạnh ngay lúc này là: Loài người vẫn luôn hy vọng dùng lý lẽ để giải thích cho thứ gọi là tình yêu dù cho nó có bất minh, vô lối và dị thường đến thế nào chăng nữa (Có lẽ tôi nên hạn chế từ “dị thường”). Và tôi cũng như rất nhiều cộng sự khác đều có niềm tin rằng điều đó không phải là bất khả.

Các bạn có thể xem nghiên cứu của tôi là một nguồn tham khảo, một bước nối tiếp chuỗi những nỗ lực của nhân loại hay chỉ là suy nghĩ điên rồ của một nhà bác học độc thân vui tính, tùy bạn thôi, nhưng tôi sẽ rất cảm kích nếu bạn xem nó là một nghiên cứu mang tính đột phá, một bước chuyển lớn trong tư duy logic và một cột mốc đáng chú ý trong thời đại công nghệ ngày nay.

Tôi bắt đầu nghiên cứu này với mong muốn được phát triển một công cụ cho phép mỗi người trong chúng ta có khả năng dự đoán, điều hướng cũng như phòng ngừa những khiếm khuyết trong một mối quan hệ và thông qua đó cải thiện những hạn chế của bản thân. Nếu các bạn phải ở nhà trong ngày Lễ Tình Nhân, đừng quên áp dụng nó để thay đổi cục diện cho năm sau.

Để bắt đầu, mọi người phải biết rằng tôi có niềm tin mãnh liệt vào việc khái quát mọi thứ dưới bản chất toán học, một lăng kính đơn giản nhưng toàn diện và ẩn chứa những bí ẩn thú vị. Từ góc độ này, một đại lượng bị khống chế bởi các biến số phải được chọn để đại diện (hoặc đổ lỗi) cho tính ổn định của một mối quan hệ yêu đương. Lựa chọn tối ưu nhất là xây dựng một hàm số mà qua đồ thị của nó, chúng ta đánh giá được mức độ hiện tại của một mối quan hệ và dự đoán nó sẽ đi đến đâu. Nhưng tôi không nghĩ một phương pháp mang tính trực quan với những cá nhân có chuyên môn về toán học sẽ dễ dàng tiếp cận với công chúng. Do đó, nhằm giản lược các phân tích, chỉ cần tính toán giá trị tại một thời điểm là đủ.

Tất cả mọi thứ đều cần một cái tên, ngoại trừ ████, hãy gọi đại lượng của chúng ta là H (trong Hạnh Phúc, tôi đoán thế). Giờ là lúc chúng ta xác định các biến số và đặt chúng vào công thức.


Tôi đã bắt đầu nghiên cứu này từ hàng chục năm trước và khi ấy, thứ đầu tiên mà tôi nghĩ tới là điều kiện tiên quyết để một mối quan hệ có thể xảy ra và tiếp tục, giống như bất cứ một quá trình vật lý hay hóa học nào khác. Tôi đã nghĩ tới vô số yếu tố, một vài trong số chúng khá hợp lý tại mọi thời điểm trong lịch sử, như: kinh tế, học thức, tuổi tác, văn hóa, tôn giáo,… Nhưng vấn đề là, chúng chỉ ảnh hưởng một phần nào đó. Trong một số bản nháp cũ, tôi nhớ mình đã rất kiên định với một biến số mà đến bây giờ nhìn lại, tôi vẫn không thể tin bản thân đã xét đến chuyện tình của Romeo và Juliet mà lại bỏ qua Achilles và Patroclus.

Đúng thế, biến s cho giới tính sinh học của mỗi cá nhân, bằng 1 nếu bạn là nam và -1 nếu bạn là nữ. Tích s1s2 quyết định dấu của biểu thức, nếu H < 0 thì mối quan hệ có khả năng xảy ra và ngược lại.

Tất nhiên, chúng ta đều biết nó không đúng tí nào và rất may là tôi đã nhận ra kịp lúc, thậm chí trong thế kỷ này, không gì, không gì và không gì có thể ngăn cản hai người đến với nhau. Nhưng thay vì nhấn nút xóa, hãy đặt một trị tuyệt đối bên ngoài biến số của chúng ta và để nó tiếp tục tồn tại như một chứng nhân lịch sử, |s1s2|.


Giờ thì lấy một dấu ngoặc lớn và bắt đầu với những biến số có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mối tình của chúng ta nào.

Tôi nghĩ sẽ không nhiều người phản đối nếu tôi nói rằng một người bắt buộc phải biết người kia trông như thế nào thì mối quan hệ của họ mới được coi là tồn tại. Như Elsa đã bảo: “Em không thể cưới một người mình vừa mới gặp” nhưng Anna bảo: “Có, em có thể”, đó là vì họ đã gặp nhau ít nhất một lần. Nhưng xét trong thời đại công nghệ, hiển nhiên là chúng ta có thể du di cho những cặp đôi yêu xa chỉ có thể gặp nhau qua gọi điện video. Và tất cả những điều đó dẫn chúng ta đến với $\nu$, tần số gặp mặt, được xác định bằng số lần hai người bắt đầu một cuộc gặp gỡ trong một đơn vị thời gian.
Ví dụ: Bạn ghé qua nhà bạn gái để chở cô ấy đi ăn sáng vào 9 giờ và gọi video chúc ngủ ngon vào 10 giờ mỗi ngày, $\nu$ của bạn là 2 lần/ngày, nhớ rõ đơn vị vì nó sẽ quan trọng khi chúng ta đến với người anh em của nó, biến t.

Lần này, tôi xin thể hiện lòng thành kính với một trong những khái niệm quan trọng nhất của nhân loại, thời gian. Không phải thời gian tổng của mối quan hệ, chúng ta đều biết nó chẳng nói lên được điều gì, ngày nay chúng ta cần thận trọng khi sử dụng từ “mãi mãi” hay “trọn đời” là vì thế. t chỉ quảng thời gian hai người nói chuyện, nhìn vào mắt nhau (hay bất cứ hình thức duy trí cuộc đối thoại nào khác), với đơn vị tương ứng với đơn vị bạn đã sử dụng cho tần số.

Nghe có vẻ mâu thuẫn khi tôi vừa mới bác bỏ ý nghĩa của thời gian tổng, nhưng tôi phải thú nhận rằng thời gian, trong bất cứ phạm vi nào, luôn có ảnh hưởng tích cực lên mối quan hệ tỉ lệ thuận với độ lớn của nó. Tất nhiên số lần cũng thế.

Theo quy ước, chúng ta lại có tích của $\nu$t, chính là $\nu{t}$.


Có vẻ chúng ta đã có một khởi đầu khá thuận lợi cho đến thời điểm hiện tại, nhưng bây giờ mới là lúc khó khăn đây. Tôi đã tốn hàng năm trời dậm chân tại chỗ chỉ vì không có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà bản chất của chúng là của chung hai người. Tôi từng nghĩ đến số lần quan hệ nhưng biến số này mang lại sự bất công kinh khủng cho những người thuộc phổ Vô tính. Cuối cùng, tôi đặt mối quan hệ của chúng ta vào một bối cảnh nhất định, ý tôi là xã hội loài người, điều này đồng nghĩa với việc công thức sau cùng sẽ không thể được dùng bởi người sao Hỏa, người thuộc bộ tộc rừng Amazon và Hikikomori (google nó đi).

Trong phần này tôi sẽ lần lượt đề xuất f là số bạn chung của hai người (bạn thật, không tính Facebook) và c là mối tương quan trong lựa chọn sự nghiệp của họ. Trong khi f khá dễ xác định, c lại tương đối mới mẻ nếu các bạn chưa đọc qua nghiên cứu gần đây của tôi. Để đơn giản hóa mọi thứ, hãy đến với những ví dụ sau đây:

- Hai bạn làm cùng một nghề nghiệp, c bằng 1, không phải bàn cãi.

- Khác nghề nhưng chung ngành, như bác sĩ và y tá, c bằng 2.

- Hai ngành nghề không liên quan đến nhau nhưng có tương tác trực tiếp, ví dụ bác sĩ và đầu bếp nhà ăn bệnh viện, c bằng 3.

- Nếu ngành nghề của hai bạn không liên quan và phải rất khó khăn bạn mới có thể giải thích cho nhau hiểu mình đang làm gì, rất tiếc c bằng 4.

- Trong một số trường hợp hi hữu như bạn là nhân sự của một tổ chức hoạt động bí mật có mục tiêu bảo vệ sự an toàn của nhân loại nên cần phải che giấu danh tính thật của mình, có thể chọn c bằng 5.

Đến lúc này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra giá trị của c càng lớn thì cuộc tình càng bất lợi, do đó, công thức của chúng ta xuất hiện mẫu số đầu tiên, cùng với $\nu$, t, f ở tử số.


Tôi từng yêu xa một lần và nó thật sự là một quãng thời gian khó khăn. Sau lần đó, tôi nghiêm túc cân nhắc đưa khoảng cách vào như một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến một mối quan hệ và không có gì dễ dàng hơn việc kế thừa lối tư duy của Newton trong thuyết vạn vật hấp dẫn của ông ấy. Rất cần phải tinh chỉnh lại một chút vì nhà cửa không có chân nhưng bạn thì có, một số người có thói quen định cư lâu dài tại một địa điểm, có những người lại chẳng thể gắn bó lâu dài với nơi nào quá một năm. Để đảm bảo sự khách quan, hãy lấy r là khoảng cách xa nhất mà hai người phải vượt qua để gặp nhau tại thời điểm hiện tại, tính theo km (đừng thắc mắc), sau đó bình phương. Nếu tình huống khó xác định, hãy xem những ví dụ sau đây:

- Nếu anh ấy đã đi công tác ở Nga trong suốt 10 năm nhưng đã trở về bên bạn được một tháng, r lúc này bằng 5.10-3 km.

- Anh ấy ở nhà bạn cả ngày nhưng phải về nhà vào lúc 10 giờ tối, r vẫn bằng 10 km.

Và có lẽ bạn vẫn còn nhớ trong định luật hấp dẫn, r2 được đặt dưới mẫu, chúng ta cũng làm tương tự. Lưu ý, nếu người yêu của bạn sống ở sao Thiên Vương hay tồn tại trong một chiều không gian khác, bạn sẽ cần quy đổi giá trị sao cho phù hợp, Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia nếu cần thiết.


Tôi phải thú nhận một sự thật rằng đây là một nghiên cứu không hoàn hảo, trên thực tế, nó đã vấp phải kha khá sự phản đối vì cố định bản chất khó lường của tâm trí con người vào một phương trình toán học tuyến tính, nhưng tôi tin đây là một vấn đề không thể bị coi nhẹ và đánh giá một cách hời hợt. Mặc dù sử dụng nhiều biến số khác nhau, nhưng chung quy thì tính đúng đắn của nghiên cứu vẫn được xác minh bằng phương pháp thống kê. Trong nhiều năm trời tôi không chỉ phải đối mặt với các khó khăn khi suy diễn ra các yếu tố, mà còn không biết bao lần tôi phải tự tay xóa bổ toàn bộ quá trình và bắt đầu lại với một bộ ẩn mới. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa số các trường hợp là vì sự thiếu chuyên nghiệp và tính chủ quan đã ảnh hưởng một cách thầm lặng, ví như việc vội vàng gán ghép các yếu tố văn hóa, chính trị, tôn giáo và nhiều thứ siêu hình tương tự vào công thức, cứ mỗi lần tôi chắc mẩm bản thảo đã sẵn sàng để công bố, lại có một trường hợp đặc biệt xuất hiện và làm tôi vỡ mộng. Tôi không chối bỏ việc mình đã cảm thấy sốc và cố gắng chối bỏ, thậm chí có những lời nói xúc phạm và mỉa mai, tôi sẽ không biện minh cho sự thiếu kiến thức của bản thân bằng cách nói rằng đó là phản ứng tự nhiên của con người trước những điều mới lạ.

Một khó khăn khác lớn không kém là tính minh bạch của kết quả thống kê, nền mống cho toàn bộ nghiên cứu này. Thật khó để nhận biết một người có thành thật không về tình trạng yêu đương của họ, có vô số người phân vân có nên chia sẻ suy nghĩ của bản thân không và số còn lại lại hoàn toàn không hiểu bản thân mình đang nghĩ gì. Các yếu tố ngoại hình, tính cách hay độ tuổi cũng không xuất hiện trong nghiên cứu này là vì thế, khi bất cứ ai nghe một người nói họ đang yêu, phản ứng của họ lại phụ thuộc vào góc nhìn, quan điểm và trình độ học vấn, một Phật tử sẽ hoan hỉ trong khi một người đàn ông gia trưởng sẽ nhìn bạn bằng nửa con mắt với diếu thuốc phì phèo trên môi.
Tôi đã không thể vượt qua được rào cản nhận thức của bản thân về những vấn đề trên và kết quả là, bùm, chúng ta đã có công thức cuối cùng để có thể giải quyết toàn bộ vấn đề trong chuyện tình cảm, hoặc gần như toàn bộ vấn đề, hãy nhìn lại chặng đường vừa qua nào

(1)
\begin{align} H = |s_{1}s_{2}|(\frac{\nu{tf}}{cr^2}) \end{align}

Giá trị nói trên sẽ cho biết tình trạng hiện tại của một mối quan hệ dao động trong khoảng không quá 1 tuần, vì tôi tin đó là thời gian tối thiểu để con người hoàn toàn thay đổi. Nếu H của bạn cao, xin chúc mừng, bạn đang tiến đến một tương lai đầy hoa hồng nở rộ, hay nấm mồ của tình yêu, tùy quan điểm của bạn, còn nếu H của bạn thấp, nghĩa là mối quan hệ của bạn đang bế tắc, hoặc bạn sắp được giải thoát, một lần nữa đó là tùy quan điểm của bạn.

Và cuối cùng, vì không có thang đo chuẩn cho giá trị H, cách tốt nhất để nhận định đúng kết quả là so sánh nó với những người khác, nhưng hãy chắc rằng bạn hiểu thật rõ tình trạng của người mà bạn so sánh cùng. Chúc một Lễ Tình Nhân vui vẻ, thưa quý vị.


Ts. Misha, Ho Chi Minh, 2022

Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License